Hôm nay,  

VIỆC ƯỚP XÁC HỒ CHÍ MINH

6/23/201908:29:00(View: 8042)

VIỆC ƯỚP XÁC HỒ CHÍ MINH

                                               

Trần Gia Phụng

 

Tuần qua, nhà nước cộng sản Việt Nam quyết định thành lập một hội đồng khoa học gồm người Việt và người Nga để kiểm tra, đánh giá trạng thái thi thể Hồ Chí Minh (HCM) đặt trong lăng mộ ở Hà Nội. (BBC News – Tiếng Việt, ngày 20-6-2019.)  Nhân đây, xin trình bày lại diễn tiến việc ướp xác HCM.

 

Hồ Chí Minh chết ngày 2-9-1969.   Ngày 2-9 là quốc khánh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam trước 1975, nên Bộ chính trị đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản) đã đổi ngày chết của HCM là 3-9-1969. 

 

Hồ Chí Minh để lại 3 di chúc khác nhau.  Di chúc đầu tiên do HCM đánh máy và ký tên ngày 15-5-1965, có chữ ký "chứng kiến" của Lê Duẩn, trong đó HCM viết: "Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là "hỏa táng".  Tôi mong rằng cách "hỏa táng" dần dần sẽ được phổ biến...Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn.  Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt.  Trên mộ, nên xây 1 cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi...”  (Hồ Chí Minh, Toàn văn di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh, TpHCM: Nxb Thanh Niên, 2000, tt. 13-16, 26-29.)  

 

Trong bản di chúc viết sau đó vào năm 1968, HCM sửa đổi đôi chút về việc chôn tro cốt, theo đó "...Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng... Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành.  Một hộp cho miền Bắc.  Một hộp cho miền Trung.  Một hộp cho miền Nam.  Đồng bào mỗi miền nên chọn 1 quả đồi mà chôn hộp tro đó.  Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi." (Hồ Chí Minh, sđd. tt. 13-16, 26-29.)

 

Di chúc thứ ba của HCM đề ngày 10-5-1969 bị Lê Duẩn, bí thư thứ nhứt đảng Lao Động, ra lệnh "cắt bỏ, sửa chửa vài chỗ" rồi cũng do Lê Duẩn công bố trong ngày lễ tang HCM là ngày 9-9-1969.  (Hồ Chí Minh, sđd. tt. 13-16, 26-29.)  Bản di chúc sửa đổi nầy của HCM hoàn toàn không đề cập đến việc chôn cất HCM. 

 

Giữa hai thời điểm HCM viết các bản di chúc (1965-1968), vào tháng 8-1967, Viện lăng Lenin (Liên Xô) được thông báo cho biết tình hình sức khỏe HCM càng ngày càng suy yếu, và nhận được chỉ thị đặc biệt từ Bộ chính trị đảng Cộng Sản Liên Xô ra lệnh chuẩn bị ướp xác HCM.  

 

Ngày 14-9-1967, một phái bộ đặc biệt gồm ba bác sĩ Việt Nam đến Moscow.  Đó là các ông Nguyễn Gia Quyền, Chủ nhiệm Khoa Giải phẩu Quân y viện 108; Lê Ngọc Mẫn, Chủ nhiệm Khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai; Lê Điều, Chủ nhiệm Khoa Ngoại bệnh viện Việt Xô.  Các bác sĩ nầy ở lại Moscow 7 tháng để học tập cách ướp và bảo vệ xác trong giai đoạn đầu từ 15 đến 20 ngày. 

 

Giai đoạn kế tiếp là phần việc sẽ do các chuyên gia Liên Xô đảm trách.  Tổ ướp xác Việt Nam chính thức được thành lập vào tháng 6-1968 do bác sĩ Nguyễn Gia Quyền đứng đầu. (Tuần báo Phụ Nữ, Hà Nội, 6-1-2000.  Báo Á Châu, Paris, số 43, tháng 3-2000, tt. 9-10, trích thuật lại) 

 

Như thế, việc ướp xác HCM đã được Bộ chính trị đảng Lao Động đặt ra ngay khi HCM còn sống vào năm 1967.  Khi đó HCM còn sáng suốt, làm bài thơ chúc Tết năm 1968, và đảng Lao Động đã dùng bài thơ nầy làm lệnh cho bộ đội CS tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968) ở Nam Việt Nam, do chính HCM đọctrên làn sóng đài phát thanh Hà Nội.  Chắc chắn HCM phải biết quyết định ướp xác của Bộ chính trị đảng Lao Động, nhưng HCM không tỏ một dấu hiệu nào ngăn cản.  Bài thơ chúc Tết năm 1968 như sau:

 blank

 

Hồ Chí Minh làm thinh, tránh có ý kiến về việc ướp xác, có nghĩa là HCM đồng ý với quyết định của Bộ chính trị đảng Lao Động.  Hồ Chí Minh hành xử rất khôn khéo, vì không lẽ HCM tự nói ra rằng hãy ướp xác mình sau khi chết.  Hồ Chí Minh để cho các thuộc hạ tiến hành quyết định của họ, rất hạp với ý thích sùng bái cá nhân của HCM. 

