Hôm nay,  

Độc Lập Tự Chủ - Tác giả Nguyễn Huỳnh Mai - Dẫn Nhập - Chương 1

24/03/201922:12:00(Xem: 4505)

NHẬT KÝ TÂM LINH 11: ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
 
blank

LTS: Chúng tôi nhận được quyển Nhật Ký Tâm Linh 11: Độc Lập Tự Chủ của bà Nguyễn Huỳnh Mai, một cư sĩ tại gia Phật Giáo Hòa Hảo, gửi tặng độc giả Việt Báo. Quyển này được phổ biến  tại  http://nguyenhuynhmai.com nhân dịp lễ kỷ niệm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa HảoVắng Mặt (16-4-1947) năm 2018.

 Sách có phần phụ lục về Bốn di tích quan trọng của Đức Phật Thầy Tây An. Bìa trước quyển sách có bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương màu vàng sậm trên nền nâu được ghi chú: “Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo đã ban cho ông Hội Đồng Chung Bá Khánh đại đệ tử của Ngài ở Bạc Liêu  bốn chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương” mà Ngài đã viết theo lối giản thể (bớt nét). Ông Bà Hội Đồng đã khắc 4 chữ này làm mặt dây chuyền, về sau ông bà truyền lại cho con gái là bà Chung Tố Lan cất giữ.”

Được biết thêm từ gia đình, có một lần bà Chung Bá Khánh bị đau ruột dư, bác sĩ người Pháp ở nhà thương Grall tại Sài Gòn chuẩn bị mổ cho bà. Đức Thầy đưa cho bà Ký Giỏi, một đại để tử của Ngài, mang vào cho bà Chung Bá Khánh một chai nước và một quả cam cho bà dùng. Hôm sau bà Chung Bá Khánh khỏi bệnh, ruột không còn sưng nữa nên sau khi khám bác sĩ nói không cần mổ nữa.

Bà Chung Bá Khánh cùng gia đình sang định cư tại Hoa Kỳ năm 1979 và mất năm 1986 tại thành phố  Hawthorne, California, Hoa Kỳ. 

DẪN NHẬP

ĐỘC LẬP VÀ TỰ CHỦ

LÀ CON ĐƯỜNG TỰ CỨU LẤY MÌNH


Muốn sống một đời sống độc lập, tự chủ, vô ngã, ta phải sống, thở, hành xử vượt trên sự xung khắc phải trái, lý luận hơn thua, vượt trên ảnh hưởng của người xung quanh, và nhất là không hành xử theo phản ứng, phản xạ giữa ta và người.

Con người khổ vì sống trong sự xung khắc giữa người với người nên không thoát khỏi luật nhân quả.

Nếu cứ mải sống vì người thế này ta mới thế kia, tức là sống trong sự phản ứng, thì xung đột cứ kéo dài, và nghiệp quả, báo ứng cứ thế xảy ra cho chính ta và người xung quanh. Cứ như một vòng xích cứ mãi mãi kết nối từ năm này sang năm khác và đời này sang đời khác, có khi lây lan qua con cháu mấy đời.

Sống một đời sống độc lập ta phải có can đảm cắt đứt sợi dây xích khó tháo gỡ đó. Muốn được vậy, ta cần có ý chí và sự mạnh mẽ dứt khoát dũng cảm để tạo bình an trong nội tâm, vượt sự tấn công của tạp niệm, của sự xung khắc xấu tốt của người đối với ta, hay của những vết thương lòng đã từng bị hằn sâu khó gỡ.

Con đường độc lập, tự chủ, là một con đường khó đi nhưng chẳng phải là không đi được.

Con đường độc lập và tự chủ là con đường vượt tự ngã. Cái ngã cái tôi là cả một quá khứ nhà tù khổng lồ nhốt ta với không biết bao nhiêu xiềng xích khó gỡ, cứ như một mớ tóc rối để lâu ngày quến chặt, càng để lâu càng đanh cứng lại.

Do vậy, bất cứ lúc nào tâm được bình lặng ta cần bắt ngay giây phút đó và sống trong ánh sáng, hầu giúp ta tháo bỏ dần những khúc mắc khó gỡ cho cuộc đời, giúp ta càng được nhẹ nhàng hơn, độc lập hơn, đỡ vướng mắc hơn, trước nhất đối với chính mình rồi mới tới đối với người.

Con đường độc lập tự chủ là con đường tự mình bước dần ra ánh sáng từ con đường hầm u ám lầy lội hôi tanh của quá khứ.

Con đường độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình.

22-04-2016.

Huntington Beach, California, Hoa Kỳ



Chuong 1 TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO (bai 1 đến 13)

CHƯƠNG I

TÂM KHÔNG

LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO



1 - TÂM KHÔNG LÀ VIÊN THUỐC NHIỆM MẦU


04-08-2015. 3 gi
sáng.


Con đường đạo luôn có nhiều thử thách. Trước nhất do con người và hoàn cảnh xung quanh luôn thay đổi, và vì con người của ta trì trệ không thay đổi, nên buộc phải gặp chuyển biến trong sự bất biến của nội tâm vì đạo.

