Hôm nay,  

Xin Cầu Nguyện

25/12/201815:21:00(Xem: 5129)
 Xin Cầu Nguyện
 
Nguyễn Đại Thuật

 

 Thưa cùng quý bạn A.20,

 

 Hôm nay là ngày lễ Giáng-sinh, anh em chúng ta rãi rác khắp nơi trên thế giới cùng chào mừng ngày lễ tôn-giáo này, Có lẽ trong chúng ta cũng có người không theo đạo Thiên chúa, nhưng sự phổ thông của ngày lễ nầy không khỏi  hằn sâu vào tâm trí ta cái giá trị tâm linh mà tôn giáo nầy trao tặng.

 

Hiện nay anh em chúng ta là những người chỉ có quê hương thứ hai, còn quê hương thứ nhất, quê hương vàng son nhất của một thời tuổi mộng không biết bao giờ có lại được, mặc dầu ai trong chúng ta, bằng cách nầy hay cách khác, dưới cách đấu tranh nầy hay đấu  tranh khác, tích cực trong việc cứu lấy quê hương để được trở về .

 

Nhớ đến những ngày trước 30/4/1975, Sinh viên VN và cộng-đồng  người VN ở thành phố Paris của nước Pháp đã cùng nhau ra đường diễn hành để TANG cho một miền Nam VN bị mất vào tay người VN Cọng-sản miền Bắc. Cái họa mất miền Nam Tự-do hay là VNCH đã để cho một nửa dân tộc, trong đó có chúng ta đã trãi qua bao đau thương  thống khổ cho đến ngày hôm nay. Và anh em chúng ta đã trở thành kẻ lưu vong lang thang trên nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới.

 

Sự mất mát nầy, trước hết là sự không sáng suốt của lãnh đạo của chúng ta, trong đó có chúng ta, nhưng quan trọng nhất là lòng tin của chúng ta đã bị anh bạn Đồng-minh lật lọng.

 

Hôm nay, nhìn ra thế giới, cũng đang diễn ra tại vùng Trung-đông cháy nắng,  sắc tộc Kurde (Kurdistand) cũng đang rơi vào tình trạng như VNCH 43 năm về trước khi người bạn Đồng minh bỏ rơi họ. Ngày xưa VNCH chỉ có một đối tượng là CS miền Bắc xâm lược mà chúng ta là người tự vệ. Ngày nay người Kurdes tả xung hữu đột, nào Syrie, Turqui, Russie, Daesh. Những người Kurrdes này, nếu ta so sánh thì họ như những người thuộc sắc tộc H'mong của VN. Họ có lãnh thổ nhưng chưa hề đuợc lập quốc, bởi vì người Turqi (Thổ ) không muốn họ có một quốc gia riêng. Nếu đọc lịch sử, chúng ta đều   biết Đế chế Ostoman (1299-1922) đã tận diệt người Arrménie như thế nào rồi.  Cho đến ngày nay người Turqi chưa bao giờ xin lỗi dân tộc Arrménie.

 

Ngày nay người Kurdes lại được Đồng minh Hoa Kỳ giao họ lại cho tên sắc máu Erdogan của Thổ nhĩ kỳ thì số phận người Kurdes không khác gì người dân VNCH chúng ta đã bị    hứng chịu từ trước cho đến nay.

 

Sáng hôm nay, ngày Giáng-sinh, tôi đi một vòng qua một  quán cà-phê trong khu có những người bạn Kurdes cư ngụ. Phần phần đông họ là người có đạo Thiên-chuá, nhưng cũng không ít người theo Đạo Hồi. Tôi ngồi với họ, cùng uống với họ tách trà có hương vị Bạc-hà (thé à la menthe). Chiến tranh ác liệt buộc họ phải ra đi qua nuớc khác, quê hương  của họ vẫn còn, nhưng nay thì hầu như đã mất.

 

Gần một tiếng đồng hồ ngồi bên nhau, những tách trà vẫn còn đầy, nhưng tôi thấy trên mắt họ đọng đầy nước. Tôi không biết nói gì với họ, chỉ im lặng để cho lòng mình cảm thông với nỗi đau của họ đang chiụ, giống như nỗi đau của mình 43 năm trước.

