Hôm nay,  

Nhân, Chàng Trai Nước Việt

31/07/201800:00:00(Xem: 3411)
Thành Lacey

 
 Tôi được biết Nhân qua những năm tháng sống ở trại tỵ nạn Garlang, Indonesia.  Hơn ba năm trời nằm chờ đợi được nhận để định cư ở một xứ Tự Do, tôi quen và biết không biết bao nhiêu hạng người, đủ từng lớp, đủ thành phần  trong xã hội trước bảy lăm.  Hình như đa số khi đến được đảo sau khi thoát khỏi ngục tù đều chỉ lo và chờ mong đến ngày được lên đường rời đảo.  Nhân thì không phải như vậy.

Khoản thời gian đầu năm chín mươi đó, tôi có mở nhiều lớp dạy Anh ngữ cho bà con trên đảo, Nhân là một ‘học sinh’ trong số người đó.   Nhân lúc đó khoản ba mươi, người miền ngoài, nói năng chửng chạc, lễ độ  và nhỏ nhẹ.  Lúc nào cũng xưng với tôi là “em” và gọi tôi bằng “thầy”.  Nhân nhỏ người, tóc hơi quăn, cằm nhọn, da trắng.  Nhân thường mặc áo sơ mi ngắn tay và quần tây dài.  Anh cũng có bạn gái, thỉnh thoảng tâm sự với tôi về chuyện tình cảm.  Anh có  trồng trọt mấy dây bầu để có chất xanh cho bửa ăn.  Lần nào bầu có trái Nhân đều đem biếu tôi.  Có lẽ vì Nhân mến tôi ở tinh thần phục vụ cho bà con trên đảo nên thường hay trò chuyện với tôi về những vấn đề lớn hơn ngoài những ưu tư về chuyện đi địng cư hay về những sinh hoạt hằng ngày trên đảo như người khác.  Thêm một đặc điểm nữa về Nhân là anh rấ thích về nhiếp ảnh và luôn có với mình một cái máy ảnh nhỏ.

Một hôm Nhân đem lại cho tôi đọc tập thơ anh viết và nhờ tôi dịch sang tiếng Anh.  Tôi đọc tập thơ và rất ngạc nhiên về những ưu tư, trăn trở  về cái hiểm độc của chế độ sau bảy lăm và thời cuộc của Nhân.  Lời  thơ thật nhiệt thành và nói lên được tâm tư của một người nặng lòng với số phận của những con người còn ở lại và phải chịu sống trong kềm kẹp và dập bầm vì vũ lực đàn áp.  Dịch thơ đối với tôi  là một việc rất “ mạo hiểm” vì không biết mình diển tả đúng ý của tác giả hay không vì thơ rất nhiều “chất ảo” chứ không phải dễ hiểu, để dịch cho sát ý như văn xuôi.  Vì mến phục Nhân mà tôi liều nhận lời và có lẽ giờ đây, ở phương trời nào đó, rất hy vọng là Nhân vẫn còn giữ tập thơ “ bốc lửa” của mình.


Sau khi tôi may mắn được đi định cư trước Nhân, trong thời gian đầu tôi vẫn còn liên lạc được với Nhân, nhờ Nhân mà tôi biết được tinh hình của bà con tỵ nạn và diển biến trên đảo khi có chiến dịch cưỡng bức người vượt biển trở về Việt Nam vào những năm đầu của thập niên chín mươi.  Tôi rất hối hận và  có lỗi với Nhân khi không phổ biến những tin tức và hình ảnh bi thương của bà con trên đảo Galang lúc đó và để bị lạc mất.  Những tấm hình những người can đảm mổ bụng tự tử để phản đối và những tấm hình chụp lể làm đám tang cho họ có sự tham dự đông đảo của người trong trại. Thật là tôi không ngờ tình cảnh của người tỵ nạn sau này lại bi đát đến vậy.  Nhân đã làm những gì phải làm của một người có ý thức và có sự đồng cảm với người đồng cảnh khiến tôi phải nghiêng mình mến phục. Tôi nghỉ có lẽ nhờ Nhân mà ngày nay tôi thấy mình phải làm gì khi được an cư nơi vùng đất Tư Do ngoài vấn đề lo sinh kế hằng ngày.

Đừng vội quên những ngày lao khổ

Hay quên những người đồng cảnh khổ khi xưa

Sống không phải chỉ biết lo manh áo miếng cơm

Còn lý tưởng, còn tình người, còn lòng tự trọng.

Rất hy vọng tôi sẽ thấy  được nhiều con người như Nhân để thấy rằng nước Việt không thiếu gì những chàng trai, những con người, nam và nữ,  lúc nào cũng nhìn rõ thân phận của mình và của những con người sống trong một quê hương mà mình đã bị mất và biết mình phải làm gì.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.