Sống vì đạo với tâm không, sẽ giúp ta không bị loạn tâm trước mọi khó khăn hay thử thách.

Việc đạo không những đem cả cuộc đời để phục vụ hay phục hưng, mà còn liên tục cả nhiều đời kiếp nữa. Nếu kiếp này vì lý do nào đó chưa xong, ta sẽ tiếp tục ở nhiều hậu kiếp.

Khi biết như thế, ta sẽ không bị thúc bách; sẽ không phát sinh sợ hãi lúc lìa đời nhận thấy những việc đạo mình muốn thực hiện vẫn chưa hoàn tất.

Có biết bao đại công trình cho quần sanh, từ khoa học đến nhân văn, đã không thể thực hiện được trong một kiếp người, mà phải trải qua bao thử nghiệm, chấn chỉnh, chu toàn, liên tục trong nhiều kiếp hay hằng hà sa số kiếp của hằng hà sa số người.

Nếu ta vội vàng, hấp tấp, lo âu, chỉ làm cho công trình thêm khó khăn, trở ngại, có thể còn trở nên bí lối, tắt đường.

Muốn thực hiện được một công trình đạo, nói rõ hơn là phục hưng chánh pháp, phải cật lực làm việc và hành đạo với tâm không, với chân tình, với lòng yêu thương tràn ngập, mới hóa giải được các khó khăn nghịch cảnh trên con đường phục nguyên đạo pháp.

Trong mỗi giai đoạn làm việc, điều thiết yếu là cần có khoảng thời gian thanh lọc. Sức khỏe tâm thân là nhu cầu rất mực cần thiết để công trình được khai triển thông suốt.

Tâm không luôn là viên thuc nhim mu hóa giải mọi khó khăn, khúc mắc, của đời sống, con người, và hoàn cảnh của người tu.


2 - TÍNH KHÔNG GIÚP GIẢI THOÁT TRONG SỰ SÁNG TẠO


07-08-2015. 4 gi
sáng.


Đạo thì luôn luôn sáng. Có ta hay không thì đạo vẫn sáng. Chỉ có con người thì lúc sáng lúc tối, thay đổi chuyển vận không ngừng, từ nhị nguyên đến nhất nguyên, từ đời này sang đời khác.

Lịch sử là những gì đã xảy ra, là sự thật hiển nhiên không thể thay đổi. Ta có thể ghi chép, thuật lại. Đó là những sự việc của sự thật qua biến chuyển của dòng sống con người và thời gian. Lịch sử quan trọng, nhưng quan trọng hơn hết là sự sáng tạo.

Sự sáng tạo là cánh cửa của tương lai, của đạo, nhằm giúp con người tiến hóa, không bị chận đường bí lối bởi lịch sử.

Lịch sử quan trọng, nhưng lịch sử cũng là một trong những yếu tố có thể ngăn bước tiến của con người hay khiến con người bị dậm chân tại chỗ, hoặc vì hận thù sâu nặng mà cứ đi ngược về quá khứ nên không thể thăng hoa, cầu tiến hay xây dựng, mở rộng trái tim để yêu thương.

Có rất nhiều con người vì ấn tượng của lịch sử thương đau mà trở nên ngông cuồng sắt máu, do bởi những mâu thuẫn nghịch lý của lịch sử chánh trị hay tôn giáo.

Có biết bao tín đồ đã trở nên cuồng giáo, hung dữ, sát sinh… do bởi tôn giáo mà giết người khác tôn giáo, hay ngược lại, hận thù một tôn giáo nào đó đã có những dữ kiện mâu thuẫn, đẫm máu đối với tôn giáo của mình.

Chính sách đàn áp tôn giáo đối với Phật Giáo Hòa Hảo của nhà nước Việt Nam hiện nay, phải chăng nảy sanh từ sự việc ám hại Đức Giáo chủ tôn giáo này cùng sự sát hại tín đồ của Ngài trong quá khứ? Và cũng chính vì chính sách này mà sợi dây xích thay vì được mở lại siết chặt hơn.

Vậy thì, lịch sử là chứng nhân, là sự thật không thay đổi, nhưng khi viết về lịch sử, khi dùng lịch sử, người viết về đạo phải biết đạo, để không tạo thêm hận thù và mâu thuẫn, mà phải biết dùng lịch sử để hóa giải cho tương lai. Đó là mấu chốt của vấn đề, của tư tưởng người làm việc đạo.

Người thật tâm lo cho đạo phải biết hành đạo như thế nào để giải các thế kẹt, các gút mắt của lịch sử đạo, chứ không thể là những con két cứ lặp đi lặp lại những hận thù của quá khứ, điều đã khiến sinh hoạt đạo khó phát triển, không lối thoát.

Những điều uốn đi nắn lại ai cũng có thể làm được nếu có tài liệu, sách vở, và một bộ nhớ tốt, cộng lại với tài hoạt bát, tánh nhuần nhuyễn. Mặc dù viết có hay, lập luận có giỏi, thì tư tưởng hay ngôn từ đó vẫn còn nằm trên vòng luẩn quẩn hạn hẹp. Tất cả chỉ là một sự nhắc đi và lặp lại mà thôi.

