Hôm nay,  

Trương Vĩnh Ký, (1837- 1898): Con người đặc biệt của thời người Pháp mới tiến chiếm Việt Nam

03/03/201915:33:00(Xem: 4595)

Trương Vĩnh Ký, (1837- 1898): Con  người đặc biệt

của thời người Pháp mới tiến chiếm Việt Nam.

(Bài giới thiệu ngắn về tiểu sử của ông Trương, CA Dec 8, 2018)

 

Nguyễn Văn Sâm
 

Có bạn nào từng viếng cái bia lưu niệm nơi sinh của Trương Vĩnh Ký tiên sinh ở Cái Mơn không?
 

Tôi đã đến đó gần 20 năm trước. Bia viết một phần bằng chữ La tinh, một phần bằng chữ Hán được dựng nhân dịp kỷ niệm 100 sinh của một bậc hiền triết Miền Nam mà vua Đồng Khánh gọi một cách rất kính trọng là Nam Trung Ẩn Sĩ Trương Sĩ Tải Tiên Sinh. Vậy nhờ đâu ông được nhà vua kính trọng, tại sao ông lại được dựng bia dựng tượng dầu đã khuất núi gần bốn mươi năm trước?
 

….Mồ côi cha từ khi 5 tuổi. Ông được mẹ cố gắng nuôi cho học chữ Nho với một thầy chữ Nho ở trong vùng, tới năm 9 tuổi thì ông đã thông thuộc nhiều sách Nho. Một người nhớ tới ơn xưa của cha ông giúp đỡ và xin cho ông vào đạo. Ông được giới thiệu và giúp việc giảng đạo với cha Long, một linh mục người Pháp đang giảng đạo chui trong vùng. Sự đời đưa đẩy ông gặp LM Hòa, cũng là một linh mục người Pháp. Năm 12 tuổi ông được LM Hòa giúp cho đi học trường đạo Pin ha lu ở Cao Miên, cũng là để trốn tránh việc bắt đạo lúc nầy đang ráo riết. Sau đó vì học giỏi ông được cho đi Penang (Mã Lai) học tiếp về triết lý Thiên chúa giáo... Tại đây ông học và tự học để thông thạo nói cũng như viết được 21  ngôn ngữ Á Châu và Âu Châu.
 

Năm 1863, lúc mới 26 tuổi, ông được xung vào làm thông ngôn cho phái đoàn Phan Thanh Giản trong chuyến đi sứ sang Pháp để điều đình chuộc lại ba tỉnh Miền Tây.Trong dịp nầy ông giao thiệp và kết bạn với nhiều nhà khoa học và nhà văn lúc bấy giờ như: Littré, Duruy, Renan, Victor Hugo, Paul Bert…

Về sau lúc Paul Bert qua làm Toàn Quyền Đông Dương có cử ông ra dạy vua Đồng Khánh về tiếng Pháp cũng là cái gạch nối để triều đình Huế và người Pháp hiểu nhau. Trong thời gian nầy ông có đề nghị Đồng Khánh nhiều điều cải cách, những điều mà ông biết và thấy tận mắt khi ở nước ngoài. Tuy nhiên với với hoàn cảnh đặc biệt của nước nhà trong thời thuộc địa và với một đoàn quan lại cổ hủ, hà lạm những đề nghị nầy không được coi trọng mà lại còn bị dị nghị.
 

Khi Paul Bert mất, ông Petrus Ký thấy rằng đã đến lúc mình phải từ giả triều đình Huế, không nên dính dáng đến hậu trường chánh trị nữa, lui về Nam. Vua Đồng Khánh lưu ông không được mới ban tặng tám món quà để tỏ lòng tôn trọng… Thời gian ông làm việc với vua Đồng Khánh là thời gian mà người đời dị nghị nhiều nhứt vì nghi ngờ ông là người thân tín của Pháp do Paul Pert gởi vô triều đình để dòm ngó Nam triều.
 

Từ khi về Nam, ông thuần túy giữ vai trò của một nhà văn, nhà giáo, nhà văn hóa, nhà báo trong chức vụ giáo sư, người điều hành trường thông ngôn, người sáng lập tờ Gia Định báo, người chủ trương tờ Thông Loại Khóa Trình (sau đổi lại là Sự Loại Thông Khảo). Ông sống một cuộc đời cặm cụi viết và in sách trong hoàn cảnh khó khăn về tài chánh cho đến khi mất 1998, thọ 61 tuổi, để lại một số tác phẩm mà có người kể không thôi những cái tựa đề cũng phải mất 30 trang…
 

Trong vài lời phát biểu ngắn ở Cái Mơn hôm đặt bia kỷ niệm 100 năm sinh của ông, ông Pagès, Thống Đốc Nam Kỳ có nói: Lúc sanh tiền ông Petrus Ký chẳng được người ta hiểu mình, nhưng chẳng qua chỉ là số phận chung của những nguời lỗi lạc. Mãi đến ngày hôm nay (6 Dec,  1937) đen trắng mới rõ ràng…


blank

(Người viết, NVS, cầm nón, trước bia ghi năm sinh của Petrus Ký, tại Cái Mơn, năm 1998.)
 

