Hôm nay,  

NGƯỜI DA MÀU

22/09/201807:22:00(Xem: 4606)
NGƯỜI DA MÀU
 
Nguyễn Đại Thuật

 

Sau một ngày đi thăm viếng danh-lam thắng cảnh của thành-phố Abidjan của nước Cộng-hòa Biển-Ngà, đoàn du-khách trở về khách-sạn trung-tâm nghỉ ngơi để chuẩn bị ngày hôm sau trở về lại Paris. Hướng-dẫn viên của đoàn là một người Pháp, đoàn gồm 40 người, 20 người Pháp,

12 người Trung-quốc, 2 người Đức, 5 người Châu-Phi và tôi là người Việt-nam duy nhất trong chuyến du-hành mười ngày, thăm đất nước Biển-Ngà (Cote d'Ivoire) thuộc Tây-Phi.

 

Mặt trời đă lặn nhưng trời chưa tối. Nhận phòng xong, tôi rời khách-sạn, đi về hướng công-viên Quốc-gia Bano. Giờ nầy công-viên rất thưa thớt người.Tôi ngồi trên một ghế dài bằng gỗ, nhìn mấy chú sóc đuổi nhau trên những cây Chà-là đầy trái chín vàng. Cơn gió nhẹ mát ruợi làm cơ thể thật thỏa mái sau một ngày tất bậc trong việc thăm viếng. Tôi nhắm mắt nghĩ đến chuyến bay dài trở về Pháp vào trưa ngày hôm sau.

 

 Tôi đã chìm vào giấc ngủ không biết bao lâu. Bỗng có ai nắm chặt hai cánh tay tôi kéo mạnh lên.

 Tôi mở mắt, hai người đàn ông da màu to lớn đang đứng hai bên, đang nắm tay tôi. Một trong hai người kề dao vào cổ tôi ra lệnh: “Không được kêu, hãy bước lên xe.” Họ kéo tôi đến bên một chiếc xe màu đen đậu sẵn bên cạnh chiếc ghế tôi đang ngồi.Tôi chưa kịp phản ứng gì thì họ đẩy tôi vào ghế sau xe, người cầm dao cũng lên ngồi bên tôi, người kia lái xe chạy.

 Sau cơn hốt hoảng, tôi lấy lại bình tĩnh, nghĩ rằng bọn nầy bắt tôi đưa đến chỗ vắng để cướp tiền.

 Tôi hỏi: “Mấy ông muốn gì?”. Không ai trả lời. Bỗng nhiên xe ngừng lại, người lái xe quay người lại chụp kín đầu tôi bằng một bao nhựa màu đen, rồi nói: “Rồi mày sẽ biết, tốt nhất là phải im-lặng, không kêu la.

 Tôi cố kễm sự sợ hãi, hỏi giọng run rẫy:

- Trên người tôi không có tiền, vì tôi không đem theo ví đụng tiền trên mình. Tôi chỉ có đồng hồ và sợi giây chuyền vàng thôi...

Người đàn ông ngồi cạnh ấn mạnh mũi dao vào cổ tôi, gằn giọng:

- Bọn tao không cần tiền của mày, chỉ cần cái đầu của mày thôi.

Sự sợ hãi làm tôi co rúm người lại.Tôi hỏi không nên lời:

- Tôi...tôi có lỗi gì với mấy ông, tôi chỉ là khách du-lịch từ xa đến mới đến đây có mấy giờ đồng hồ, tôi có làm nên lỗi gì  ?

  - Im đi, không nói nhiều, chốc nữa sẽ biết.

 

Tôi bị đập mạnh sau gáy ...và tôi không biết gì nữa.

 

****

 Tôi tỉnh lại, hai tay đã bị trói. Quanh tôi yên lặng lạ lùng.Tôi ngữi có mùi thuốc lá trong xe, chắc là

một trong hai người bắt cóc tôi đã hút. Mùi thuốc lá làm tôi dễ chịu, tim không còn đập mạnh vì sợ hãi nữa.

 

 Tôi suy nghĩ tìm lý do bọn nầy bắt cóc mình nhưng không ra, họ đã nói với tôi họ bắt tôi không vì lý do cướp tiền?

 Có tiêng bước chân đến gần, cánh cửa xe bên người lái được mở ra.Hai người đàn ông nói với  nhau:

 

Mẹ sắp đến. Như thông lệ,hôm nay mẹ cũng trang điểm như những kỳ trước. Kỳ sau cùng cũng gần hơn một năm rồi. Cái lũ man-rợ nầy, gần đây hiếm khi đến đây. Anh em mình làm chuyện nầy thấy mẹ vui là được.

 Cánh cửa xe lại mở. Một người đàn ông vào ngồi bên cạnh tôi. Ông lấy bao trùm đầu tôi ra. Quanh tôi vẫn là màu đen của đêm.Tôi nghe có tiêng xào-xạc của lá cây và tiếng nước róc rách đập vào bờ.Tôi lại hỏi người đàn ông:

 

- Ông cho tôi biết lý do gì ông bắt tôi như thế nầy ?