Viết quyển tự truyện hay hồi ký “Tìm về gốc Đạo” mà hành giả đã dự định thực hiện, cũng là một việc có ích, tuy nhiên chỉ là sự gom góp của quá khứ, của những gì được kể lại qua lời nói hay sách lịch sử đạo. Vì thế, phải tự hỏi con đường mình muốn đi, là “sửa đường” hay “dọn đường” hoặc “mở đường” cho thế hệ mai sau ???

Con đường phải đi là tìm lối thoát cho chính mình và cho đồng đạo hay đồng hành, chứ không phải tìm lại quá khứ rồi lúng túng, vật vã với quá khứ. Cũng không phải để biện hộ cho quá khứ, trau dồi quá khứ, làm cho nó đẹp hơn lên.

Quá khứ đạo có chỗ đứng của nó, vững vàng hay không là do tín đồ. Nhưng tương lai của đạo mới là sự bền vững và trường tồn.

Công việc chính của người phục nguyên đạo là xây dựng nền móng cho tương lai, tìm lối thoát cho sự phát triển đạo. Đó mới là Phục Nguyên Chánh Pháp.

Tâm không, tính không, là hồi chuông cảnh tỉnh, giải mọi gút mắt, xóa đi sự suy nghĩ lệch lạc.

Tâm không, tính không, giúp con người được gii thoát trong ssáng to, không đi ngược lại thời gian.


3 - ÂM MƯU TÔN GIÁO HAY  Ý THỨC HỆ RỒI SẼ LỤI TÀN


10-08-2015. 5 gi
sáng.


Sự sống trở nên quan trọng và là điều kiện tất yếu để có cảm hứng, và từ sinh lực cảm hứng đó mới có sự sáng tạo. Sáng tạo trong mọi lãnh vực từ tư tưởng, kỹ thuật đến nghệ thuật.., trong mọi môi trường, bao gồm cả tôn giáo, đạo.

Phật Giáo, Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật Giáo Hòa Hảo, lần lượt ra đời do sự sáng tạo linh diệu từ tâm thiện lành, nguyện cứu rỗi, giải thoát con người khỏi đau khổ, trầm luân, thoát khỏi bóng tối của sự u mê, sai lầm, bạc nhược… do các bậc đắc pháp giác ngộ dẫn dắt.

Sự sáng tạo từ những bậc chân sư trở lại với con người, trong mỗi thời kỳ thay đổi và tiến hóa của thời gian và không gian, trong đó loài người sống. Mỗi chặn đường của loài người đều cần có sự chỉ đạo phù hợp với môi trường sống, để có thể cùng sống sao cho nhịp nhàng đồng điệu giữa đạo và đời, như thế nào để tránh mâu thuẫn tạo ra thù hận giết chóc lẫn nhau.

Sự sáng tạo từ đạo, từ tôn giáo, từ tư tưởng nhân ái, thiện lành, từ tình yêu đạo, yêu đời, sẽ giúp con người hướng đến giải thoát; giải thoát khỏi giáo điều, khỏi gông cùm của ý thức hệ, hay của tôn giáo nào muốn trói buộc tín đồ nhằm tạo ra những đội quân tôn giáo.

Vũ khí, bom đạn, tự nó không giết người, nhưng những đội quân tôn giáo, đội quân ý thức hệ, sẽ dùng nó để hại người vì muốn thống lãnh con người và kềm kẹp con người, biến con người thành tù nhân của họ.

Đội quân tôn giáo, hay đội quân ý thức hệ, đều nguy hiểm như nhau. Cả hai đều ngông cuồng, mù quáng, chỉ biết tuân lệnh những kẻ thống lãnh, lãnh tụ; những người đã dùng mưu đồ tôn giáo hay ý thức hệ để phục vụ cho chính họ thay vì cho hạnh phúc, cho sự sống của tín đồ hay người dân của họ.

Tóm lại, mưu đồ tôn giáo hay mưu đồ ý thức hệ đều tàn độc như nhau.

Các mưu đồ tôn giáo hay ý thức hệ thay đổi theo thời gian. Sự yếu mạnh của mưu đồ cũng thay đổi tùy theo tiến hóa của con người theo chiều hướng nào. Con người có bị dục vọng làm chìm đắm trong u mê, hay trở nên giác ngộ, sáng suốt để tìm cách thoát khỏi ngục tù gông cùm của tôn giáo hay ý thức hệ hay không.

Nhìn trên thế giới thì sự cân bằng trở nên rõ rệt. Nhiều quốc gia đã hướng đến việc mở rộng chân trời mới, tiến tới tự do, giải thoát. Có rất nhiều con người đã hướng đến tình yêu và tự do, thoát khỏi ràng buộc kỳ thị của những tôn giáo muốn thống lãnh loài người bởi sự khắt khe của các giáo điều.

Âm mưu của tôn giáo và ý thức hệ muốn ngu hóa loài người rồi sẽ tàn dần theo tiến hóa của thời gian và sự thức tỉnh của loài người trong tân thiên niên kỷ.


4 - TÍNH KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO


17-08-2015. 5 gi
30 sáng.


Làm việc đạo cần có tấm lòng thành và tâm ý kiên trì, như thế, công việc có trở ngại khó khăn đến đâu cũng sẽ vượt được.