 

Khi tôi bước chân trở về nhà, lòng vẫn nặng chĩu niềm thông cảm sâu sắc với nỗi đau của những   nguời bạn Kurdes, một bản sao của niềm đau của mình trước đây.

 

Xin quý bạn của tôi, một lúc nào đó trong ngày khi cảm thấy lòng thanh thản, xin bạn một lời cầu   nguyện an-bình cho những người Kurdes và quê hương của họ.

 

 Thân ái.

 

Nguyễn Đại Thuật

 

  Ghi chú:

 

A.20 là trại giam tù nổi tiếng tàn độc nhất miền Trung của CSVN

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bị cạnh tranh và hiệu năng kém lẫn tham nhũng cao của khu vực nhà nước khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhân viên bị sa thải... Việt Nam đang nuôi cả hy vọng lẫn mối lo trong viễn ảnh gia nhập tổ chức WTO. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ đề cập tới những vấn đề trên qua phần trao đổi với
Vào ngày 12 tháng 7 năm 2006 vừa qua, Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, thường được gọi là Ban chỉ đạo 33, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tổ chức một cuộc tọa đàm tại Hà Nội để bàn về phương hướng và giải pháp khắc phục hậu quả mà chánh phủ
Mục tiêu chính của phái đoàn thương mại Hoa kỳ ngồi thương thuyết với phái đoàn cộng sản Việt nam là làm sao đạt được những đòi hỏi có lợi cho tư bản Hoa kỳ với những đặc quyền, đặc lợi ở thị trường Việt Nam. Đó là cái gía mà cộng sản Việt Nam phải trả để
Nghệ thuật mượn sức đôi khi là nghệ thuật mệt sức. Trong mọi cuộc thương thảo, người ta chỉ đạt kết quả khi đôi bên cùng nhượng bộ… một phần. Khi cần nhượng bộ, nhà thương thuyết phải nói với đối phương: "đây là cố gắng tột cùng của chúng tôi, chúng tôi mà lùi thêm một bước nữa thì… chúng ta cùng chết." Sau đấy, khi trở về trình bày với đồng chí,
Thế giới đang e ngại nguy cơ suy trầm kinh tế thì đúng một tuần sau khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn tại Đông Bắc Á, quân khủng bố lại đánh bom tại Mumbai của Ấn Độ; thế rồi xung đột vừa bùng nổ tại Trung Đông và có thể suy đồi thành chiến tranh lan rộng. Diễn đàn Kinh tế Đài RFA sẽ tìm hiểu về hậu quả của cuộc chiến đối với kinh tế
Việc Bắc Hàn gây rối sẽ còn kéo dài, với hậu quả bất lợi cho kinh tế Đông Á. Trước mắt thì xăng dầu và lạm phát sẽ càng khiến kinh tế của khu vực dễ bị suy trầm. Việc Bắc Hàn phóng hỏa tiễn vào tuần qua sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Đông Á trong viễn ảnh kinh tế Á châu có thể bị suy trầm vào năm tới" Diễn đàn Kinh tế đài RFA nêu
Có thể thấy một mối liên hệ dù gián tiếp nhưng vẫn đáng kể giữa thành quả trong giải World Cup với thành tích kinh tế của một xứ mở cửa... Trong suốt một tháng, thế giới lên cơn sốt với giải vô địch bóng đá thế giới World Cup. Với không khí nhộn nhịp tưng bừng ấy, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu khiá cạnh kinh tế của hiện tượng
Vì sao Hồ Cẩm Đào trở lại bài bản Mao Trạch Đông" Ngày xưa, hơn hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình đánh giá Mao Trạch Đông theo tỷ lệ "tứ-lục". Bốn phần tiêu cực, sáu phần tích cực. Ngày nay, Hồ Cẩm Đào lại có cái nhìn khác. Chưa khi nào Hồ Cẩm Đào công khai phê phán Mao Trạch Đông. Năm 2003, nhân lễ kỷ niệm 110 
Những việc cải cách về chính trị, cơ chế và luật pháp lẫn sách lược kinh tế vẫn là đòi hỏi khách quan...Phải trả lại đất nước cho người dân, trả lại quyền định đoạt về đời sống cho người dân
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.