Người đàn ông cười khẫy:

-  Chốc nữa rồi ông sẽ biết.

 Tôi đang miên man suy nghĩ tại sao họ bắt mình và họ sẽ làm gì mình đây ? Tôi cố tự tìm câu giải đáp thì tôi nghe tiếng đàn bà hỏi:

- Giờ nầy nước đã lên chưa hai con”

 

Người đàn ông ngồi ghế trước trả lời:

 

- Nước lên nhưng chưa cao,mấy Ông ấy sẽ vào  khi nước tràn bờ.

 Một bóng màu trắng lờ mờ đến mở của xe hành khách phía trước rồi ngồi vào. Người đàn ông bên cạnh tôi nói:

 

-   Mẹ đóng cửa xe lại cho đỡ lạnh.

 

Bà lại tiếp: :-

 

Mọi chuyện chắc là trôi chảy, nhưng Nó có kháng cự gì không?

 

- Không nhiều lắm mẹ ạ !

Người đàn ông ngồi cạnh tôi trả lời.

 Khi cửa xe vừa đóng lại, tôi dùng hai chân đạp mạnh vào thành ghế xe phía trước,la lên:

 

- Tại sao mấy người bắt tôi, thả tôi ra, nói lý do bắt tôi.

Người đàn ông bên cạnh đánh mạnh vào sườn tôi, đau quá, tôi chỉ còn biết gục đầu rên rĩ.

Cửa xe lại mở, tôi bị lôi ra khỏi xe, hai người đàn ông kèm chặt hai khuỷu tay tôi đẩy tôi lên phia trước, tựa lưng vào một gốc cây. Người đàn bà tiến đến bên tôi, tay cầm bó nhang đã được đốt lên. Bà đưa bó nhang lên cao khỏi đầu, tôi nghe bà nói:

   - Hôm nay lại một tên ác độc, tàn nhẫn tiếp tục đền tội. Mấy mươi năm trước giòng giống chúng nó đã giết chết anh, người chông yêu quý của em, giết cả gia-đình nhà cậu của em, giết cả gia đình,nhà bác của em, giết con nhà chú của em, nay em trả thù cho anh và mọi người thân yêu của em. Giọng bà thổn thức  trong nước mắt.

 

 Tôi vùng vẫy cố thoát ra khỏi hai cánh tay chắc nịch của hai người đàn ông đang ghìm chặt tôi, tôi nói trong đau đớn:

- Bà lầm rồi, mấy người bắt lầm người rồi, tôi chưa hề giết một ai cả trong đời tôi.

 Không ai trả lời. Hai người đàn ông nói với người đàn bà: Đến giờ rồi mẹ, nước đã lên rồi, mấy  Ông chắc đã vào rồi.Hai người đàn ông đẩy tôi lên trước,người đàn bà bước tới vài bước rồi  đứng lại.Tôi nghe tiềng nước chảy mạnh,rồi tiêng người đàn bà nói:

 

   - Ba con và người thân của chúng ta sẽ thêm một lần mãn nguyện, vì chúng ta đã trả được thù cho họ.

 Tôi bị tiếp tục đẩy lần đến bờ nước, tôi không còn biết gì nữa, tim tôi như ngừng đập. Trong nỗi sợ hãi cuối cùng, tôi nghe từ miệng tôi phát ra lời kêu cứu tuyệt vọng:”Nam-mô cứu nạn cứu khổ Quan-thế-Âm Bồ-Tát. Nam-mô......” và trong mơ hồ tôi nghe tiếng của ai đó:...

 

   - Mẹ ơi.. ông ta nói tiếng  Việt !

 

*****

 

  Tiếng người đàn bà thoang-thoảng bên tai:

 

-  Sao hai đứa không lục xem giấy tờ của nó?

 

Một trong hai người đàn ông trả lời:

 

Trong người nó không có giấy tờ gì hết.Tay nó có đeo cái vòng vàng khắc 3 chữ Tàu.

Tôi nghe tiếng người đàn bà gọi ra từ trong xe: Siko và Tiko, hai đứa hãy đưa tên đó vào xe. Chợt

nghe hai tiếng Siko và Tiko, tôi cảm tháy rất quen thuộc, hai âm thanh nầy tôi nhớ lại đã từng nghe

đâu đó từ khá lâu...khi tôi còn đang học trung học...tôi lại chợt nhớ tên Victo..rồi tôi lẩm bẩm

  Siko..Tiko..Victo...Siko..Tiko..Victo.Tôi đang miên-man suy nghĩ, thì hai tên đàn ông cùng thốt

lên: “Mẹ ơi, tên nầy gọi tên Victo của ba nhiều lần, không biết nó là ai đây”?

