Hôm nay,  

Vui Buồn Mùa Lễ Phục Sinh

17/04/201911:02:00(Xem: 7160)

        Tản Mạn VN

 

   Người Xứ Bưởi

    17 Tháng 04, 2019


Vui Buồn Mùa Lễ Phục Sinh

 

Vài ngày tới là bước vào mùa lễ Phục Sinh bên Âu Châu & xứ Đức. Khác với thời xa xưa còn ở VN thì lễ Phục Sinh bên đây là khoảng thời gian "mong chờ" đặc biệt cho dân đi làm. Bởi lẽ dân đi làm được nghỉ kéo dài liên tiếp "hiếm có", bắt đầu từ ngày thứ sáu cho đến hết ngày thứ hai, cho nên chỉ cần lấy thêm 8 ngày trong 30 ngày phép thường niên là có tổng số 16 ngày tha hồ đi du lịch.

Vui một điều là trong mùa lễ Phục sinh có một loài hoa nở rộ đẹp lắm rất giống loài hoa mai VN mình. Dân bản xứ đặt tên là "mưa vàng" (Goldregen / Laburnum).


blank


Hầu như mổi nhà đều có cây này và rất có thể người dân bản xứ tin là mang lại nhiều may mắn giống như VN mình tin vào câu mai trồng trong vườn nở rộ dịp đầu năm.


blank


VN mình thấy giống hoa mai bên nhà quá nên có người đặt tên luôn là "mai Phục Sinh" và vào dịp Tết Âm Lịch chặt mang về dùng phương pháp "ủ ấm" để có thể nở hoa thay cành mai bên nhà.


blank


Mùa lễ Phục Sinh vào dịp đầu xuân nên thời tiết còn lành lạnh tợ như ở Đà Lạt nên đi dạo hoặc đạp xe đạp bên nhau dưới giàn hoa "mai Phục Sinh" là một thú vui tuyệt vời & thanh nhã.


blank


Nếu hoa mai VN có loài hoa màu trắng rất hiếm quý  còn được gọi là "Nhất Chi Mai" (xem Tài liệu 1) thì hoa "mai Phục Sinh" cũng vậy. Thỉnh thoảng mới thấy mọc loài hoa trắng quý phái này.

Còn nhớ lại vào dịp Tháng Tư Đen sau năm 1975, một số sinh viên du học buồn quá trước hoàn cảnh "nước mất nhà tan" không còn hy vọng gặp lại người thân yêu, nên bài hát nổi danh của nhạc sĩ Phạm Duy là "Giàn thiên lý đã xa" (xem Tài liệu 2) được đổi tên thành "Giàn mai trắng đã xa", bởi vì bên cạnh cư xá sinh viên có một giàn "mai Phục Sinh" màu trắng:


Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà

Giàn "mai trắng" đã xa, đã rời xa

Đứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi

Tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi


Này nàng hỡi! nhớ may áo cho người

Giàn "mai trắng" đã xa tít mùi khơi

Tấm áo cắt ngay, đã cắt trên khăn lụa là

Là chiếc chăn đắp chung những ngày qua / THP


Người Xứ Bưởi

17 Tháng 04, 2019


-----------


Tài Liệu 1:
 
Nhất Chi Mai loài hoa mang quốc hồn quốc túy
 

Đất nước ta trải qua hàng nghìn năm thăng trầm, cho đến nay mọi thứ đã thay đổi cho phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên. Nhưng có một điều dễ nhận thấy rằng, cái gì thuộc về hồn cốt, về nét đẹp cổ truyền vẫn luôn được gìn giữ trân trọng nhất là cách chơi, thưởng thức cái đẹp của hoa cây cảnh. Trong đó cây hoa Nhất chi mai là cây luôn được săn lùng khi  dịp Tết đến xuân sang.