Tâm yên, trí vững, mọi việc sẽ được tiếp tục bằng nhiều phương cách, và duyên lành sẽ đến, ngõ hầu các tác phẩm nhằm phục hưng đạo sẽ được ra đời.

Đạo luôn tiếp tục từ đời này sang đời khác, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, giống như không khí nuôi dưỡng con người qua bao thời gian, nuôi dưỡng sự tiến hóa của con người.

Bước vào con đường đạo, ta như sống trong dưỡng khí trong lành của trời đất. Với một nội tâm đầy từ ái, đầy lòng tin và sự thương yêu muôn loài, vạn vật, sự sáng tạo do đó sẽ phát triển không ngừng trong môi trường thiêng liêng mầu nhiệm.

Càng sống với tâm đạo, sự buông bỏ và tha thứ càng tăng, cho đến khi sự va chạm tưởng như không còn.

Sống với tánh không, ta nghe, thấy, càng rõ; và rồi sự lo lắng, sợ hãi, dù là lo lắng sợ hãi cho đạo cũng chấm dứt. Vì sự lo lắng và sợ hãi chính là mấu chốt của yếu đuối, thiếu tự tin, làm ảnh hưởng sự sáng tạo bị ngưng trệ, tắc nghẽn.

Tâm không, tính không, là cánh cửa của sự sáng tạo.


5 - SỰ THÔNG THÁI CỦA THẾ HỆ TRẺ


19-08-2015.


Cảm hứng của tác phẩm đạo chỉ đến khi tâm được bình yên. Tuy sống trong đời sống hiện thực, nhưng đồng thời sống trên đời sống thật để có cái nhìn tổng quan không lệch lạc bởi thời sự, môi sinh, vân vân…

Người viết, kẻ sáng tác, vẫn sống, vẫn thở, tai vẫn nghe những tiếng động xung quanh. Nhưng cái nghe, cái nhìn của nội quan và ngoại quan, của sự giao cảm của mình với vạn vật trong thời gian và không gian đó đều xảy ra một cách đồng bộ.

Cảm hứng chỉ nhập vào nguồn đạo khi tâm trụ, mới vượt được sự ràng buộc của ngôn ngữ và dữ kiện, để trở nên sự sáng tạo trong sáng, không bị lệ thuộc những thành kiến chủ quan của ta và những người trước ta hay cùng thế hệ.

Nếu cảm hứng đến mà tâm vẫn xáo trộn việc đạo lẫn việc đời, thương ghét giận hờn, hay trong lòng muốn thế này thế kia, thì tác phẩm sẽ trở nên luận đạo, trở thành sự muốn chứng minh như thế này như thế nọ cho mục đích ca ngợi đề tài muốn viết.

Sự sáng tạo phải đi song song, tiến hóa đồng bộ giữa con người và vũ trụ. Tư tưởng sáng tạo phải chuyển hóa mới phù hợp với con người, hoàn cảnh và môi sinh.

Ta không thể trì kéo con người và nhồi nhét vào đầu họ những lập luận ta cho là hay là đúng của quá khứ, vì bộ óc con người mỗi thời đại mỗi khác. Môi trường sống thay đổi, điều kiện sống, kỹ thuật, phương tiện đều thay đổi, vì thế trí óc con người phải cập nhật, chuyển đổi theo, để sống còn.

Trí óc của giới trẻ với phương tiện truyền thông tân tiến hiện nay đã phát triển trăm ngàn lần hơn so với thời đại của những tác phẩm ghi chép bằng tay để phổ biến truyền đạt.

Ngày nay, một tác phẩm hay một bài viết hay, một tư tưởng giúp đời, giúp đạo, chỉ trong tíc tắc có thể đến hàng trăm hàng ngàn người đọc, và cứ thế nhân lên. Tư duy của các nhóm người cũng thay đổi và bị ảnh hưởng liên tục, vì tư tưởng con người hiện đại được tiếp xúc với nhiều tư tưởng khác, tốt có, xấu có, thánh thiện có, tàn ác có, vân vân…

Ta không còn nhìn con người theo cái nhìn xếp hạng hay phân biệt cao thấp, giỏi dở, tôn giáo này tôn giáo kia hay ý thức hệ nọ.



Con người càng biết nhiều qua phương tiện truyền thông, càng trở nên bí ẩn. Họ có thể trở nên một nhà thông thái dù mang lớp vỏ bần cùng hay ngu dốt. Hoặc họ trở nên nguy hiểm, đầy mưu mô xảo quyệt trong lớp vỏ trí thức có nhiều bằng cấp.

Không có cái gì ta viết, ta nói, mà không có người hiểu, người biết. Con người ngày nay dù rất trẻ, họ có thể là những người thầy dạy kẻ khác. Người cầm bút, kẻ viết báo, người làm chánh trị, không thể qua mắt họ với ý đồ bất chánh. Dù người viết có dùng thuật ngữ huyền đạo hay tôn giáo, chánh trị, hoặc bằng những từ ngữ yêu ấp quê hương, phục vụ đất nước, để lập luận cho ý đồ của họ, giới trẻ cũng đều có nhận xét nhạy bén để nhận biết.