 

Không có tiêng trả lời của người đàn bà.Trong xe hoàn toàn yên lặng,tôi có thể nghe được tiêng vỗ cánh của loài chim nào đó trên cây.Tôi lại lập lại ba tiếng Siko..Tiko..Victo..và trong đầu tôi lóe lên một sự đoan chắc rằng diều tôi đang nghĩ là không sai. Không lẽ người đàn bà nầy là .Mai..và hai người đàn ông nầy là con của Mai..? Đêm tối không cho tôi nhận diện được ba người nầy theo suy đoán của tôi.

  Nếu suy-đoán của tôi đúng thì tại sao họ có hành động bắt cóc người để thủ tiêu như thế nầy.

 

Một trong hai người đàn ông lên tiếng:

- Mẹ hãy quyết định giải quyết chuyện nầy, không nên kéo thời gian quá lâu.

   -  Mẹ đã quyết định, người đàn bà nói,

   -  Hãy đưa ông nầy ra bờ sông cho mấy ông sấu. Nếu không sẽ lộ chuyện của mẹ con chúng ta. Chuyện đã lỡ.

 

  Hai người đàn ông kéo mạnh tôi ra khỏi xe. Quá sợ hãi tôi vội  kêu lên:

 

Bà có phải là chị Mai...vợ anh Victo không?

  Tự nhiên hai người đàn ông buông tôi ra, tôi chúi người lại vào xe.

 

Tiếng người đàn bà hỏi, giọng run run...Ông là ai?

  Sự vui sướng tràn ngập trong tôi, bóng đêm mù mịt tự nhiên như bừng sáng, tôi trả lời tức thì:

 

-  Em là Vũ...

  Tiếng một người đàn ông như reo vui:

 

Mẹ, mẹ Cậu  Vũ.. cậu  Vũ.

   Từ ghế phiá trước,người đàn bà quay người lại, hai bàn tay lạnh lẽo ôm cổ tôi, giọng xúc động:

  -  Vũ..em Vũ của chị !

********

   Tôi nâng hai tay bị trói của tôi chạm vào hai bàn tay của chị, chỉ chạm được vào phần cổ tay của chị, phần da thịt nhạt nhẽo, xương xẫu. Tôi buông thõng hai tay bị trói xuống hai đầu gối.

   Mọi người im lặng, chỉ nghe được tiếng thở của nhau.Tôi muốn nói một lời nào đó để phá sự yên lặng nhưng không tìm ra lời.Tôi vẫn còn cứ tưởng đang mơ.Tiếng một người đàn ông phá tan sự yên lặng:

 

-  Mẹ, ở lại đây hay đi về nhà ?

Tiếng trả lời của chị Mai yếu ớt và lạnh lùng:

 

- Ở lại đây, không đi đâu hết. Không được để một ai có thể khám phá đây là nơi nào. Giữ an toàn cho gia- đình chúng ta một cách tuyệt-đối.

   Tôi nghe tiếng chị Mai nói với tôi:

 

 - Em Vũ, chị em mình xa nhau lâu lắm rồi, không ngờ nay gặp lại nhau trong tuyệt cùng bi thảm nầy. May mắn sự bi thảm chưa xẩy ra...nếu xẩy ra rồi thì...” nói đến đây chị ngừng lại.

 

Tôi trả lời tiếp câu hỏi của chị:

- Từ năm 1975, khi chiến tranh Việt-nam kết

 thúc, Chị em mình xa nhau từ dạo ấy. Chị em mình hãy tạm dừng nơi đây trong giây lát chị sẽ đưa em trở về khách sạn của em. Khi thành phố

thức dậy bắt đầu một ngày mới làm việc, sẽ không ai để ý đến sự hiện diện đáng ngờ của chúng ta.

  

*****

   Thuở xa xưa đó...tôi đang học năm cuối của trường Nam tiểu học Đà-nẵng thì biết chị Mai. Nhà ktôi ở trong xóm chùa Hải-Châu Đà-nẵng. Một ngày trong tuần, khi tôi từ trường học trở về thì biết gia-đình ba mẹ chị Mai từ Sai-gòn vừa chuyển ra làm việc tại kho bạc Đa-nẵng và mua căn nhà của một gia-đình sát vách nhà tôi đã treo bảng bán từ vài tháng trước. Chị Mai là con gái duy nhất của ông Bà Khải.Thấy chị Mai đang phụ giúp ông bà Khải chuyển hành lý bên lề đường vào nhà, mồ hôi nhễ nhại, mẹ tôi gọi tôi giúp chi một tay.Tôi vùa đến gần chị thì chị khoát tay từ chổi :

 

  - Nặng lắm, em xách không nổi đâu. Em đứng đó xem chừng dùm chị mấy túi xách nhỏ, sợ người ta lấy đi mất. Nói xong chị dúi vào cặp da đi học tôi còn xách trên tay một gói giấy nhỏ, chị nói vào tai tôi:

- Nhỏ giữ dùm chị gói nầy, bí mật, không cho ai biết hết, vài hôm nữa cho chị xin lại.

