Hôm nay,  

Năm mới dùng"của quý" cầu an và trừ tà

2/25/201907:38:00(View: 6964)

Năm mới dùng"của quý" cầu an và trừ tà

 

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

 

Tự ngàn xưa có một số tôn giáo trên thế giới tin tưởng vào các phép thuật dùng để trừ tà ma, bảo vệ an lành cho con người. Việt Nam ta ngày nay vẫn còn giữ một số phong tục và phép tắc kiêng kỵ vào ngày Tết để giữ điềm hên, cầu an và mang lại điều lành cho làng xã.

Mỗi năm vào rằm tháng Giêng, người dân ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn lại tổ chức lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ") để cầu an, cầu mùa màng tươi tốt đầu năm mới. Điều đặc biệt là lễ vật cúng tế lại là vật mô phỏng "của quý" của các ông để thể hiện sự sinh sôi nảy nở và cầu phước. Lễ hội được tổ chức từ rạng sáng đến tối với nhiều nghi thức lễ tế, cúng rước long ngai, bài vị thần từ đình Làng Mỏ lên miếu Xa Vùn. Bên cạnh đó còn mô phỏng lại cảnh luyện binh, đánh giặc, đấu gươm của các binh sĩ thời xưa. Trò chơi dân gian như đánh đu, các bà then múa trầu truyền thống...

 blank

Pic 1. Lễ rước của quý ở Lạng Sơn (ảnh: báo PL/Kênh 14)

 

Khi được viếng thăm Bhutan, tôi cũng chứng kiến một cảnh tương tự, nhưng lại có điểm khác. Chưa bao giờ tôi thấy "của quý" các ông được trưng bày lồng lộng như thế khắp thành phố một quốc gia bé nhỏ có nét kiến trúc đặc thù như ở Bhutan. Nó hiện diện trên tường một ngôi nhà thuờng dân, nơi mái nhà, đầu một cầu thang gác, treo tòng teng nơi cửa ra vào hay được thay cho ống thoát nước được làm bằng sắt sơn đỏ cứng cáp, to đùng.
 

Bạn đã từng được nghe Bhutan là một vương quốc hạnh phúc nhất thế giới hay đó là cõi Tây Phương Cực Lạc cuối cùng. Tuy nhiên có đến nơi, đi sâu vào cuộc sống, thăm viếng mọi chốn từ đô thị, đền đài  cho đến các căn nhà dân dã của người Bhutan, bạn mới khám phá ra họ vẫn duy trì những phong tục bảo thủ cố hữu. Một trong những thứ họ gắng gìn giữ là xem trọng và thờ phụng cái "của quý" của phái nam.
 

Tự ngàn xưa, sự sùng bái và tôn thờ sinh thực khí nam như thần thánh đã có mặt trên thế giới từ Âu sang Á từ thời Ai Cập cổ đại cho tới Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Cambodia..v..v... Hiện nay, ở thế kỷ này, vẫn có vài nơi xem của quý ấy như một tôn giáo và duy trì những nghi lễ thờ cúng và tiếp tục tìm cách bảo tồn không cho nó mai một. Các nhà sử học đã tìm thấy điều này trong các quốc gia ở trung và đông Á như Ấn Độ, Nhật, Việt Nam(Lạng Sơn), Bhutan và trong những nhà thờ St. Priapus ở Montreal, Quebec của Canada và San Francisco, Texas và New York của Hoa Kỳ.
 

Riêng ở Bhutan, sinh thực khí nam không những có mặt ở các đền thờ mà còn hiện diện khắp mọi nơi và được trang trí dưới nhiều hình thức, kích cỡ to nhỏ như tranh tường, hình tượng, quà lưu niệm, vật dụng hàng ngày, thậm chí thay thế cho một mũi tên chỉ đường. Điều lý thú là dưới dạng tranh vẽ chúng được trang trí một cách dễ thương hơn với những giải lụa khi màu xanh, lúc màu đỏ, thắt ngang uốn lượn vòng vèo như mây vần vũ, hoặc rồng bay phượng múa, tạo cho người xem cái cảm tưởng "của quý" đang baỵ.....trên tiên giới.

 
blank

Pic 2. Trên tường nhà ở (ảnh: TTT)
blank

Pic3. Bảng chỉ đường (ảnh: TTT)
blank

Pic 4. Ở đầu cầu thang (ảnh: TTT)

 

Một phụ nữ Mỹ lớn tuổi lúc vừa xuống xe buýt để bước vào đường phố của thung lũng Punakha đã vội bịt miệng kêu "Lạy chúa tôi" khi thấy chính mình bị bao vây bởi hình ảnh những cái của quý sừng sững khắp nơi trong dãy Hy Mã Lạp Sơn tuyệt đẹp.

Thoạt nhìn ai cũng dễ bị sốc nhất là phụ nữ hay trẻ em, nhưng khi quen rồi, người ta thấy vui mắt như một thứ trang trí nghệ thuật hơn là một cảm giác thô tục, thiếu thanh tao.