Nếu muốn luận đạo, luận đời, luận chánh trị với ý đồ bất chánh để phục vụ mình hay phe nhóm mình, chỉ làm trò cười cho thế hệ mai sau.


6 - CÁN CÂN SẼ BỚT NGHIÊNG VỀ ÁC NGHIỆP


21-08-2015. 11 gi
ờ đêm.


Nếu cho rằng chỉ có tôn giáo của mình là chánh pháp, thật là một sai lầm to tát. Có rất nhiều tôn giáo xiển dương chánh pháp. Họ cũng có những bậc giác ngộ, những bậc minh sư, những bậc chân nhân; và cũng có những bậc giác giả, thánh nhân, không thuộc tôn giáo nào.

Chánh pháp là pháp tu chân chánh hướng đến chân thiện mỹ, hướng đến giải thoát, hướng đến phục vụ tha nhân và nhất là hướng đến sự hòa đồng không phân biệt tôn giáo, màu da, dân tộc.

Tôn giáo mà phân biệt và chống đối một tôn giáo khác, muốn đoạt tín đồ của tôn giáo khác, là đi sai đường chánh giáo của tôn giáo đó.

Bất cứ tôn giáo nào cũng đặt tình thương, từ bi, làm nền tảng, và sự cứu rỗi đưa con người đến giải thoát khỏi mọi gông cùm. Nếu dùng tôn giáo để chiếm giữ, thống lĩnh, kềm kẹp, biến con người thành tù nhân hay nô lệ của tôn giáo, thì hoàn toàn đi ngược lại sứ mạng của tôn giáo.

Vì thế, có biết bao cuộc chiến tranh, cuộc thảm sát vì lý do tôn giáo. Nhưng đích thực, do con người theo tôn giáo đó và dùng tôn giáo đó để thực hiện tâm địa hung ác tàn nhẫn của họ đối với đồng loại.

Tôn giáo là chánh giáo, nhưng chính con người đã biến thể tôn giáo của họ thành tà giáo, tạo bao nhiêu thảm kịch, lấy biết bao sinh mạng oan ức của nạn nhân khác tôn giáo.

Để tránh cho cán cân nghiêng quá nhiều về nghiệp ác, chúng ta cần tu tập, chiêm nghiệm, sống với chánh tâm, và cùng nhau chuyên cần, tự cảnh tỉnh, nhắc nhở thức giác luôn luôn, để tránh ác nghiệp, dù trong tư tưởng.

Có thức tỉnh luôn luôn, tỉnh giác để tránh ác nghiệp mới mong tránh hành động ác, được như thế sẽ sanh hạnh lành, tức hành động hướng thiện, dần dần sẽ tiêu trừ nghiệp chướng và ác nghiệp.

Càng có nhiều người có hạnh lành thì cán cân sẽ bớt nghiêng về ác nghiệp, và thế giới sẽ được an bình, hạnh phúc.


7 - SỐNG ĐẠO ĐỂ PHỤC VỤ ĐẠO


25-08-2015.      2 gi
sáng.


Cứ giữ tâm không nhẹ nhàng, trong sáng, để tiếp tục con đường đạo. Con đường phục vụ chánh pháp bất cầu lợi thì những nghiệp nặng nhẹ sẽ rơi dần lại sau lưng.

Con đường đạo là con đường buông bỏ không tiếc nuối để không nắm bắt lại những gì cho riêng tư, từ đó những gì hữu lợi cho Phật pháp sẽ đến, tùy duyên cho từng giai đoạn, để phục vụ cho khối đông, cho nhân quần xã hội, cho loài người.

Phục vụ cho Phật pháp không phải là con đường tính toán mà là con đường bất vụ lợi, vì thế nên trên con đường này ta chỉ buông chứ không bắt, không chụp lại những gì đến và đi.

Công việc đến rồi đi theo nhu cầu của cơ đạo. Người đóng góp hay phục vụ đều phải nghiêm túc trong mọi tư tưởng và hành vi. Không thể có tà kiến, mà tâm phải luôn chánh trực mới có cơ hội đóng góp vào cơ phục đạo. Người lái con tàu ví như vị thuyền trưởng không vì tình cảm cá nhân mà chọn thủy thủ theo ưa thích, mà phải luôn có trí tuệ để giữ vững sự thăng bằng của con tàu lướt sóng qua những giai đoạn bão táp, đưa con thuyền đại đạo đến nơi chốn không đắm chìm bởi lợi danh hay ý đồ gian trá, làm nhơ ố thanh danh đạo, thanh danh Thầy Tổ.

Tâm lành, ý lành, cứ như thế tiến bước. Mỗi giai đoạn đều có những thử thách mới, về công việc, về người cộng tác. Kẻ đến người đi, theo nhu cầu phục vụ đạo. Không buồn, không vui, không tiếc rẽ, không níu kéo, chẳng gọi mời. Người đến vì bổn phận, kẻ đi vì hết cộng duyên. Cứ liên tục như thế.

Tâm thân ý định. Đó là sống đạo để phục nguyên đạo.


8 - TUỔI GIÀ KHÔNG TRỞ NGẠI CHO TƯ TƯỞNG ĐẠO


26-08-2015.        4 gi
sáng.