   Tôi và chị Mai quen nhau từ lúc đó, Vài tuần sau, chị Mai tìm tôi lấy lại gói giấy nhỏ,tôi đã giấu kỹ dưới giường ngủ của tôi. Khi nhận gói giấy nhỏ từ tay tôi, chị Mai vò đầu tôi cười vui vẽ rồi hỏi thầm vào tai tôi:

- Nhỏ có cho ai xem gói nầy không?

 

Tôi lắc đầu, chị tỏ ý hài lòng ngồi xuông giường ngủ của tôi, nén nót mở bao giấy ra.Tôi nhìn thấy có mấy lá thư viết sẵn và một cái hình một thanh niên da đen mặc quân phục lính Hải quân giống như anh hai tôi thường mặc, vì anh

Hai tôi cũng là lính hải-quân. Chị Mai đọc thư xong nhìn tấm hình khá lâu, mặt chị tươi cười rạng- rỡ. Xem thư và hình xong chị Mai xếp lại ệcho vào bao giấy cẩn thận, chị lại nhờ tôi giữ dùm dưới giường ngủ và lại căn dặn không cho ai biết.

   Chị Mai học lớp đệ tứ trường đạo Thiên chúa Thánh-Tâm Đà-nẵng.Thỉnh thoảng chị lại đưa thư  nhờ tôi cất giữ. Ngày chúa-nhật chị hay đi lễ nhà thờ với ông bà Khải. Buổi tối chị hay dắt tôi đi ăn chè tại Ngã Năm Phan-chu-Trinh và Hoàng-Diệu. Mỗi khi ăn chè với chị, chị luôn luôn nhắc  tôi phải giữ kỹ thư và hình ảnh chị đã nhờ tôi cất.

 

 

Tôi thi đậu tiểu học và đậu vào đệ thất trung học PCT Đà nẵng, chị Mai năm đó cũng thi đậu  Trung học đệ nhất cấp. Chị muốn thi vào trường sư Phạm Huế, nhưng ông bà Khải không chịu, chỉ muốn con gái mình học thêm để vào đại-học.

 

   Hôm trường trung học PCT khai giảng năm học đệ nhất và đệ nhị, từ sáng anh hai tôi từ căn cứ hải quân Tiên-sa về nhà rất sớm vì anh được nghỉ hai ngày phép. Đi cùng với anh tôi có anh Trung-sĩ Truyền tin Victo, người da ngâm đen, vừa đi theo tàu từ Mỹ vể, tàu được ra  phục vụ vùng 1 Duyên-hải đơn vị đồn trú bên Tiên-Sa. Anh Victo độc thân muốn thuê nhà ở thành phố, không muốn sống trong trai gia-binh, phúc tạp và buồn. Anh có xe gắn máy hai bánh nên những ngày không có phiên trực anh có thể đi qua thành-phố nghĩ ngơi giải trí. Hình như cõ sự giàn xếp nào đó mà tôi không biết, ba mẹ tôi đã cho anh Victo thuê căn gác gỗ tầng hai, cạnh phong ngủ và học của tôi.

   Bắt đầu từ hôm đó anh Victo ở nhà của cha mẹ tôi. Sáng hôm khai giảng trường, anh hai tôi và anh Victo đúng ngay trước cổng trường, anh hai tôi gặp trò chuyện với những bạn học cũ, còn anh Victo nói chuyện với chị Mai rất vui vẻ. Hình ảnh nầy khiến tôi nhó lại tấm hình chị Mai gởi tôi trước đây, thỉnh hoảng chị qua mở ra xem, đó là hình của anh Victo.

   Từ đó, những ngày phép hay không có phiên trực, anh Victo về ở nhà tôi, thường dắt tôi đi ăn nhà hàng. Lúc nào đến đó tôi cũng đã thấy chị Mai đã  ngồi sẵn chờ. Những lúc vào rạp xem phim anh Victo và chị Mai ngồi hàng ghế sau cùng, còn tôi lúc nào cũng ngồi vào ghé trước. Những lúc đi ăn hoặc xem chiếu bóng, tôi và chị Mai lúc nào cũng được bảo về nhà trước, anh Victo hoặc  anh hai tôi thường bảo như vậy.

   Mùa hè cuối năm học đệ thất của tôi và cũng là cuối năm học đệ tam của chị Mai, tôi đang chơi bóng bàn trước sân nhà với mấy đứa bạn cùng xóm thì tôi nghe có tiêng kêu khóc van xin của  chị Mai thảm thiết.Tôi bỏ chơi chạy qua nhà chị. Chị ngồi gục đầu xuống bàn,tóc tai rủ-rượi,người  run lẩy bẩy. Ông Khải, ba chị tay cầm chổi lông gà đứng bên cạnh chị, mặt giận dữ.Thấy tôi vừa chạy vào, ông chỉa cây chổi về phía tôi quát lên:

- Ra ngoài !