 

Dầu biết rõ sẽ được ướp xác, nhưng trong di chúc viết năm 1968, HCM lại viết rằng: “...Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”... Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành.  Một hộp cho miền Bắc.  Một hộp cho miền Trung.  Một hộp cho miền Nam...”  Hồ Chí Minh không nghĩ đến việc đi thăm cha mẹ, ông bà sau khi chết, mà HCM lại lo đi thăm người nước ngoài chưa một lần gặp mặt.  Trung thành với các lãnh tụ CS quốc tế đến thế là cùng.  Lời di chúc nầy một lần nữa cho thấy suốt đời, cho đến khi gần chết, HCM luôn luôn thiếu thành thật, không thẳng thắn trong lời nói và việc làm, nếu không muốn nói là HCM luôn luôn đạo đức giả.

 

Gần ba tháng sau khi HCM chết, trong cuộc họp ngày 29-11-1969, Bộ chính trị đảng Lao Động chính thức ra quyết định ướp xác HCM và xây dựng một lăng mộ phản ảnh những nét hiện đại, nhưng vẫn giữ đuợc đặc tính dân tộc cổ truyền. (William J. Duiker, Ho Chi Minh, Nxb. Hyperion, New York, 2000. tr. 565, và phần chú thích số 3 tr. 669.)  Nếu để đến ba tháng mới ướp xác, thì cái xác HCM đã bị ung thối, nên chắc chắn việc ướp xác đã được Bộ chính trị đảng Lao Động cho thi hành ngay sau khi HCM chết. 

 

Theo tiết lộ từ các chuyên viên Viện lăng Lenin, ngày 28-8-1969, đoàn chuyên viên y khoa Liên Xô gồm 5 thành viên của Viện lăng Lenin là các giáo sư  Debov (trưởng đoàn), Polukhin. Michaelov, Kharascov và Saterov đến Hà Nội. 

 

Ngày 2-9, lúc 11 giờ các giáo sư nầy đến Quân y viện 108 khám nghiệm xác HCM vừa được đưa đến đặt ở đây, với sự có mặt của Nguyễn Lương Bằng, Lê Quang Đạo, Phùng Thế Tài.  Hai bác sĩ Polukhin và Mikhaelov bắt đầu mổ xác HCM với sự phụ tá của hai bác sĩ Việt Nam.  Sau ba ngày theo dõi, người ta di chuyển xác HCM đến Hội trường Ba Đình tối 5-9-1969. (Tuần báo Phụ Nữ, Hà Nội, 6-1-2000.)

 

Lúc đầu, các chuyên gia Liên Xô muốn đưa xác HCM về Moscow ướp, vì theo họ việc nầy không thể thực hiện được ở Hà Nội do điều kiện kỹ thuật ở đây không đầy đủ.  Giáo sư trưởng đoàn Debov đã báo cho Lê Duẩn biết ý kiến nầy, nhưng Lê Duẩn sợ Liên Xô đem xác HCM về Liên Xô làm con tin, nên phản đối.

 

Lúc đó, thủ tướng Liên Xô là Alexei Kosygin, đang qua Hà Nội viếng tang HCM, yêu cầu toán chuyên gia tìm cách ướp xác HCM tại Hà Nội, và chính phủ Liên Xô sẽ cung cấp đầy đủ tiện nghi để làm việc. (Tuần báo Phụ Nữ, Hà Nội, 6-1-2000.)  Chiến tranh càng ngày càng ác liệt.  Hà Nội bị máy bay Hoa Kỳ oanh tạc, nên xác HCM cũng như toán chuyên gia Liên Xô phải sơ tán lên một hang động rộng rãi bên bờ sông Đà. 

 

Cuối cùng, sau 8 tháng ướp xác với những điều kiện khí hậu nhiệt đới và phải di chuyển vì sơ tán, các chuyên gia Liên Xô tin rằng xác HCM có thể duy trì được trong thời gian dài.  Sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, Hoa Kỳ ngưng hẳn cuộc oanh tạc Bắc Việt Nam, xác của HCM mới được đưa về Hà Nội năm 1975. (Tuần báo Phụ Nữ, Hà Nội, 6-1-2000.)

