Hôm nay,  

Đôi mắt người xưa

06/07/201918:02:00(Xem: 3871)

Hồ Thanh Nhã

 

 

                Đôi mắt người xưa

 

Đôi mắt nầy từng gặp đâu đây?

Bàn kia..ai lén ngó bên nầy

Đồng hương sum hợp mừng Xuân mới

Đất khách còn vui một bữa nầy

 

Em có phải là em năm xưa?

Nắng vui màu áo lụa sang mùa

Là em…mau quá đôi hàng lệ

Dưới mái trường xưa lúc cợt đùa

 

Em có phải người xưa Bến Tre?

Trong xanh màu mắt dáng Thu về

Đùa chi cơn gió vô duyên quá

Để tóc vương đầy mấy lá me

 

Mới quen anh cũng tập làm thơ

Ôm hết trăng sao dệt mộng hờ

Thì ra anh đã hư từ nhỏ

Cho đến ngàn sau vẫn dại khờ

 

Mùa Xuân về trên sông Hàm Luông

Nắng không đủ sáng cả khu vườn

Long lanh đôi mắt nhìn trong tối

Chỉ rõ lòng anh một nẻo đường

 

Mùa Hạ về sương đọng lá sen

Là em son phấn đủ làm duyên

Là em trinh bạch từ đôi guốc

Lòng ấm qua từng đợt gió lên

 

Mùa Thu về trên hàng me xanh

Thương em áo lụa màu thiên thanh

Điểm trăm cánh nhỏ hoa hàm tiếu

Khéo một đường may sợi chỉ mành

 

Mùa Đông về trên cành sê ri

Đỏ tươi chùm trái…ước mơ gì?

Cánh thư thay một lời tâm sự

Lặng lẽ bên đời nỗi biệt ly

 

Ba mươi năm mỏi cánh làm chim

Vẫn như ngày ấy vẫn đi tìm

Tóc xanh một thuở bồng trong gió

Nay muối trên đầu…điểm điểm thêm

 

Tìm đâu ra đôi mắt người xưa?

Lắm khi chợt nhớ lúc giao mùa

Nửa đêm thức giấc làm tan mộng

Thì cứ coi là gió thoảng đưa

 

Có phải là em buổi gặp nầy?

Chân trời xa một cánh chim bay

Trông quen mà tưởng chừng xa lạ

Cách biệt nhau bằng…một với tay

 

                 Hồ Thanh Nhã

 

 

 

Sông Hàm Luông và Tỉnh Bến Tre.

 

Hàm Luông là con sông lớn chảy trọn vẹn trên đất Bến Tre, là ranh giới tự nhiên giữa 2 cù lao Bảo và cù lao Minh, sông dài 70 km. Lòng sông sâu từ 12 đến 15 mét, rộng trung bình từ 1,200 đến 1,500 mét, riêng đoạn gần cửa biển rộng đến hơn 3,000 mét.Chính vì thế sông Hàm Luông có lưu lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác của tỉnh Bến Tre. Nó góp phần tạo nên sự trù phú của các huyện Chợ Lách, Châu Thành, Mõ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri và Thị xã Bến Tre, nay là thành phố Bến Tre. Trên sông có những cù lao hoặc cồn đất nổi tiếng như cù lao Tiên Long, cù lao Thanh Tân, cù lao Lăng, cù lao Ốc, cù lao Đất, cồn Hố, cồn Lợi …

                        

Địa hình tỉnh Bến tre :

Bến Tre là 1 trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu  Long có diện tích tự nhiên là 2,360 km vuông. Được hình thành bởi 3 cù lao : An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh và do phù sa 4 nhánh sông Cửu Long bồi đắp mà thành. Gồm có các sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Hàm Luông dài 71 km và sông Cổ Chiên dài 82 km.

Địa hình tỉnh Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen với ruông vườn, không có rừng cây lớn. Chỉ có một số rừng chồi và những dãy rừng ngập măn ở ven biển.

Bến Tre có một hệ thống kinh rạch chằng chịt khoảng 6,000 km, đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp 3 dãy cù lao, tạo thành một lợi thế phát triễn giao thông đường thủy, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn và trao đổi hàng hóa với thành phố Sài Gòn và các tỉnh lân cận

                           Còn đâu thấp thoáng buồm no gió

                           Xuôi ngược trường giang những mảnh đời.

Song song với hệ thống đường thủy, thì hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị trí rất đặc biệt Bây giờ tỉnh Bến Tre đã được nối liền thông suốt với thành phố Sài Gòn và các tỉnh lân cận miền Tây bởi các cây cầu bắc ngang qua các sông lớn. Đó là cây cầu Rạch Miễu, một công trình thế kỷ, là niềm mơ ước của nhiều thế hệ từ xưa đến nay, nối liền 2 bờ sông Tiền từ Mỹ Tho sang Bến Tre.Đó cũng là cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo và cù lao Minh..Hệ thống đường bộ thông suốt nầy là những điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bến Tre được khơi dậy và phát triễn càng ngày càng mạnh mẻ hơn và cũng giúp cho đời sống người dân Bến Tre phong phú hơn. Sau đây mời độc giả thưởng thức tiếp một bài thơ khác của tác giả :

 

                Hải âu

 

Cuối cùng rồi cũng chia tay

Cà phê giọt ngắn giọt dài nhớ thương

Anh về trong cõi mù sương

Đèn đêm xa lộ chập chờn bóng em

Hải âu mỏi cánh đi tìm

Mùa tôm chưa tới im lìm biển xanh

Giòng xe về Bắc quanh quanh

Đằng sau bỏ lại cuộc tình dở dang

Gặp nhau giờ quá muộn màng

Chào em…chim biển từng đàn ăn đêm

Chào em áo mỏng môi mềm

Vòng tay lái cũng còn thèm thịt da

Anh về Santa Ana

Sau lưng còn vẳng lời ca giã từ

Anh về trong lớp sương mù

Giòng xe chạy ngược đêm chừ mỏi mê

Chào em hai lối đi về

Đời hai lối rẽ đam mê hết rồi

Có ngôi sao tắt lưng trời

Anh như chim biển trọn đời lẻ loi …

 

                   Hồ Thanh Nhã

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “DDOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”
The New Economics Foundation (NEF) của Anh, đã đưa ra khái niệm Happy Planet ln "Tốc độ của cả hạm đội không phụ thuộc vào con tàu nhanh nhất
Tôi được sinh ra và lớn lên một phần tư thế kỷ trong xã hội không cọng sản. Tôi được đi học mà chẳng biết “hiến chương nhà giáo” là gì
Thời gian từ đầu năm 2007 cho đến nay tất cả các cơ quan truyền thông báo đài trên cả nước Việt Nam tập trung ráo riết tuyên truyền cuộc vận động
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, thế giới của những người yêu dân chủ VN, lai được chứng kiến phiên tòa phúc thẩm xét xử hai công dân dân chủ ưu tú
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về phần thứ hai của loạt bài diễn giải Tâm Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, nói về Sắc và Không.
Hiện có 161 đồng bào VN tỵ nạn kém may mắn, còn lưu lạc gần  hai mươi năm ở Phi Luật Tàn
Ngày nay Little Sàigòn đã trở thành thủ phủ của người Việt mà khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam
Hàng năm người Hoa Kỳ dành ngày Thứ Năm trong tuần lễ cuối của tháng Mười Một để cử hành lễ Tạ Ơn.  Ngày lễ Tạ Ơn cũng còn được gọi là "Ngày Gà Tây"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.