Con đường độc đạo, con đường phục hưng chánh pháp, không thể chỉ thực hiện trong một năm, có khi phải trải qua hàng trăm năm, qua nhiều thế hệ kế tiếp.

Mỗi một giai đoạn, thế hệ kế truyền, đều phải tận tâm tận lực, vừa học hỏi vừa sáng tạo, phổ truyền theo cơ đạo, trong biên độ thời gian và không gian của thế kỷ đó.

Ngày nay, trong thời đại phát triển tăng tốc của truyền thông đại chúng qua mạng vi tính, việc phổ biến tư tưởng đạo được nhanh chóng lan rộng đến hang cùng ngõ hẻm. Không chỉ ở quốc gia sở tại mà lan tỏa khắp hoàn cầu. Không những một ngôn ngữ mà bằng nhiều ngôn ngữ của thế giới.

Vì thế, điều quan trọng là những người có sứ mạng phải làm việc tận lực, phải chánh tâm chánh tín mới không rớt ra khỏi con thuyền đại đạo, ngõ hầu phục hưng chánh pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni, của Phật Tổ, Phật Thầy. Mọi việc làm chân chánh đều có Trăm Quan hộ độ che chở, bảo vệ để được an toàn, bình an tiến bước.

Tâm thân ý chân chánh, luôn sống trong chánh niệm, hành chân chánh, nghĩ chân chánh, sẽ đưa ra tư tưởng chân chánh, ngõ hầu hữu lợi cho quần sanh, cho hậu thế.

Chánh niệm được liên lũy thì tà niệm không xâm nhập. Mọi trở ngại đều trở thành một bước tiến, một sự khởi hành cho giai đoạn mới, cơ duyên mới, phù hợp với làn sóng đạo ở các tầng giới cao hơn. Cho nên hành giả luôn cần sự thanh lọc mạnh mẽ. Các triệu chứng của thân bệnh trong giai đoạn thanh tâm chuyển thể không thể không xảy ra, để đón nhận các luồng điển thiêng nhập thể.

Sau giai đoạn thanh lọc và thân bệnh, cơ thể dần dần hồi phục và trở lại quân bình, và những việc đạo chẳng những được tiếp tục mà còn phát triển theo cấp số nhân.

Tuổi già không trở ngại cho việc phục hưng tư tưởng đạo.


9 - BỬU SƠN KỲ HƯƠNG GIÚP HỒI QUY NGUYÊN BỔN


29-08-2015. 5 gi
30 sáng.


Con người thay đổi, thời gian tiến hóa thay đổi, nhưng Đạo không thay đổi.

Những vị tiếp nối truyền thống đã đặt tên khác cho đạo, nhưng Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn là Bửu Sơn Kỳ Hương do Đức Phật Thầy Tây An khai sáng nguồn đạo. Đó là gốc của đạo mà tín đồ thuộc các thế hệ kế tiếp cần biết rõ để tự mình không mất gốc đạo.

Biết gc đạo để làm gì?

Để biết rõ rằng ta chỉ là tín đồ của một nhánh đạo. Khi tất cả các nhánh của đạo quy về một mối đạo thì Đạo sẽ phát sáng rực rỡ. Khi gốc đạo vững mạnh thì các nhánh các cành các rễ sẽ vươn mạnh.

Khi gốc đạo mạnh thì tâm tín đồ mạnh. Cũng đừng nghĩ lầm, khi nhìn thấy sức mạnh của một số tôn giáo dùng sức mạnh của tín đồ, sức mạnh của chánh trị, để thực hiện cho ý đồ, để xây dựng một vương quốc, hay tạo cơ hội và môi trường để lôi kéo tín đồ.

Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương hướng về “Không”, hướng con người trở về nguyên tánh của Bản Lai Diện Mục. Trở về chính mình để từ đó hướng đến giải thoát.

Bửu Sơn Kỳ Hương giúp cho ta hồi tâm chuyển tánh, chuyển hóa trở nên mạnh lành từ tư tưởng đến hành động. Buông bỏ tham vọng dù là tham vọng tôn giáo.

Tham vọng tôn giáo vô cùng nguy hiểm nếu đi đôi với tham vọng quyền lực hay chánh trị. Tham vọng tôn giáo sẽ đưa con người đi đến mù quáng, phạm tội ác, khôn lường và khó dung.

Ngày nay trên thế giới đã có nhiều lãnh tụ mang tham vọng tôn giáo, và từ tham vọng này họ đã gây tội ác và tạo ra sự đối nghịch; lôi kéo các thế lực chánh trị và tôn giáo khác vào vòng lửa hận thù, giết hại lẫn nhau, khó dừng lại vòng xoáy của chướng nghiệp.

Bửu Sơn Kỳ Hương đưa con người đi về tính không, thay vì hướng ra môi trường tranh chấp, hướng đến quyền lực tiền tài và danh vọng thì hướng về tự tâm để giải trừ nghiệp quả, hướng về chánh tâm và giải trừ độc tánh tham sân si.

Bửu Sơn Kỳ Hương sẽ giúp con người hồi quy nguyên bổn với Phật tánh trong sáng.


