Hôm nay,  

Phạm Xuân Tích: Chỉ Một Lần Sống

14/05/201816:18:00(Xem: 6852)

Đào Như


 PHẠM XUÂN TÍCH: CHỈ MỘT LẦN SỐNG   
       
blank
           

ChỈ Một Lần Sống-đó là tiêu đề Phạm Xuân Tích tự đặt cho mình, tự bủa vây mình. phải giải trình cho bằng được. Phạm Xuân Tích vung bút vạch mây, xẻ sóng để trực diện với chủ đề. Chỉ Một Lần Sống vẫn trơ trơ, như một đỉnh cao, như một vực thẩm, tưởng chừng không vượt qua được, không ai có thể lặn sâu chạm đáy cuộc đời. Phạm Xuân Tich đã phải tìm tòi, lục lạo, đi vào mọi cõi tâm linh, nghệ thuật-Kịch, Thơ, Văn, Âm nhạc, Hội Họa….Phạm Xuân Tích đã khơi động công trình tìm kiếm từ năm 1995 với những tác phẩm: Hoa Vàng Cũ, Nghĩ Về Ngày Mai Đất Nước, Mây Xanh, Lũy Thầy, Tâm Mộng, Đường Vào Xứ Mộng, Chân Trời Tan Hợp,… Anh đă thành công, nhận được khích lệ và ủng hộ của giới yêu văn học nghệ thuât thi ca. Anh đã từng nhận giải thưởng Prix Peinture De De La Ville Du Bourget. Nhưng giải thưởng cũng chỉ là giải thưởng-Prix Peinture de la Ville Du Bourget không đưa anh đến được giải trình ý nghĩa của cuộc đời mà con người Chỉ Một Lần Sống….

Xuyên suốt tác phẩm Chỉ Một Lần Sống, xuất bản vào năm 2017, Pham Xuân Tích vẫn quyết tâm giải trinh cho bằng được đâu là chân lý của cuộc sống vì con người chỉ có được một lần sống. Các nhân vât trong truyện dài Chỉ Một Lần Sống: Hợp, Thuận, Tín, Thạch, chỉ là những hóa thân của Pham Xuân Tich dưới những bộ măt-faciès-khác nhau, dưới những hoàn cảnh, điều kiên lịch sử xã hội khác nhau.

Bản thân Phạm Xuân Tích đã đi qua nhiều giai đoạn, sống trong nhiều hoàn cảnh và nhiều điều kiện lịch sử. Phạm Xuân Tích sanh tại Sơn Tây, (nay thuộc Hà Nội) năm 1943. Thân phụ là Cựu Hiêu Trưởng Trung Hoc Chu Văn An Hà Nội (1952), và cũng là cựu Giám Đốc Nha Học Chánh Bắc phần (1953-54). Phạm Xuân Tích  theo cha mẹ di cư vào Nam, năm 1954.

 Đến năm 1964, cha mẹ anh qua định cư tại Pháp. Lúc đó anh đúng 21 tuổi, ở lại Viêt Nam một mình, theo học Đai Học Sư phạm Sàigòn ( hệ 4 năm 1963-1967 ). Sau khi tốt nhiệp Sư phạm cùng lúc tốt nghiệp Cử nhân Phân khoa Văn tại Saigon, Phạm Xuân Tích đi dạy hoc tại các trường Trung học Công lập tai Tân An, Long An về ngành văn chương, và một vài trường tư thuc tại Long An và Saigon.   

Năm 1972-1974, Phạm Xuân Tích chuyển sang nhận chức Công Cán Ủy Viên (Chargé de mission) bộ Văn Hóa Giáo Dục đặc trách về Diễn văn, Nghi lễ và Báo chí. Phạm Xuân Tích cũng đảm nhận Xử lý Thường Vụ  sở Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên  tại tỉnh Biên Hòa năm 1974-1975..

Sau ngày 30-4-1975 Phạm Xuân Tích đi hoc tập cải tạo tập trung tại Long Khánh.

Bố Mẹ anh bảo lãnh anh sang Pháp năm 1980, Tại Paris anh làm chuyên viên hành chánh tai Ngân Hàng Nông Nghiêp Pháp trong 3 năm. Sau đó anh được học bổng của Chinh phủ Pháp học về Quản Trị Điện Toán.  Sau khi tốt nghiệp anh làm Quản Trị Viên tại một xí nghiệp tư của Pháp tai vùng Paris cho tới lúc anh về hưu năm 2009, anh đã 66 tuổi.