Ngoài niềm tin tôn giáo, người Bhutan cho rằng của quý mang đến sự bảo vệ khỏi quỷ dữ và xua đuổi tà ma, nó còn là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở mà đất nước này vốn khuyến khích người dân có thêm con vì đất nước có nhu cầu cần gia tăng dân số. Ngược lại người dân không muốn có nhiều con vì chi phí nuôi dạy trẻ con rất cao nên 1 gia đình trung bình chỉ có 1 cho tới 2 con thôi.

Tuy Bhutan cố ngăn chặn lượng du khách ngày càng đông với ước muốn thăm viếng vương quốc đặc biệt này nhưng nguồn thu nhập của du lịch mang lại số tài chánh đáng kể khiến Thủ tướng Jigme Thinley đã chủ trương tăng gấp ba lượng khách du lịch vào Bhutan mỗi năm. Điều này khiến một số người dân trở nên lo lắng đối với việc thờ phượng của quý vì họ sợ dòng chảy của khách du lịch đến ốc đảo bị cô lập này sẽ làm suy yếu bản chất đặc thù của Bhutan - Đó là phong tục sùng bái Dương Vật ở khắp nơi trong nước từ làng quê tới thành thị.

 

Sự hiện diện của khách du ngoại quốc đã làm suy giảm sự suy tôn biểu tượng "của quý" một cách rõ rệt qua sự kiểm duyệt của hội đồng thành phố trong việc trang trí đô thị bằng các bức tranh vẽ hay chạm khắc bằng gỗ những chiếc "của quý" có thắt nơ trông như ớt đỏ. Nhất là những nơi hay thành phố có các công trình xây cất mới mẻ, hình dáng quen thuộc của "của quý" đầy quyền lực của phái nam thiếu vắng hẳn.

 

Tương tự như các du khách viếng thăm Bhutan, tôi được người dẫn đoàn du lịch của chính phủ đưa đến tu viện Chimi Lhakhang. Đường đi đến tu viện là một hành trình cuốc bộ trên những con đường đồi có cảnh đẹp và xanh mướt cỏ cây. Đến nơi ai cũng mệt nhoài, phải ngồi nghỉ chân dưới một cây cổ thụ có tàng xanh thật lớn trước khi vào trong tu viện.

 

Đây là nơi hàng trăm cặp vợ chồng người Bhutan không có con đã thực hiện những cuộc hành hương đến "đền thờ sinh đẻ", để một nhà sư chúc phước cho họ bằng một cái sinh thực khí nam bằng gỗ. Không chỉ những người dân Bhutan hiếm muộn tin tưởng đến đây cầu phước mà cả những người nước ngoài cũng tìm đến để được ban phước và được như nguyện, theo lời thuật lại của người dẫn đoàn.

 

Tu viện Chimi Lhakhang được sáng lập bởi một tu sĩ kiêm thi sĩ có tên là Drukpa Kunley(1455-1529). Ông được sinh ra trong nhánh của gia tộc quý tộc Gya. Ông được biết đến với những phương pháp điên rồ trong việc khai sáng những sinh mệnh khác, chủ yếu là phụ nữ.  Ông được người ta gọi là "Vị thánh của 5.000 phụ nữ". Ông ban phước cho các phụ nữ dưới hình thức tình dục. Chủ trương của ông là phụ nữ có thể được giác ngộ, được ông truyền đạt sự giác ngộ, mà vẫn có một cuộc sống tình dục rất lành mạnh. Ông có sáng kiến và kỳ công trong việc thực hiện các bức tranh vẽ sinh thực khí nam ở khắp nơi của Bhutan và đặt các hình tượng chạm khắc ấy trên mái nhà để xua đuổi tà ma.  Dương vật của Kunley được gọi là "Thần sấm thông minh" và bản thân anh ta được gọi là "vị thánh sinh sản" vì người ta tin rằng triết lý sức mạnh "của quý" đã giác ngộ con người. Do đó, phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới đã đến thăm tu viện của ông để tìm kiếm phước lành từ ông.

 blank

Pic 5. Tu viện Chimi Lhakhang (ảnh: TTT)

 

Khi đoàn chúng tôi được tiếp xúc với vị tu sĩ Phật Giáo trong tu viện đang đọc các tin nhắn ở điện thoại của ông. Tôi thấy ông đang kiểm tra email trên máy tính. Ông nói "Nhiều người hỏi thăm nơi này để tìm đến chữa bệnh vô sinh". Ông thêm "60 đến 70 phần trăm các trường hợp đều đạt kết quả khả quan sau khi được ban phước ở đây".