10.- DÙNG LỜI DẠY CỦA PHẬT, CỦA ĐỨC THẦY MỘT CÁCH BẤT CHÁNH LÀ TỰ ĐỌA VÀO ĐỊA NGỤC VÔ MINH


30-08-2015. 5 gi
sáng.


Bổn phận của người truyền thừa là đem các nhánh đạo trở về với gốc đạo, đây mới là nhiệm vụ chánh, thay vì lập đạo.

Gốc đạo cứ yếu dần nếu cứ lập thêm nhánh đạo, nghĩa là, dựa theo bản gốc rồi uyển chuyển theo ý đời. Cứ làm như thế thì vừa sinh ra sự chia rẽ tín đồ của mối đạo, vừa đưa tín đồ xa dần gốc đạo, xa dần lý đạo, xa dần pháp tu. Tín đồ sẽ dễ dàng thực hiện ý đồ theo lập luận tha hóa, và toan tính bất chánh sẽ chạy theo tham vọng chánh trị lẫn quyền lực.

Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương là tấm gương trong sáng hoàn hảo để soi rọi tâm thức, nội tâm của mỗi tín đồ tu tập, sống đạo theo pháp tu, không đổi thay theo thời thế; vì đây là thời kỳ mạt pháp, không còn đủ thì giờ để biện luận các lối tu, mà cần nghiêm chỉnh hành trì giới luật mà người tu hành chân chánh đương nhiên phải hiểu rõ, biết rõ.

Bấy lâu nay đã có rất nhiều người lợi dụng lời dạy của Đức Thầy về tinh thần yêu nước để lập luận cho mưu đồ chánh trị và tham vọng riêng tư của họ. Dùng lời dạy của Phật, của Đức Thầy để biện luận cho hành động, cho sự suy nghĩ sai lạc của mình, là một tội ác. Người làm như thế, là bôi bác, phỉ báng đấng Minh Sư.

Dùng Đạo, dùng lời Phật, lời Giáo chủ, một cách bất chánh, là tự đọa mình vào địa ngục vô minh.


11 - KHÔNG XÂY DỰNG SẢN PHẨM ĐẠO


01-09-2015. 3 gi
sáng.


Muốn viết được tác phẩm đạo phải sống trong đời với hơi thở và tâm thức luôn đồng bộ đồng thời với nhau, một cách tương tục và liên lũy trong nguồn đạo.

Tu kín, sống kín không nhất thiết là cách sống trong tu viện xa rời đời sống thực, chối từ vật chất, xa lánh con người; mà chính là, sống với vật chất nhưng không nhiễm vật chất, sống với con người nhưng không bị ảnh hưởng bởi người xung quanh hay môi trường sống, vân vân…

Vẫn sống vẫn thở ở trần gian, sống cùng gia đình mà không nhiễm thế. Đó là một đời sống cực kỳ khó, cần sự nhiếp tâm chuyển tánh liên tục cho phù hợp, để đời và đạo được quân bình, tránh xáo trộn, đổ vỡ.

Tâm đạo phải vững mạnh, thức giác luôn, để sinh hoạt trong chánh hành; giữ gìn chánh ngữ không nói năng quàng xiên, hầu luôn được tiếp cận và cảm nhận sự biến chuyển của cơ trời, của thiên cơ ngày càng dồn dập. Thế giới chuyển biến liên hồi theo nghiệp ác của nhân loại ngày càng bội phát. Mâu thuẫn, xung đột, đau khổ… ngày càng gia tăng. Thế giới hỗn độn càng tối tăm thì chánh đạo càng sáng tỏ.

Tác phẩm đạo là nhu cầu cần thiết cho tâm linh, cho con người muốn tìm lại chính mình, để tỉnh thức không bị hút vào các cơn bão chánh trị, hay bị cuốn vào tội ác chiến tranh.

Tác phẩm đạo phục vụ cho tha nhân, nhằm mang đến sự an lạc và hạnh phúc cho người; san sẻ sự thấy biết chân chánh của đạo, để người tìm đến đạo được đi vào con đường chánh đạo, xa rời tham sân si.

Tác phẩm (oeuvres) đạo vì nhu cầu của con người. Sản phẩm (products) đạo thường nhằm nhu cầu phục vụ mục đích riêng tư, nhằm tạo lợi lạc cho cá nhân.

Muốn đi con đường chánh đạo, hành giả tuyệt đối không xây dựng, không làm thành sản phẩm đạo để tạo nguồn lợi cho bản thân hay mục đích cầu danh đạo.


12 - DỤNG PHẬT PHÁP PHẢI CHÁNH TÂM


02-09-2015. 3 gi
30 sáng.


Tu nh
ư thế nào mà người khác không thy mình tu? Tu như thế nào mà chcó mình biết mình tu?

Đó là tu theo mật pháp, tu hướng về tâm. Đó là mật luật chính tâm thường trực trong mọi hoàn cảnh, thời gian và không gian.

Tu với nội tâm thường trực hướng vào chánh pháp quy ngưỡng Đức Phật, Đức Tôn Sư. Không phải tu theo thời, tu theo giai đoạn, lúc bước vào, lúc bước ra.