  Vừa quát tôi xong, ông quất liên tiếp vào người chị Mai, tôi thấy cả thân thể chị Mai quằn xuống đau đớn, dường như chị cố dằn lại tiêng kêu kêu đau đớn, tôi chỉ nghe tiếng ấm-ức trong cổ họng chị. Tôi đúng ngoài cửa nhìn chị Mai, rơm rớm nước mắt. Ba chị nhịp nhịp cán chổi lông gà trên đầu chị mấy cái nữa, ông răn đe:

 

- Mày mà còn đi chơi với cái thằng "cháy nắng"đó nữa thì hãy ôm áo quần ra khỏi nhà tau. Rồi ông nói với bà Khôi đứng im lặng sợ hãi nơi góc nhà:

- Bà lo dạy và giữ con gái bà. Nếu nó còn đi chơi với thằng đó nữa thì bắt ở nhà, không cho đi học nữa.

   Từ hôm đó,tôi ít thấy chị Mai đi ra ngoài. Anh Victo, cuối tuần không có phiên trực về nhà tôi nằm luôn trong phòng. Đôi lúc anh Hai tôi nhắc nhiều lần mới thấy anh uể oải bước ra phòng ăn.

   Có một hôm tình cờ tôi nghe anh Hai tôi nói chuyện với mẹ tôi, anh hỏi:

 - Victo và Mai thương nhau, không biết sao Ông bà Khôi không chấp thuận. Mẹ biết không? Victo nó được bộ-tư lệnh Hải quân đề nghị cho đi học khóa sĩ-quan; năm tới nó đi học rồi.

 

Mẹ tôi cười:

  - Không phải ông bà ấy chê thằng Victo cấp bậc trung-sĩ đâu, ông bà ấy chê nó là dân da đen Phi-châu, nhưng mẹ thấy nó đâu có đen lắm đâu. Rồi mẹ tôi hỏi tiếp:

 

Con làm việc chung với nó, con có biết gốc gác của nó không?k

   Anh tôi cười trả lời:

Ông nội của Victo người Cote d'Ivoire, người mình gọi là Bờ Biển-Ngà, cũng là dân thuộc-địa như nước minh trước đây. Ông nó làm lính gác trong tòa Đại-sứ Pháp ở Sai-gòn.

   Mẹ của Victo là người Việt, gốc Cần-thơ. Họ có cưới nhau và chỉ sinh được Victo thì năm 1955 ông DIệm nắm chính quyền, đại-sứ Pháp giảm người, ông nội Victo phải về Pháp với gia-đình.Trước ngày lên đường, mẹ Victo đổi ý không đi, dẫn Victo trốn về xứ, lấy chồng khác nuôi  con. Tuy nhiên hai bên vẫn còn liên lạc với nhau.

 

   Hết hè,vào đầu năm học, tôi đến trường một mình, chị Mai không còn đi học chung với tôi nữa.

   Mỗ khi gặp chị trước nhà, thấy hai mắt chị rất buồn. Chị không nói gì hết. Anh Victo trả phòng trọ và ít khi ghé lại nhà tôi.

   Một buổi chiều tan học, trời mưa lớn, tôi đúng trú mưa trước cửa lớp, anh Victo đi vào gặp tôi, người anh ướt nước, anh trao tôi một lá thư nhờ tôi chuyển lại cho chị Mai, không quên vài lần nhắc tôi không để cho ba mẹ chị Mai thấy.

 

   Vài hôm sau chị Mai lại nhờ tôi chuyển thư cho anh Victo. Giờ tan trường anh đã chờ tôi trước cỗng. Sự chuyển thư từ nầy kéo dài độ ba tháng. Một buổi sáng Chúa nhật, ông bà Khôi cùng  chị Mai đi lễ ở nhà thờ Con Gà. Khi xong lễ trở về nhà không có chị Mai theo về. Sau buổi chiều cũng không thấy chị Mai về. Tôi nghe tiêng bà Khôi khóc. Ông Khôi đi ra đi vào, nét mặt căng thằng. Ba mẹ tôi chạy qua an ủi hai ông bà. Tôi lắc đầu khi mọi người hỏi tôi có gặp chị Mai ở  

 dâu không ? Một tuần sau, buổi ăn trưa, mẹ tôi than với anh Hai tôi, như chia xẽ nổi khổ tâm cùa bà Khôi thương nhớ con gái mất tích hơn một tuần rồi:

-  Không biết con Mai bỏ nhà đi đâu cả tuần nay  không về nhà.Thân con gái mà đi như vậy nguy hiểm quá.

Anh Hai tôi nói nhỏ, như chỉ muốn một  mình mẹ tôi nghe: “Mai nó đang ở với thàng Victo trong trại gia-binh hải-quân bên Tiên-Sa, đố ai mà vào đó được mà tìm, trừ phi nó xuất trại”.