 

Ông giải thích " Trong môn Chiêm Tinh Phật Giáo, vô sinh được giải thích như là một sự không tương hợp trong sự kết hợp các yếu tố giữa các cặp vợ chồng. Ít nhất hai trong năm yếu tố của mỗi người không được tương hợp. Tỷ như: năng lượng cuộc sống, sức khoẻ thể chất, tài chính, thành công xã hội và sự tự tin về tinh thần cũng chính là năm yếu tố phổ quát: gỗ, lửa, đất, kim loại và nước. Phần còn lại có thể được điều chỉnh bằng những lời cầu nguyện, lễ nghi và phước lành.  Vô sinh dường như là một vấn đề về sức khoẻ thể chất, hoặc "lửa" trong cặp vợ chồng. Không có gì mà một chút giác ngộ bởi "Pháp thuật sấm sét của trí tuệ rực lửa" không thể sửa được."

 blank

Pic 6. Thiếu nữ Bhutan giải thích tục thờ trong vườn nhà (ảnh: TTT)
blank

Pic 7. Dưới hình thức quà lưu niệm (ảnh: TTT)

 

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

  

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mười chín năm trước, 2004, nguyên Thủ tướng Cộng sản Võ Văn Kiệt nói: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ “có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Trong cuộc phỏng vấn của báo Quốc Tế thuộc bộ Ngoại giao phổ biến ngày 30-3-2005, ông Kiệt khuyên: “Vết thương chung của dân tộc như vậy cần được giữ lành, “thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Và muốn để mọi người Việt Nam chung tay hàn gắn thì chúng ta, người chiến thắng và đang lãnh đạo đất nước, “phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”.
Như vậy, ông Trọng và đảng của ông Trọng không chỉ có khả năng dễ dàng tham nhũng, vơ vét ngân quĩ, tiền bạc công khố, tài nguyên của Việt Nam mà còn có khả năng dễ dàng nhận được hỗ trợ tiền bạc từ thế lực nước ngoài muốn thôn tính Việt Nam. Ông Trọng có bao nhiêu đô-la, bao nhiêu ngoại tệ hay bao nhiêu vàng là điều chúng ta có thể không bao giờ biết. Nhưng chắc chắn không thể ít...
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác : khi họ chết không ai nhắm mắt!
✱ SCMP/Mỹ: Chúng tôi chắc chắn sẽ hoan nghênh bất kỳ nỗ lực nào nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng miễn là nền hòa bình đó, như tôi đã nói, có thể bền vững và đáng tin cậy. ✱ SCMP/Pháp: Tôi biết tôi có thể tin tưởng vào việc ông Tập sẽ khiến Nga tỉnh táo và đưa mọi người trở lại bàn đàm phán. ✱ Global Times: Cuộc điện đàm này cũng là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm thúc đẩy ngừng bắn và lập lại hòa bình càng sớm càng tốt. ✱ Moscow Times: Chúng tôi sẵn sàng hoan nghênh bất cứ điều gì có thể giúp chấm dứt xung đột ở Ukraine và đạt được các mục tiêu của Nga...
Từ Ất Mão 1975 đến Quý Mão 2023 là 48 năm, tròn 4 con giáp từ ngày nước Việt Nam thống nhất. Sau 10 năm với chính sách bao cấp khiến kinh tế gặp khó khăn, từ dấu mốc “đổi mới” 1986 mở cửa giao thương với phương Tây, bỏ chủ trương kinh tế tập trung, ban hành những cải cách cho giới tiểu thương tự do kinh doanh, tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần, bắt đầu từ đó Việt Nam phát triển...
Trước thềm Hội nghị Trung ương lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ khóa đảng XIII (2021-2026), Ban Tuyên giáo đảng đã chỉ đạo báo chí phải kiên quyết “bảo vệ tư tưởng đảng”. Theo Trung ương, tư tưởng Đảng bao gồm chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã được chọn làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động...
Cũng thôi đừng đập phá nghĩa trang và bia mộ của những kẻ thuộc bên thua cuộc nữa. Trút hận thù lên ngay cả những nấm mồ của người đã chết thì làm sao với tay đến được thân nhân của họ, những khúc ruột xa, ở tận nước ngoài?
Một vài chủ đề trong lĩnh vực giáo giục đã nổi lên khắp các trang tin tức trong vài năm qua, trong đó nỗ lực cấm Thuyết Chủng Tộc Phê Phán* (Critical Race Theory – CRT) trong các trường học là một trong những chủ đề thống trị. Chủ đề này phổ biến đến mức các chuyên gia nghiên cứu tại UCLA School of Law Critical Race Studies Program đã lập ra một cơ sở dữ liệu mới để theo dõi các nỗ lực của chính quyền địa phương và tiểu bang trong việc cấm giảng dạy lý thuyết này cùng với những thứ khác.
Hôm 26/03/2023, FB Trịnh Nhung ái ngại cho hay: “Hiện tại chị Bong Tuyet vợ TNLT Đỗ Nam Trung đang gặp khó khăn trong việc tìm và thuê nhà. Kính mong cô bác thương tình, có căn nhà nào đang để trống thì cho chị ấy thuê lại với ạ. Để có chỗ còn sinh sống và các cháu được yên ổn học hành...
Đảng Cộng sản Việt Nam tự cho mình quyền lãnh đạo là phản dân chủ vì dân chưa bao giờ bỏ phiếu giao quyền cai trị cho đảng. Thế nhưng Đảng vẫn cãi lý rằng “vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, không thể thay thế.” (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, ngày 10/02/2020). Nhưng “lịch sử nào” đã chọn đảng thay dân? Nói cách khác là đảng của ai và đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội Việt Nam?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.