Trong thời gian gần 30 năm làm việc và sinh sống tại Paris, Phạm Xuân Tích tham gia  các sinh hoạt văn hóa, xã hội của cộng đồng Viêt Nam tỵ nạn tại Pháp. Trong thời gian này Pham Xuân Tích đã bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm Kich Nghệ, Thi ca, Âm nhạc, hội họa và tiểu thuyêt, truyên ngắn, truyên dài, đàm thoại… và đã cho ấn hành hơn 10 tác phẩm.

Cũng như những nhân vât trong Chỉ Một Lần Sống, mỗi tác phẩm đều mang năng dấu ấn của cuôc đời của Phạm Xuân Tích  trong một giai đoạn lich sử, điều kiện xã hội đặc thù nào đó.

 Hợp, nhân vật trong truyện dài Chỉ Một Lần Sống, là hóa thân của Phạm Xuân Tích, sau 30 năm sinh sống và hoạt động tai Paris, trong một môi trường xã hội cao. Những đề tài mà Hợp đề cập đến như Tâm Sinh Lý, hay những tư tưởng cổ điển xuất thế Lão Trang hay quan điểm Van Vật Nhất Thể của Phật, với những người bạn gái Mai, Kim và những người bạn trai như Tín, Thuận, Thạch đều nằm trong cố gắng giải trinh ý nghĩa của cuôc sống hiên tại. Một câu hỏi lớn được nêu lên với mọi người ngay sau công trinh nghiên cứu được thực hiện: “Nếu thật sự mình có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông thì liệu điêu này có cần thiết hay không? “..(CMLS.trang 150),

Trong khi đó nhân vật Thuận vừa nhận được “lệnh tha”. Thuận có nhiều kinh nghiêm ứng phó với điều kiên lich sử đăc thù, với chính sách cải tạo tập trung của người cộng sản. Với Thuận, người cộng sản “sống như gỗ đá, như rong rêu trong một guồng máy vô cảm”. Người Viêt quốc gia, người Viêt cộng sản “là hai tầng lá của một thân cây cổ thụ, một dưới ánh mặt trời và một khuất nẻo nơi tối tăm, giống như nỗi đau đớn của một cơ thể đã bị phân hóa và tự đày đọa mình”.(CMLS. trang 63)

Nhân vật Tín, từ ngày đến ngụ cư tại Paris, anh thường hay rèn luyện tinh thần và thể xác trên đỉnh đồi Montmartre. Tín có tuổi thơ êm đẹp, Tín thường theo chân bà chị lớn đến dự lễ Chầu Mình Thánh mỗi chiều thứ Bảy nơi thánh đường Hàm Long-Hà Nội. Tín may mắn đươc cứu khỏi chết đuối. Tín nhớ mãi câu nới của người thanh niên đã cứu Tín khỏi chết đuối: “Anh đừng sợ, có tôi đây! Anh níu lấy vai tôi và bơi như thương lệ đi!..Tới nơi rồi anh hảy bơi tiếp vào bờ đi…Và anh ta bỏ đi, tiếp tục nô rỡn với những người quen khác, thản nhiên coi như không hề có chuyên gì xẩy ra… ” (CMLS.trang 44). Trong cuộc sống có những kẻ làm việc lớn cứu cả mạng người nhưng họ không quan tâm vì họ coi đó chỉ là viêc thường ngày. Tín cũng khỏi bị bắt giử sau lần vươt biên thất bại nhờ bà chủ quán bảo anh “Chay đi! Chạy đi!..Còn chờ gì nữa! Tiền gì? Chạy đi!...” (CMLS trang 52). Nhưng Tín không tin vào định mệnh, Tín tin vào “tinh người”, chính nhờ vào “tình người” mà Tín được cứu thoát. Mọi sự chọn lựa chọn sẽ có giá trị chỉ khi nào nó được thực hiện dưới ý thức tự do. “Tình người” là sự lựa chọn với ý thức tư do, vươt lên trên tất cả chủ nghĩa, ngay cả chủ nghĩa cực đoan. Nhân vật Tín đã thay lời Phạm Xuân Tich đưa ra một giải trinh Chỉ Một Lần Sống: “Dẫu sao, trong thiên nhiên, sự hài hòa của tất cả các sinh mệnh, dù hữu ý hay tình cờ, phải chăng đều gói trọn trong một qui ước chung, vô hình và hằng hữu, mà giới hạn của trí thức nhân sinh chưa thể đột phá được” (CMLS. trang 47)