Giới thiệu về hoa Nhất chi mai

Trên thế giới có tới hơn 20 loài mai thuộc họ mai. Ở Việt Nam hoa mai được biết đến và yêu chuộng phải kể đến là hoa mai vàng, và Nhất chi mai. Nhất chi mai còn có tên gọi khác là Nhị độ mai khác hoàn toàn với cây mai vàng. Cây có mặt ở hầu khăp các tỉnh thành của nước ta, đặc biệt là vùng đất kinh kì xưa và nay vào dịp Tết không thể thiếu loài hoa mai trắng này. Vậy loài hoa này có điều gì đặc biệt?


Description: nhat chi mai


Không giống như các loài hoa khác, nhất chi mai khi còn là nụ chúng có màu hồng pha sắc trắng đẹp trong trẻo. Trên mỗi ngọn chi chít nụ hoa đang e ấp chờ xuân sang. Trong khi các loài hoa khác héo rũ, tàn tạ rồi mới rụng thì hoa mai lúc lìa cành sắc hoa chuyển đỏ rồi mới rụng nhưng vẫn đẹp lạ thường.


Là loài cây thân gỗ nên cành lâu năm gốc cây càng phình to, xù xì già nua và không có quả. Vẻ đẹp của những cây mai nhìn cứng cỏi, phong trần. Trải qua những ngày hè nắng nóng, nhất chi mai vẫn chẳng “sờn gan” để đến mùa đông tháng giá nhất chi mai nở rộ để chào đón một mùa xuân mới cùng thiên nhiên đất trời.


Những dáng thế của Nhất Chi mai

Càng vào dịp Tết nhất chi mai càng được săn lùng, đặc biệt là những cây mai có dáng thế độc đáo đầy ý nghĩa phong thủy. Chỉ những người sành về hoa mai mới hiểu được hết vẻ đẹp và giá trị của hoa. Họ thường chọn nhưng cây mai bonsai nhỏ nhắn có dáng, thế Tam đa, dáng Trực, dáng Xiêu, dáng Huyền…để trang trí trong nhà nhằm mục đích là mang lại may mắn, hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe đến cho mọi người


Description: nhat chi mai dang truc


Trong đó dáng Trực là một trong những thế được yêu chuộng bởi mang ý nghĩa tôn kính bề trên, cách đối nhân xử thế hợp tình hợp lí mà còn là người ngay thẳng, thật thà mạnh mẽ và không nhu nhược như chính chủ nhân của nó.


Dáng Tam đa

Dáng tam đa hay còn gọi là tam tài – thiên, địa, nhân. Chỉ có một gốc, hoặc thân to có 3 tán tròn lớn xoay xung quanh trục. Dáng thế cây này mang ý nghĩa là làm ăn phát đạt, các thành viên trong gia đình luôn được may mắn hạnh phúc, đi lại hành thông, thiên thời – địa lợi – nhân hòa.


Dáng Huyền

Thế Huyền hay còn gọi là dáng thác đổ, được uốn, tạc phỏng theo những cây mọc trên sườn núi dôc đứng ngả về một bên.


Description: nhat chi mai dang huyen


Những cây Nhất chi mai có dáng huyền thường đổ nghiêng về một hướng nhất định giống như nước chảy từ đỉnh núi xuống. Với những cây nhỏ xinh được đặt trên đôn, kỉ phòng khách có dáng huyền này đổ xuống chào đón bằng những bông hoa màu trắng trong quả thực rất quý hiếm.

Description: nhat chi mai


Ngày nay do sự phát triển của xã hội nên kiểu dáng bonsai có thêm nhiều dáng mới nhưng tựu chung lại chúng vẫn phản ánh được tư tưởng, tình cảm của con người qua những tác phẩm bonsai giá trị.


Ý nghĩa của Nhất chi mai

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta ca ngợi Nhất chi mai là loài hoa mang quốc hồn quốc túy. Từng cánh hoa tinh khiết nở rộ báo hiệu một mùa xuân tươi mới, an lành. Vẻ đẹp của hoa đã đi làm thi ca văn học mà trong đó người Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Sơn, một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỉ 19 trong văn học Việt Nam – Cao Bá Quát đã từng viết.