Tu theo mật pháp là lúc nào trong tâm ta cũng đối diện với chánh điện, với ánh đèn, với khói nhang nghi ngút, với tấm Trần Dà tràn ngập tâm thức.

Khi nhiếp tâm chuyển tánh thì tâm thức ta càng lúc càng đến gần và trực diện với ngôi Tam Bảo. Phải có thái độ không luận bàn, tức không dùng lý luận của Phật Pháp để bào chữa cho chính mình và những hành động của mình. Không dùng Phật Pháp để tạo bước thang danh vọng cho riêng mình. Không dùng Phật Pháp để tìm cách hơn người.

Dụng Phật Pháp phải chánh tâm để giúp tha nhân chứ không phải để lòe đời, gạt người.


13 - CHẤT LUYỆN KIM CỦA TÁC PHẨM ĐẠO


02-09-2015. 11 gi
30 đêm.


Làm việc với nội tâm trong sáng, hết sức cố gắng, với tấm lòng thành kính đối với đạo. Đi những bước ngắn, tiến từng khoảng nhỏ, không đặt kỳ vọng quá cao về mình, cũng không nên tự ti quá mức, là những điều nên nghĩ và nên làm.

Làm việc đạo cần kiên nhẫn kiên trì, dù bệnh tật, cơ thể yếu đuối, rồi cũng sẽ vượt qua như mấy mươi năm đã trôi qua.

Tác phẩm (oeuvres) đạo không thể thành hình bằng một cách dễ dàng, thoải mái, vui vẻ; mà phải luôn được cưu mang, nâng niu, bỏ nhiều công sức, đêm ngày xây dựng mới dần hình thành được.

Tác phẩm đạo luôn là tác phẩm để đời, có lợi lạc cho hậu thế, chứ không phải một vài năm được biết tới là thành công, rồi đi vào bóng tối bị quên lãng. Tác phẩm đạo phải diệu dụng trong mọi hoàn cảnh, và tồn tại dài theo thời gian, có khi hằng trăm năm.

Muốn viết tác phẩm (oeuvres) đạo phải thấm nhuần đạo. Tác phẩm đạo không phải là sản phẩm (products) đạo, thứ chỉ cần mài giũa ngôn ngữ cho hay ho cho hấp dẫn để lôi cuốn độc giả, cho có nhiều người mua, nhiều kẻ khen.

Tác phẩm đạo phải viết bằng cả sự chân thành, chân chất, trong sáng, thành khẩn, hết lòng trung thực, phải viết bằng chất luyện kim, bằng kết quả của nhiều năm nghiêm trang tu tập.

Cht luyn kim ca tác phm đạo mi có giá trtht, không thay đổi, và thực sự có lợi cho người muốn tìm đến nó để tu trì, hướng đến phục vụ đạo, phục vụ tha nhân, tiến đến giải thoát khỏi tâm mê, ngõ hầu minh tâm kiến tánh.


Xem : 
Dẫn Nhập và Chương 1: https://vietbao.com/a292254/doc-lap-tu-chu-tac-gia-nguyen-huynh-mai-dan-nhap-chuong-1 
Chương 2 và Chương 3:  https://vietbao.com/a292255/doc-lap-tu-chu-tac-gia-nguyen-huynh-mai-chuong-2-va-chuong-3
Chương 4 và Chương 5: https://vietbao.com/a292256/doc-lap-tu-chu-tac-gia-nguyen-huynh-mai-chuong-4-va-chuong-5
Phụ Lục về Bốn di tích quan trọng: https://vietbao.com/a292257/doc-lap-tu-chu-tac-gia-nguyen-huynh-mai-phu-luc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 1975, VNCH thua trận. Ít lâu sau đó MTGPMN cũng tiêu vong, không kèn không trống, không Cáo phó, Thiệp tang gì cả
Doanh nghiệp phải đảm bảo là không đồng lõa với nạn chà đạp nhân quyền... Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và được hưởng quan hệ kinh tế
Tân-Tư-Bản Đại-Địa-Chủ-Đỏ, Big New Red Capitalist Landlords, ở Việt Nam đã, đang và sẽ thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo
Cuộc biểu tình khiếu kiện suốt 26 ngày đêm (từ 23-6 đến 18-7 năm 2007) của nông dân miền Nam trước Văn Phòng 2 Quốc Hội
Dân Mỹ là một dân tộc rất mê thể thao. Từ football đến baseball, bóng rổ, hockey, v.v… Thể thao trong quan niệm Mỹ không những rèn luyện thể xác
Mùng một tháng Tám vừa qua là lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, trước khi chính thức rời Hà Nội vì đã mãn nhiệm, hôm 30/7 vừa qua
Làm thế nào để sự sáng suốt không bị thói quen lấn áp hay nắm chủ quyền của thân tâm tạo ra những chuỗi suy nghĩ đưa đến lời nói hay hành động sai lầm"
San Jose từ nhiều năm nay có một hoạt động khá đặc biệt của nhóm Tình Thương. Quanh năm vận động người tình nguyện đi làm toàn những công việc
Nhà giàu, học giỏi, mà thành khủng bố tự sát" Sao không ứng cử tổng thống" Vụ khủng bố hụt tại London và phi trường Glasgow
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.