 

Khi Bộ chính trị đảng Lao Động lúc đó quyết định xây lăng mộ và ướp xác HCM, có hai câu hỏi được đặt ra là:  Phải chăng họ làm thế vì kính trọng HCM?  Và tại sao CS duy vật lại xây lăng như kiểu các vua chúa ngày xưa?

 

Thứ nhứt, HCM là lãnh tụ tối cao của đảng Lao Động.  Bề ngoài HCM luôn luôn được các thuộc hạ tôn kính, nhưng thực tế bên trong đảng Lao Động, các thuộc hạ của HCM nhiều lần chứng tỏ thiếu kính trọng HCM trong những năm cuối đời. 

 

Ví dụ cụ thể là vụ bà Xuân, vợ HCM bị Trần Quốc Hoàn hiếp dâm rồi giết.  Theo một tài liệu tiết lộ sau năm 1975, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn lại còn âm mưu sát hại HCM vào năm 1967.  Tài liệu nầy cho biết người phi công tên là Thắng, lái chuyến bay đưa HCM từ Bắc Kinh trở về đến Hà Nội ngày 23-12-1967, khi đáp xuống phi trường thì “... thấy đèn hiệu đường băng chệch 150 không hạ cánh được, đã điện hỏi nhiều lần nhưng không trả lời.  Anh bèn hạ cánh theo trí nhớ.  May mà an toàn.” (VietBao Online, California, số 2359.)  Sau đó, khi HCM chết năm 1969, các thuộc hạ của HCM chẳng kính trọng di chúc của HCM và làm trái với những điều HCM đã dặn.

 

Thứ hai, CS chủ trương duy vật vô thần, chống lại các tín ngưỡng, tiêu diệt các tôn giáo, triệt hạ các đền đài, chùa chiền và nhà thờ, tại sao lại đi ngược di chúc HCM, xây lăng, ướp xác HCM để người dân chiêm bái? 

 

Trước khi chết, HCM viết trong di chúc: "...Vì vậy tôi để sẵn mấy lời nầy, fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Cac Mac, cụ Lênin và các vị c. m. đàn anh khác..." (Ban nghiên cứu lịch sử đảng trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ tư, Hà Nội: Nxb Sự Thật, 1975, tr.71.) 

 

Điều nầy có nghĩa là trước khi chết, HCM tin rằng linh hồn con người còn hiện hữu sau khi qua đời, và cũng có nghĩa là HCM đã phản bác lại chủ nghĩa duy vật, quay về với tín ngưỡng linh hồn cổ xưa của con người và của dân tộc. 

 

Về phía bộ chính trị đảng Lao Động, chắc chắn không phải vì tin vào sự hiện hữu của linh hồn, mà bộ chính trị đảng Lao Động, quyết định xây lăng mộ cho HCM.  Để bào chữa cho việc sửa đổi di chúc HCM của ban lãnh đạo đảng Lao Động năm 1969, không hỏa táng mà lại ướp xác HCM, thông báo của ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1989 (20 năm sau) viết như sau: "Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Bác viết về yêu cầu hỏa táng là vì thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau nầy đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm với Bác.  Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác lời Bác dặn." (Hồ Chí Minh, Toàn văn di chúc..., sđd. tr. 8.) 

 

Hồ Chí Minh đã chết thì làm sao còn xin phép được nữa?  Đó chỉ là cách ngụy biện để che đậy những ý đồ riêng tư của đảng Lao Động mà thôi.  Chẳng cần tìm hiểu ý đồ xây lăng mộ cho HCM là ý đồ gì, nhưng chắc chắn việc ướp xác rồi bảo trì xác ướp HCM trong 50 năm qua rất khó khăn và rất tốn kém.  Riêng ngân sách vận hành lăng mộ HCM năm 2016 ngốn hết 318,730 tỷ đồng Việt Nam, tương đương với ngân sách một bộ trong chính phủ trung ương. (Báo điện tử Tiếng Dân, ngày 22-6-2019.)  Đó là tiền thuế của dân chứ của ai vào đây?

 

Đảng Lao Động đổi tên thành đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1976, muốn giữ gìn xây lăng để “để sau nầy đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng”.  Tuy nhiên ngày nay, những khách quý biết tự trọng như tổng thống Pháp, tổng thống Hoa Kỳ, khi đến thăm Việt Nam, có ai đến thăm lăng HCM đâu?  Còn thường dân Việt Nam thì ít thăm quá, đảng CS phải ra lệnh tổ chức phát bánh mì cho trẻ con đến thăm lăng HCM, mới có khách vãng lai.

 

Rồi một ngày kia, khi bão nổi lên rồi, thì không biết số phận cái xác của tên tội đồ bán nước sẽ như thế nào?

 

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 23-6-2019)



 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.