Nhân vật Thạch, một chân dung khác của Pham Xuân Tích, có thể nói cuộc đời của nhân vật Thạch là một bản sao chép của một Phạm Xuân Tích ở ngoài đời. Thạch và Hợp trao đổi với nhau rất nhiều về phương cách điều trị tâm linh bằng cách sửa chữa quá khứ, kỹ thuật mới trong ngành Tâm Sinh Lý. Thạch đặt câu hỏi tại sao người ta lại không thể xâm nhập tiềm thức với những phương cách cũng chưa từng được kiểm nhận trong ngành khoa hoc thưc nghiệm. Dĩ nhiên là Thạch rất hứng thú tham dự buổi họp do Hợp tổ chức để nghiên cứu phương thức mới đó, mặc dầu trong thâm tâm, Thạch vẫn tin là sau Khoa học vẫn là Thượng đế.  Cũng như Pham Xuân Tích, Thạch là ngươi đàn ông đã có tuổi. Thạch vừa trở lại California để tham dự lễ tốt nghiệp luât sư của cô con gái của Thạch. Thach rất yêu thương và kiêu hãnh về cô con gái của minh. Thach nhớ lại, khi còn ở Saigon trước năm 1975, Thạch thường đưa cô con gái luc đó chỉ có 4 tuổi đi đến quán cà phê ở đường Trương Minh Giảng.(CMLS trang 105). Đó phải là một chỉ dấu có phần kỳ lạ! Cũng như Pham Xuân Tích, Thach không hề nhắc đến vị trị của người đàn bà trong cuôc đời tương đối là khá thành công của anh. Người vợ anh đâu? Sao anh dẫn con gái anh đi đến quán cà phê với anh khi con gái anh mới có 4 tuổi? Anh dững dưng khi găp lại tại Paris người bạn gái Huế năm nào. “Cả một bầu trời yêu thương cuồng nhiêt từ nhiều thâp niên trước như chợt kéo về từ phương Đông của kinh thành Huế tràn ngập trong hơi thở của Paris. Một mối tinh hằn sâu như vết dao trên da thịt, như lửa hồng rực cháy…”(CMLS trang 86) . Ấy vậy mà bây giờ gặp lại nhau sau bao nhiêu thập kỷ, những câu hỏi rời rạc loảng choảng: “Dung đấy ư?- Anh Thạch đấy hả “ nghe như lạc lối nghìn trùng khi tình yêu theo gió bay cao…”.(CMLS. trang 85)

Hợp thì trái lại, khi gặp lại Mai, Hợp rất rung động như đứng trước“một không gian tỏa hương thơm ấm cúng, nồng nàn. Giọng nói thoáng nét tỵ âm của Mai như mang âm hưởng tiết tấu của nhạc cổ điển Tây phương, khác với ngũ cung trầm bổng của Đông phương. Trong bề sâu của tâm thức, Mai vẫn luôn luôn có chỗ đứng tuyệt hảo trong tình cảm của Hợp”(CMLS. trang 16)…Còn với Kim, Hợp luôn luôn có ký ức tuyệt vời về “giọng cười nhẹ êm đềm và lung linh của Kim…Nàng mĩm cười hé lộ hàm răng như ngọc chuốt giữa đôi môi hồng. Nếu ngày xưa mà Adam có cắn vào trái táo mà Eve đưa cho, có lẽ cũng một phần vì vậy chăng? ”. (CMLS. trang 122)

Có lẽ cũng vi môt phần nào thần tượng hóa giọng nói và đôi mắt sáng long lanh của bà Kim-một chuyên gia nghiệp dư về Tâm Sinh Lý Thực Nghiệm, dùng thôi miên xâm nhập não bộ của người cần được trị liệu để giải tỏa những nguyên nhân ẩn ức đã tạo nên những rối loạn trong tâm thức- Hơp đã tích cực hợp tác và tinh nguyên làm thỏ bạch cho cuộc thí nghiêm của bà Kim. Nhưng điều quan trong ở đây là Hợp muốn dùng thân xác và trí tuệ của chinh minh trực tiêp trải nghiệm, giải trinh cái tiêu đề Chỉ Một Lần Sống.