 

Rồi anh Hai tôi cười, đùa với mẹ tôi: “Con Mai nó cũng hơn 18 tuổi rồi, sao cấm nó yêu nhau được. Nếu con là con gái của mẹ, bị ngăn cấm tình yêu như vậy con cũng trốn nhà như con Mai thôi.”

 

   Dường như mẹ tôi đã tin cho bà Khôi biết chị Mai sống với anh Victo trong trại gia-binh Hải quân. Một hôm, trong tuần không có ngày học, bà Mai tìm tôi,nhờ tôi đem áo quần và tiền cho chị Mai.

  Có lẽ ông Khôi cũng biết chị Mai sống trong trại Gia-binh, nhưng ông làm như không biết.Ông cấm bà Mai tìm kiếm chị Mai. Muốn gặp chị Mai, tôi phải dắt xe đạp qua phà Hà-Thân (An-Hải ) rồi đạp xe vài cây số nữa mới đến trại gia-binh. Tôi gặp anh lính gác cổng xin được gặp chị Mai. Anh xét sơ qua gói áo quần tôi mang theo và chỉ tôi hướng đến nhà chị Mai. Gặp tôi,chị Mai rất mừng, chảy nước mắt. Chị ôm đầu tôi, hôn lên trán .Tôi cũng khóc theo. Chị hỏi tôi đủ mọi chuyện về gia-đình chị, tôi kể đến đâu thì chị khóc đến đó.

  Tôi gặp chị Mai được ba lần tại trại gia-binh, lần thứ tư, người lính gác báo cho biết chị đã theo anh Victo chuyển công tác về Nha-trang.Tôi nghe mà lòng buồn vô kể. Bà Khôi khóc vật vã khi nghe tôi kể lại.

 

  Năm tôi đậu bằng trung-học, bước vào lớp đệ tam thì nghe tin chị Mai sinh được đứa con trai thứ hai. Anh Victo đã học lớp sĩ-quan và được vinh thăng cấp bậc trung-úy nhờ vào thành quả của các cuộc hành-quân. Chị Mai cũng được nhận làm thư ký hành chánh cho Hải-quân.

 

****

  Thời gian qua đi, tôi vào Đại-học,rồi đi làm. Hình ảnh của chị Mai cũng mờ dần trong tôi.

Nhưng rồi vào dịp giáp tết dương lịch năm 1972, lần đầu tiên tôi mới thấy ông bà Khôi chuẩn bị đi chơi xa. Ông bà nhờ gia-đình tôi lưu ý dùm nhà họ trong hai tuần đi vắng thăm bà con ở Sai-gòn.

  Khoảng hai tuần sau, buổi chiều tôi đi làm về, đang loay hoay dựng chiếc xe Honda 50cc bên hông nhà thì nghe tiêng gọi từ trong nhà ông bà Khôi:

   - Vũ..Vũ, chị Mai về thăm em đây nè.

 

Vừa dứt tiêng gọi, cánh cửa nhà mở ra, chị Mai mặt mày tươi cười tiến về phía tôi.Tôi chưa kịp lên tiếng chào chị thì chị đă đến bên tôi, ôm choàng lấy tôi, tiếng chị reo vui:

  -  Chị không ngờ Vũ đô con ghê, lại đẹp trai nữa...em có nhớ chị không?

 

Tôi chưa kịp trả lời câu hỏi của chị thì chị đã gọi lớn:

 - Siko và Tiko ? Ra chào cậu Vũ đi.

 

Hai thằng nhỏ từ trong nhà bước ra tiến về phía tôi khoanh tay cúi đầu chào. Hai thằng nhỏ có màu da đen thẩm như anh Victo.Tôi chưa kịp hỏi anh Victo có về cùng chị không, thì đúng lúc anh Victo xuất hiện, tươi cười bắt tay tôi. Chị  Mai có vẻ già một chút, mập ra, còn anh Victo không có gì thay đổi nhiều, vẫn cao ráo,vặm vỡ như lần tôi gặp đầu tiên, y như trong tấm hình chị Mai gởi tôi giữ hộ khi dọn đến nhà mới.

 

 Buổi tối hôm đó, ông bà Khôi mời ba mẹ tôi anh Hai tôi và tôi cùng đi ăn nhà hàng bên bờ sông Hàn để mừng gia-đình sum họp. Năm đó, theo lời chị Mai cho biết Siko được bảy tuổi và Tiko được bốn tuổi.Tiểu gia-đình chị Mai ở lại chơi với gia-đình cha mẹ chị mười ngày. Trước ngày tiểu gia-đình chị trở về lại Nha-trang, ba mẹ tôi mời ông bà Khôi, tiểu gia-đình của chị Mai cùng đi ăn nhà hàng Morin của người Pháp. Sau bữa ăn, ba mẹ tôi chúc mừng sự đoàn tụ của gia- đình ông Khôi, và mong hằng năm, nhân ngày lễ lớn, anh Victo và chị  Mai cố gắng đưa gia- đình về thăm ông bà Khôi. Trên đường về bà Khôi nói nhỏ với mẹ tôi, tình cờ tôi nghe lóm được:

 

  - Có được ngày hôm nay, tôi đã thuyết phục ông nhà tôi trong gần tám năm với bao khổ tâm và nước mắt.