Thập tải luân giao cầu cổ kiến

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa


Tức là: Mười năm đi tìm gươm báu. Một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai.


Description: nhat chi mai


Nhất chi mai đã là biểu tượng của người quân tử trung tín, tiết tháo, ngoan cường chọc trời khuấy nước. Cao Bá Quát cúi đầu trước hoa mai là cúi đầu trước người quân tử, trung thành vì nghĩa lớn, cúi đầu trước vẻ đẹp quá đỗi thanh tao kiên cường của loài hoa này.


Đừng tưởng đông tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.


Mai cheo leo vách núi, thống khổ cùng con người trong những năm tháng hào hùng. Mai làm đẹp từng ngôi nhà, góc phố. Nhìn thấy những cành mai là nhớ tới bạn hiền, nhớ tới Tràng an thanh lịch.

 

Tài Liệu 2:

Description: Bản Nhạc Scarborough Fair (Giàn Thiên Lý)


Lịch Sử Và Ý Nghĩa Của Bản Nhạc
Scarborough Fair (Gìàn Thiên Lý Đã Xa)

 

Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà

Giàn thiên lý đã xa, đã rời xa

Đứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi

Tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi


Này nàng hỡi! nhớ may áo cho người

Giàn thiên lý đã xa tít mùi khơi

Tấm áo cắt ngay, đã cắt trên khăn lụa là

Là chiếc chăn đắp chung những ngày qua


Tìm một miếng đất cho gã si tình

Giàn thiên lý đã xa mãi nghìn xanh

Miếng đất cát hoang, miếng đất ngay bên giáo đường

Biển sẽ ru tiếng hát bên trùng dương


Giờ đã đến lúc tan ánh mặt trời

Giàn thiên lý đã xa mãi người ơi!

Lắp đất, hố tôi, lắp với đôi tay cô nàng

Thì hãy chôn, trái tim non buồn thương


Những bài hát ca ngợi Tình yêu trên thế giới có nhiều, từ huyền thoại được thêu dệt thêm, truyền từ đời này qua đời nọ như chuyện tình Romeo and Juliette, hay sáng tác cho phim để rồi thành Tình ca cho các cặp tình nhân như Love Story. Cũng có ca khúc được ra đời từ những mối tình thầm kín của nhạc sĩ để rồi người nghe tưởng như chuyện tình của chính mình, I left my heart in San Francisco, Oh mon amour...


Nhưng chắc ít ai biết bài hát "Scarbough Fair", giai điệu nhẹ nhàng, giản dị, mà Nhạc sĩ Phạm Duy đã chuyển lời Việt, với tựa là "Giàn Thiên Lý", là một bài hát Tình yêu rất lãng mạn, đã có tự nghìn xưa


Bài hát "Scarborough Fair" là một bài Dân ca xuất xứ từ Anh Quốc, thời Trung Cổ. Scarborough là một thành phố hải cảng nằm ven bờ biển nước Anh. Thành phố thành lập từ một ngàn năm trước đây, khi Thủ lãnh Viking Skartha (dân Bắc Âu), quyết định lưu lại lâu dài tại Scarborough, biến hải cảng này trở thành một thương cảng quan trọng trong vùng Tây Bắc Anh Quốc. Hồi những năm còn lưu lạc bên Âu châu, NNS có lần từng ghé qua đây, vào pub uống beer đen hay đứng lặng nhìn những đỉnh núi trọc mờ mờ trong sương chiều, quả thật có gì đó thật huyền thoại thoáng len lén vào tâm hồn người trên vùng đất cũ sương mù quanh năm này. Muốn đến đó, Thân hữu dùng xe lửa từ Luân Đôn ngược Bắc, ngồi nhìn qua cửa sổ trong cuộc hành trình, mới "thấm" được hết cái Hồn của xứ Anh.