Một người mà khi chết đã lâu còn được số đông dân chúng và chánh quyền trọng kính ắt có công nghiệp và đạo đức tốt lành. Sách viết về ông rất nhiều, cuốn bằng tiếng Việt đầu tiên là của Đặng Thúc Liêng, một nhà văn viết bằng chữ quốc ngữ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20: Trương Tướng Công Hành Trạng. Sách bằng tiếng Pháp có cuốn của Bouchot, coi ông như một nhà bác học, một bậc ái quốc của Miền Nam. (Un savant et un patriot Cochinchine, 1927).
 

Học giả Nguyễn Văn Tố trong một bài tiểu sử Trương Vĩnh Ký dài viết bằng chữ Pháp có nhiều chi tiết đáng quí và những nhận định chính xác: Petrus Ký (1837-1898) (chữ Petrus không có dấu và chữ Ký có đấu đàng hoàng.) khi kết luận cho rằng Cuộc đời của Petrus Ký tóm lại  bằng ba chữ: Khoa học (science), lương tâm (conscience) và khiêm cung (modestie). Tôi cho rằng người khoa học, người có lương tâm đều dễ kiếm dễ thấy, người khiêm cung cũng dễ gặp ở đời, nhưng một người gồm đủ ba đức tánh này không dễ gì tìm nhứt là khi người đó được người đương thời trọng vọng, chỉ cần gật đầu một cái thì giàu sang, quyền thế.
 

Về các công trình của Pétrus Ký, ta có thể xác quyết bằng một nhận định tổng quát rằng tất cả đều có giá trị văn hóa, giáo dục, góp phần vào sự thúc đẩy việc đi lên của dân tộc Việt, khiến người đồng thời cũng như người hậu bối của ông biết được giá trị của chữ quốc ngữ, giá trị của nhũng sáng tác bằng chữ Nôm trước đó, cũng như ảnh hưởng của báo chí đối với đân trí.

Việc viết lách của Petrus Ký không phải là tầm chương trích cú hay theo đường lối xưa mà là công việc của người biết ứng dụng sự phân tích và tổng hợp để nhận định sự kiện. Ông Renan từ năm 1880, đã đánh giá công-trình sử-học của Trương vĩnh Ký: "Trương Vĩnh Ký trình bày cho chúng ta biết một cách tường tận những ý tưởng của người Việt nam về lịch sử của họ. Người ta phải ngạc nhiên khi thấy trong cuốn sách Giáo trình Lịch sử Annam của ông một tinh thần sáng suốt và một sự vô tư khách quan ít thấy ở những công trình có tính cách Á Đông. Nhiều nước ở Châu Âu không có được cho trường học của họ một cuốn sách lược khảo có giá trị như cuốn sách của Trương Vĩnh Ký." (trích lại của Nguyễn Vy Khanh, cuốn Trương vĩnh Ký.)

Cuối bài tiểu sử ngắn nầy xin hiến quí vị câu chuyện về sự khiêm tốn và nhẫn nhịn của ông, do một người học trò là Jacques Lê Văn Đức kể lại nhân buổi lễ 100 năm ngày sinh của ông ở Chợ Quán trước rất nhiều quan quyền Pháp và Việt. Chuyện nầy có ghi lại trong bản in ngày Thứ Tư 6 Décembre 1937 trên báo Công Luận do ký giả Công Minh viết. (Ông lỡ đạp đồng xu của đứa trẻ đánh đáo tường và bị nó chưởi, ông bỏ đi vẫn bị nó chưởi theo. Ông Đức tức giận vì thầy mình bị xúc phạm đã bạt tai đứa nhỏ và bị thầy rầy: ‘Đi theo thầy phải học theo cách xử sự của thầy ngoài sự học văn chương. Mình đạp đồng xu nó thì phải chịu trách nhiệm. Nó chưởi mình thì cũng được thôi.’

Cũng nên nói thêm là ông Jacques Lê Văn Đức cho biết thầy mình ăn mặc sơ sài, quốc phục nên ra đường bị đứa trẻ kia tưởng là người nhà quê ngu dốt nên cà xốc, hổn hào…)­­­­­­­­­­­­
 

Nhân tiện, xin nhắc lại hai câu liễn ở cổng trường Petrus Ký, nay đã không còn: Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt. Âu tây khoa học yếu minh tâm mà vị Giáo sư Hán văn kỳ cựu của trường cách đây 7, 8 chục năm đề nghị, biểu lộ được tinh thần của ông Trương Vĩnh Ký. Tu khắc cốtphải ghi nhớ trong xươngYếu minh tâmnên khắc ghi vào dạ. Chúng ta đã tâm niệm, đã ghi nhớ, mình phải đứng trên hai cột trụ quan trọng Khổng Mạnh cương thường và Âu Tây khoa học chưa? Hay chỉ là lềnh bềnh suốt đời cho có mặt trên cõi đời, kéo lê sự hiện diện  nghĩa là hiện hữu chớ không phải hiện sinh?

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.