 Lần thứ hai, chị Mai, anh Victo đưa hai con Siko và Tiko về thăm ông bà Khôi vào cuối tháng

giêng năm 1974, mới ở được vài ngày thì anh Victo nhận đước công-điện hỏa tốc, ngừng nghỉ phép, bằng mọi cách phải trở về đơn vị hành quân. Chị Mai và hai con phải ở lại Đà-nẵng anh Victo được máy bay quân-sự của không-đoàn 41 đưa về Nha-trang.

 Tháng ba năm đó,Trung-cộng đem quân đánh chiếm Hoàng-Sa.Tàu Hải-quân của anh Victo tham dự và anh đã hy-sinh cùng tàu.

 Chị Mai đưa hai con về sống với mẹ ở Cần-thơ.

 

****

 Chị Mai đã kể cho tôi nghe chuyện của chị;

 Cuối năm 1975, chính-quyền cộng sản qui kết gia-đình chị là người nước ngoài nên trục xuất về  nước. Chị đi Pháp, định-cư ở thành phố Marseille được hai năm, rồi chị đưa hai con về Bờ Biển Ngà thừa kế nông trại nuôi bò sữa của ông nội Siko và Tiko. Hai con chị có điều kiện đi học và cả hai đều xuất thân đại-học Pháp, lập gia-đình....Và mười lăm năm sau, cơ-sở nuôi bò sữa được chuyển nhượng cho người khác, vì chị lớn tuổi và hai con chị có cơ-sở làm ăn khác theo ý thích.

 

 Gia-đình chị gốc miền Bắc Việt-nam. Thời Pháp thuộc ba chị làm việc cho chính quyền Bảo-hộ.

 Năm 1954, đất nước bị chia đôi, ba chị là người duy nhất trong đại gia-đình di cư vào Nam.

 Năm 1980, ba chị tin cho biết gia-đình người em trai út gồm năm người bị quân Trung-cộng tàn sát tại Lạng-sơn trong trận chiến năm 1979, khi chúng vượt biên giới.

 Năm 1986,chị có đưa hai con về Việt-nam thăm gia-đình tại Đà-nẵng. Chị có dịp gặp được gia-đình người bác, anh của ba chị sau năm 1975 đưa gia-đình vào định cư tại đây.

 

Năm 1988, chị lại được tin ba chị cho biết, người con trai thứ ba của người bác nầy tử trận tại Đảo Gạc-Ma khi quân Trung cộng chiếm đảo.

 Năm 1995, tàu đánh cá của người em trai duy nhất của bà nội hai cháu Siko và Tiko bị tàu cá

 Trung-cộng đâm chìm tại vùng biển Rạch-giá, làm em trai của bà nội hai cháu cùng hai con trai  mất tích. Mẹ chị đau buồn, một năm sau bà cũng bỏ chị ra đi.

 Tôi nghe có chút nghẹn ngào trong giọng của chị: Gia-đình hai bên nội ngoại của chị cùng anh  Victo đều chết dưới tay của Tàu Cộng. Nỗi căm hờn lúc nào cũng nung-nấu trong lòng nhưng mình sống nơi xứ lạ quê người, là thân phận đàn bà chị chỉ biết thở dài trong im-lặng. Nhớ đến những bài học lịch sử cha ông ta đã bao lần nổi lên đánh quân xâm lược Tàu, so sánh với chính quyền Viêt-nam hiện tại, nhu nhược và lệ thuộc bọn Trung-cọng nầy, đau buồn lắm em ơi. Cái năm sau khi mẹ chị chết, chị đã nhân dịp rằm tháng bảy, chị làm một cái lễ chung cho những người thân bị chết bới những tên Trung-cọng, thằng Tiko, sau buồi lễ hỏi chị:

- Mẹ ơi, ba và hai bên gia-đình nội ngoại của mình đều bị bọn Trung-cọng sát hại gồm mười người,  hàng trăm hàng chục ngàn người Việt mình đều bị Trung-cọng giết chết trên biển trên đất liền   cũng như xâm chiếm những hải đảo của mình mà chính quyền Việt-nam không có phản ứng mạnh mẽ mà chỉ tuyên bố nhún-nhường, chấp nhận sự việc đã rồi và chúng cứ làm tới. Năm con vào đại học, bọn chúng đânh chiếm đảo Gac-Ma, quân đội mình có lệnh không nổ  súng nên quân Trung-cọng giết hết binh lính trên đảo, báo chí bên nầy đăng tải ai cũng biết. Mấy đứa bạn cùng học cứ nhìn con,vì chúng biết con lai Việt-nam. Chúng nó bình luận với nhau về tin tức nầy, con nghe chúng nói quân đội Việt-nam sao hèn quá có súng mà không dám kháng cự để mất đất. Có đứa hỏi thẳng con:

-  ê Tiko, mầy có hai giòng máu, một nửa máu Viêt-nam của mày nhu nhược, hèn, nhưng còn nửa máu Phi châu của mầy thì sao, có tệ như vậy không? Nói xong chúng thì thầm chế diễu. Lúc đó con buồn mà nước mắt con chảy ra mẹ ạ, con cũng cảm thấy nhục thật. Con sẽ trả thù.

 Rồi một hôm chị nghe tin tức phát đi từ đài phát thanh thành phố Abidjan có một du  khách Trung-cọng mất tích, chính quyền địa phương đang mở cuộc điều tra. Siko và Tiko tiết lộ cho chị biết chính chúng đã thực hiện việc nầy.Chị hoảng sợ,can ngăn hai con không tiếp tục công việc nguy hiểm nầy, nhưng Tiko đã nói với chị: mẹ biết anh em con có hai giòng máu Đen Phi-châu và Vàng Việt-nam, mẹ hãy để anh em con thể hiện sự không khuất-phục pha trộn của hai giòng máu nầy. Chính quyền Việt-nam chịu khuất phục Trung-cộng nhưng hai anh em con thì không. Cha của hai con đã ngã gục trên biển cả để bảo vệ chủ quyền đất nước mẹ còn nhớ mấy năm trước đây mình về dự đám tang ông ngoại, trùng với thời gian người dân  Đà-nẵng làm lễ tưởng niệm những người lính đã chết vì bảo vệ đảo, chống lại xâm lược của  Trung cọng thì bị công an xua đuổi đánh đập, bắt đi khi họ tập trung thả những vòng hoa ngoài  bãi biển Thanh-bình không?...như vậy chứng tỏ Trung-cộng đã điều khiển toàn bộ chính quyền  cọng-sản Việt-nam rồi. Hai anh em con thấy việc làm của hai con chính đáng !

 Trong lo lắng nguy hiểm việc làm của hai con, Chị nghĩ đến tình yêu của chị dành cho chồng   ngày xưa, tình yêu của chồng dành cho chị. những ngày chị bỏ gia-đình, bỏ học theo anh.

 

 Chị nghĩ đến những cái chết đau đớn do Trung-cộng đem đến cho những gia-đình trong tộc của chị và   cho chính chồng thân yêu của chị.....chị cảm nhận được việc làm của hai con chị là chính đáng.

***

  Từ đó, cứ một năm hay vài tháng, vào những đêm khuya tối trời chị có dip thắp một bó nhang   đi trước, hai con chị đẩy một du khách Trung-cọng theo sau chị đi lần về phía con sông sau làng đầy cá sấu lúc con nước lên. Chị khấn tên chồng chị, tên những người đã chết....chứng kiến   sự trả thù của ba mẹ con chị...Trong đêm,mùi nhang thơm bay lên không, như mang về quê hương xa xôi lời khấn nguyện của chị ....cùng lúc, giòng sông vang lên tiếng vẫy dành  nhau con mồi vừa được ném xuống. Chị là người đạo Thiên chúa, gia-đình mẹ chồng thờ cúng ông bà.

 

****

  Hai năm sau đêm gặp chị Mai, gia-dình vợ con Siko và Tiko qua Paris, tôi được báo tin chị đã  qua đời vì bịnh tim. Vì bảo vệ bí mật chuyện của gia-đình chị, đêm đó lúc ba mẹ con chị trả tôi về khách sạn, tôi cho chị địa chỉ của tôi cư ngụ tại Paris. Chị không cho tôi địa chỉ của chị và vì tế nhị tôi cũng không hỏi. Tôi không biết nếu lúc đó tôi hỏi địa chỉ của chị, chị có cho tôi hay không?

 

  Hôm nay ngồi ghi lại câu chuyện nầy, đài phát thanh tiếng nói quốc-tế từ nước Pháp phát ra bản tin ngắn gọn như sau:

  "Lại thêm một du-khách Trung-cộng mất tích tại thành phố Abidjan thuộc nước Cộng hòa Bờ   Biển-Ngà. Đến nay, tổng số mất tích bí mật nầy tăng lên chín người. Chính-quyền thành-phố đang tiếp tục điều tra và kêu gọi sự hợp tác của dân chúng.Tiền thưởng cho những ai cung cấp tin tức chính xác tăng hai trăm ngàn đô-la.Mỹ"

 

 

 Nguyễn đại Thuật

 

   Tháng 9 năm 2018

Viết cho đứa con da màu

Abubokkor Sikdik

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.