Ý Nghĩa Scarborough Fair


Ngày nay chữ "Fair" có nghĩa là Hội Chợ, được tổ chức vào mùa hè, nơi mọi người tụ họp vui chơi, trước kỳ gặt mùa thu. Mùa hè là thời gian rổi rảnh nhất, có thể dựng những gian hàng và các trò chơi nằm ngoài trời. Hội Chợ thường có sân khấu trình diễn âm nhạc cho tới khuya. Thường các hội chợ mang tên là Country Fair, Strawberry Fair...hay lấy tên quận, hạt của thành phố như Orange County, Scarborough Fair...


Scarborough Fair thời đó không có nghĩa là Hội chợ, mà là một cuộc hội họp để các thương nhân trao đổi hàng hóa với nhau. Bắt đầu vào trung tuần tháng Tám, đặc biệt Hội chợ thương mại Scarborough Fair kéo dài tới 45 ngày, một thời gian tương đối dài hơn so với các hội chợ thương mãi khác trong nước. Hội chợ rất lớn và quan trọng, tất cả mọi nơi khắp xứ Anh và ngay cả tại những xứ lân cận khác đều tụ về Scarborough Fair, để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Năm tháng trôi qua, hải cảng của thành phố Scarborough suy giảm, và các hoạt động thương mãi cũng giảm theo. Ngày nay Scarborough chỉ là một thành phố nhỏ hiền hoà, nằm ven biển.


Lịch sử bài hát


Có lẽ bài hát Scarborough Fair được toàn thế giới biết tiếng, nhờ Paul Simon và Garfunkel thâu vào đĩa album có tên là "Parsley, Sage, Rosemary and Thyme" vào năm 1966. Khi sang Anh Quốc trong một lần trình diễn, Paul Simon biết đến bài hát, qua lời ca và hòa âm của nhạc sĩ Dân Ca Anh Quốc Martin Carthy. Sau này Paul Simon đã cho thu bản nhạc, và có dùng một phần hòa âm của Martin Carthy, tuy P. Simon đã "quên" khg ghi tên Martin Carthy vào dĩa hát của anh.


Ý Nghĩa Của Bài Hát


Ngày xưa giới thượng lưu và các chàng hiệp sĩ (knights) thường bày tỏ tình yêu qua các bài thơ, bản nhạc với những lời ví von đẹp đẽ, để trải lòng mình. Nhưng lối diễn tả tình cảm này thường là một chìu, chàng ngưỡng mộ sắc đẹp nàng từ xa xa, khi bóng nàng thấp thoáng xuất hiện trên lầu son, hay cùng đám bạn gái dạo chơi trong vườn nhà. Những bài tình tự này không diễn tả hy vọng, ước muốn tình yêu của mình sẽ được đáp lại với tình của nàng.


Đặc biệt, riêng bài hát Scarborough Fair viết từ dân gian, nên tình yêu là một nghịch lý trái ngược hẳn giới thượng lưu và xã hội thời đó. Chàng trai trong bài hát đã đặt vấn đề một cách lãng mạn, tình tứ, đầy chất thơ. Chàng đề nghị nàng làm nhiều điều thật khó khăn, khó thực hiện, tỉ như dệt áo cho chàng, vải lấy từ gỗ của cây phong, và may thật khéo léo để chứng tỏ nàng thực là người yêu chàng.


Tell her to make me a cambric shirt

Parsley, sage, rosemary, and thyme

Without no seam nor needlework

Then she'll be a true love of mine


Và trong bài nguyên thủy, chàng đòi hỏi nàng hãy tới tỏ tình với chàng, hỏi xin bàn tay của chàng. Chàng ước muốn như thế, vì nàng đã phụ chàng, bỏ chàng ra đi một cách đột ngột, vì thế nàng phải trở về thực hiện những điều khó khăn mà chàng đề nghị:


Dear, when thou has finished thy task

Parsley, sage, rosemary and thyme

Come to me, my hand for to ask

For thou then art a true love of mine


Bài hát lấy "Scarborough Fair" làm tựa, tuy rằng có người cho xuất xứ cũng có thể là từ Whittington Fair. Tại sao Scarborough? Ngày xưa tỉnh Scarborough nổi tiếng với việc hành quyết những kẻ ăn cắp hay tình nghi phạm pháp bằng cách treo cổ họ . Sau khi bản án được xử lẹ làng ngay tại đường phố, những người thay mặt nhà cầm quyền bèn thi hành bản án ngay tức thời. Tiếng Anh thời nay khi dùng chữ "Scarborough warning", là mang hàm ý nghĩa là chẳng có lời cảnh cáo nào cả. Thành ra người ta đã suy rằng, bản hát mang tên tỉnh Scarborough, là nói đến sự ra đi đột ngột của người yêu, không nêu lý do và tác giả không cần phải trình bày rõ ràng, và ai cũng hiểu như thế.


Ý nghĩa của bốn thảo mộc trong bài hát


Mỗi đoạn của bài hát đều có lập lại câu nói đến bốn cây thảo mộc: Parsley , sage, rosemary, thyme. Ngày nay các loại thảo mộc này chỉ có ý nghĩa đối với các đầu bếp thôi, họ dùng chúng là gia vị vì tất cả đều có mùi thơm. Vào thời Trung Cổ các thảo mộc này có nghĩa giống như hoa hồng của ngày nay, nghĩa là các thảo mộc này tượng trưng cho tình yêu, mà không cần phải ví von lôi thôi. Sự lập lại cố ý của tác giả, đã nói lên lời ước muốn sâu xa nhất của chàng, ước mong người yêu trở về. Thật đậm nét dân gian như Ca dao của ta vậy.


Qua bốn loại thảo mộc được nhắc đi nhắc lại trong bài hát, chàng trai bị phụ tình đã nói lên lòng mong mỏi Tình yêu chân thành, đằm thắm của mình sẽ xoa dịu những cay đắng giữa hai người. Tình yêu đó sẽ có đủ sức mạnh để đứng vững trong thời gian hai người xa nhau, chàng ước muốn nàng trung kiên, chờ đợi chàng trong thời gian xa cách, nàng sẽ có can đảm đi ngược lại lại với xã hội đế làm những việc khó khăn nhất mà chàng đòi hỏi, để chứng tỏ tình yêu của nàng đối với chàng. Câu hát mang tên bốn loại thảo mộc tầm thường nhưng mang ý nghĩa thật thâm thúy, không như loài hoa muôn màu sắc tươi thắm được người đời ca tụng như Hồng, Cúc, Lan..trong Thi ca ngày nay.


"...Trở lại bài hát được Nhạc sĩ Phạm Duy chuyển lời Việt với tựa "Giàn Thiên Lý": Tại sao lại dùng Hoa Thiên lý, mà không phải loại Hoa cao sang nào khác? Cũng dễ hiểu thôi. Giới trẻ thành thị miền Nam lớn lên trong thời chiến trước 1975, được biết đến giàn Thiên lý qua các mẩu chuyện của nhà văn Duyên Anh. Giàn thiên lý xanh trong trí nhớ tác giả, đẹp như tuổi thơ êm đềm. Hoa thiên lý màu xanh ngọc, be bé xinh xinh sau nhà.


"Nhà tôi ở cuối thôn Đoài

Có giàn Thiên lý, có người tôi thương".


Có lẽ vì tính cách gần gũi với dân gian của giàn thiên lý, mà nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã mượn hình ảnh giàn cây mát mắt, nở vào mùa hè ấy để kể một chuyện tình xanh màu tuổi thơ, với "thằng bé con mới lớn đã lỡ yêu cô em ngày xưa, và nó cứ nhớ mãi giàn thiên lý êm đềm". Trong bài hát có thấp thoáng hình ảnh thằng Vũ, con Thúy của nhà văn tuổi thơ Duyên Anh, và thoang thoảng mùi hương của bốn loài thảo mộc ở tận trời Âu"..


Minh Thanh


Ca khúc "Gìàn Thiên Lý Đã Xa" với tiếng hát Thanh Lan:


https://www.youtube.com/watch?v=V9mT_TNIJKI



..........

 
  
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.