Ngay sau cuộc thí nghiệm Hợp thú thật vói Kim cùng các bạn Tín, Thuận, Thạch: Vì khả năng trí tuệ của nhân loại có giới hạn nên bất cứ cuộc thí nghiêm nào, cũng như bất cứu cuộc nhân sinh nào ở bất cứ thời đại nào không ai có thể loại trừ những yếu tố bất ngờ xảy đến mà lại có tánh quyết đinh cho cuộc sống. Nhiều lúc chúng ta làm môt viêc gì đó vì thiện ý để giúp đỡ người khác mà minh vô tinh tạo ra thảm họa cho họ (CMLS trang 143,144,145). Như một viên thuốc, sản phẩm trí tuệ của loài người, luôn cò hai hiêu năng: Hiệu năng điêu trị Therapeutic Effects và hiệu năng ngoài ý muốn- Side Effects. Khi một thầy thuốc kê toa cho bênh nhân, không phải chỉ nghĩ đến hiệu năng đều trị của thuôc mà còn phải nghĩ và ngăn ngừa hiệu năng ngoai ý muốn của thuốc.

Trong thư Hơp gửi cho Kim, Thuân, Tín, Thạch, sau khi Hợp tự nguyên làm thỏ bạch cho cuộc thí nghiệm của bà Kim. Hợp nhìn nhân hiệu năng của phương pháp Tâm Snh Lỳ phối hợp với hypnose khoa hoc, “đã giải tỏa những phiền muộn chất chứa từ bao tháng ngày, những ưu tư tiếc nuối, những ao ước hụt hẫng, những mộng ước nhiệ(CMLS trang 143,144,145)t thành bị thui chột, tất cả kết cấu thành chuỗi muộn phiền miên viễn chợt ẩn chợt hiện trong tiềm thức khôn cùng…Nhưng tôi thưa ngay với các anh chị một cách thành thực rằng  tôi cảm thấy mình đã đi từ nuối tiếc này tới những trống vắng, hư không khác…Sự thay đổi theo như lòng minh muốn sẽ chỉ tạo ra những hệ quả khác nằm ngoài dự liệu ước mong…”.(CMLS. trang 156)

Thât sự, con người có thể tim thấy hạnh phúc khi sống nhọc nhằng, với trái tim chịu đựng đau khổ vì lý tưởng của mình, còn hơn là sống với một tâm hồn “trống vắng, hư không” hầu như vô cảm dễ đưa con người đến hiểm họa vong thân, tha hóa. Giá trị nhân sinh được dựng lên từ những bản lĩnh: Bi, Trí, Dũng- Chịu đưng, Phấn đấu và Lòng Dũng cảm, tinh thần trách nhiệm với nhân quần xã hội. Triết lý Phật dạy: Hạnh phúc chân chính là việc dấn thân vào cuộc sống hiên tại chứ không phải những ước mơ đẹp đẻ trong tương lai, hay kỷ niệm êm đềm trong quá khứ. Chinh cách sống hài hòa trong hiên tại quyết đinh phẩm chất hạnh phúc của con người. 

Tham vọng giải trinh chân lý của Chỉ Môt Lân Sống của Phạm Xuân Tích cuối cùng đã đưa Pham Xuân Tich đến cùng quan điểm như trong thư cuối cùng mà Hợp đã bộc bạch với Kim, Tín, Thuận và Thạch : ”Sự hài hòa của tròi đất cuối cùng vẫn là lối đi chung. Dù cho có bị chăn dọc xoay ngang nhưng dòng nước chảy cuối cùng vẫn trôi xuôi như hằng hữu…Chỉ môt lần sống cho mình, cho người  như cơn gió thỏang bay….Như vậy phải chăng đã quá đủ rồi cho mọi sanh linh dưới ánh măt trời? “ (CMLS. trang 156-157)

Khi mà tư tưởng đạt đươc sự tân cùng ý nghĩa của cuộc sống, Phạm Xuân Tích trở nên khiêm cung như chàng thanh niên cứu Tín khỏi chết đuối, như bà chủ quán đã giúp Tín khỏi bị bắt giử.  Dù cho biểu hiện tư tưởng của mình dưới bất cứ hinh thức nào, Văn, Thơ, Kich, Họa hay Âm nhạc, tư tưởng của Pham Xuân Tích cũng chỉ là sự khiêm cung với chính mình, biết sống hài hòa với thiên nhiên và con người…/.

Đào Như

Thetrongdao2000@yahoo.com

Chicago

May-14-2018

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.