Hôm nay,  

Việt Khang, anh là ai

4/4/201810:29:00(View: 8690)
Việt Khang, anh là ai
 
Bùi Văn Phú

Xin hỏi anh là ai / Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh
là ai / Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi
Dân tộc anh ở đâu / Sao đan tâm làm tay sai cho Tàu?
Để ngàn sau ghi dấu / Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào …


Việt Khang là ai? Anh là người đã viết lên những ca từ đó, trong bài hát mang tên “Anh là ai”.

 

 blank

H01: Người Việt biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở San Francisco tháng 10/2012 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

 

Vì ca khúc này mà Việt Khang đã phải vào nhà tù ở Việt Nam. Bị bắt lần đầu tiên vào tháng 9/2011, cùng với một người bạn là Trần Vũ Anh Bình, được tạm tha rồi bị bắt lại vào tháng 12 năm đó. Tháng 10/2012 hai anh bị tòa xử vì tội “tuyên truyền chống Nhà Nước” với bản án dành cho Việt Khang, 4 năm tù và 2 năm quản chế; Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù, 2 năm quản chế.

 

Trong hơn một thập niên qua, khi Trung Quốc đã đưa ra đường lưỡi bò để muốn xác lập chủ quyền gần như trên toàn bộ Biển Đông cùng với những quyết định của Bắc Kinh thành lập khu hành chánh Nam Sa và Tây Sa, đưa giàn khoan dầu HD-981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam và những tấn công vào tàu hải giám của Việt Nam, cùng lúc có nhiều “tàu lạ” cũng đã thường xuyên ngăn chặn hay tấn công vào tàu đánh cá của ngư dân Việt quanh các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Những hành động đó của Bắc Kinh đã khơi dậy lòng yêu nước của người Việt, trong cũng như ngoài nước. Các hình thức phản đối Trung Quốc lan tỏa trên các diễn đàn hải ngoại, qua mạng xã hội và đã có những cuộc xuống đường biểu tình trước cơ quan ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc từ Hoa Kỳ, Pháp, Đức sang Úc.

 

Người Việt hải ngoại tố cáo trước công luận thế giới về việc Trung Quốc xâm lăng biển đảo, cùng lúc phản đối lãnh đạo Hà Nội “hèn với giặc, ác với dân” khi ngăn chặn, đánh đập những người biểu tình, sách nhiễu và bỏ tù những ai lên tiếng phản đối Bắc Kinh xâm lăng, gây hấn trên Biển Đông.

 

Trong nước nhiều người đã phải vào tù vì chống Trung Quốc như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng, Cù Huy Hà Vũ. Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình cũng mang cùng số phận.

 

 

Họ là những tù nhân lương tâm đã được các tổ chức nhân quyền quan tâm và lên tiếng đề nghị với lãnh đạo các quốc gia tự do dân chủ lên tiếng bênh vực và yêu cầu Hà Nội trả tự do cho họ.

 

Sự kiện nhạc sĩ Việt Khang bị bắt giam được rất nhiều người Việt hải ngoại quan tâm, vì lời ca trong hai ca khúc của anh đã đi vào lòng người, nhờ nhạc sĩ Trúc Hồ phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông hải ngoại.

Là một người con dân Việt Nam / Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau đứng lên đắp lời sống núi
Từng đoàn người đi, chẳng nề chi / Già trẻ gái trai, giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam.

 

[Ca khúc: Việt Nam tôi đâu]

 

Xin hỏi anh là ai / Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai / Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai / Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!

 

[Ca khúc: Anh là ai]

 

Ngày 7/2/2012 Đài SBTN của nhạc sĩ Trúc Hồ đã khởi xướng một thỉnh nguyện thư trên trang nhà của Bạch Ốc để lưu ý lãnh đạo Hoa Kỳ về những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam, điển hình là việc Hà Nội giam cầm những người chỉ vì ôn hòa đưa ra quan điểm bất đồng với chính sách của nhà nước như Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Điều Cày Nguyễn Văn Hải, Việt Khang. Chỉ trong thời gian chưa đầy một tháng, thỉnh nguyện thư đã có hơn 150 nghìn người ký tên ủng hộ.

 

Chính phủ Việt Nam luôn phủ nhận các cáo buộc của những tổ chức nhân quyền quốc tế là họ không giam giữ tù chính trị hay tù nhân lương tâm – là những người có quan điểm bất đồng với nhà nước – nhưng trước những yêu cầu và áp lực của thế giới, Hà Nội cũng đã phải trả tự do, đã cho đi nước ngoài nhiều tù nhân lương tâm: Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thuỷ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Đặng Xuân Diệu.

 

Sau khi được đưa thẳng từ nhà tù ở Nghệ An qua Mỹ cuối năm 2014, trong ngày Tự do Báo chí năm 2015, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cùng với hai nhà báo người Ethiopia và Nga đã có buổi gặp gỡ và thảo luận với Tổng thống Barack Obama về sinh hoạt báo chí bị giới hạn, kiểm duyệt ở Việt Nam và các nước độc tài.

 

Trong khi đó Thượng Nghị sĩ John McCain, các Dân biểu Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Christopher Smith đã quan tâm và vận động cho Việt Khang được trả tự do. Riêng Dân biểu Michael McCaul đã nhận đỡ đầu cho Việt Khang.

 

Theo tài liệu của tổ chức Boat People SOS, nhiều dân cử Hoa Kỳ cũng đã nhận đỡ đầu cho tù nhân lương tâm ở Việt Nam: DB David Price đỡ đầu cho Cù Huy Hà Vũ, DB Chris Van Hollen cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng; DB Christopher Smith cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, DB Alan Lowenthal cho Nguyễn Tiến Trung và Mục sư  Nguyễn Công Chính, DB Zoe Lofgren cho Trần Huỳnh Duy Thức v.v…

 

Qua nhiều nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, tuy nhân quyền không phải là điều ưu tiên trong bang giao hai nước nhưng luôn được giới làm chính sách Mỹ quan tâm, nhờ những vận động của người Việt hải ngoại.

 

Tổng thống đương nhiệm Donald Trump không nhắc đến nhân quyền, tuy nhiên trong thời gian qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên dương lòng can đảm của phụ nữ Việt, đã lên tiếng cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiện đang bị giam tù vì những hành động phản đối Trung Quốc.

 

Việt Nam có nhân quyền hay không là do chính người dân đòi quyền làm người cho họ. Những đấu tranh cho quyền làm người của dân trong nước được người Việt hải ngoại yểm trợ, vận động với thế giới.

 

Việt Khang sau khi mãn án tù vào năm 2015 và hết hạn quản chế 2 năm, với sự can thiệp của chính giới Mỹ, ngày 8/2/2018 anh đã đến Hoa Kỳ định cư.

 

Trong những tuần qua anh nhận được sự đón tiếp nhiệt tình của cộng đồng người Việt ở nhiều nơi, từ California, Texas đến Utah, Arizona. Hàng nghìn người đã đến tham dự những buổi gặp gỡ với anh, nghe anh tâm tình, vì những lời ca anh viết ra đã thấm vào lòng người, như nói lên được ước vọng của con dân Việt về quê hương, đất nước.

 

Bài ca đòi nhân quyền cho dân Việt có tên “Trả lại cho dân” của anh đã có nhiều người thuộc và hát vang khi tập họp sinh hoạt hay xuống đường biểu tình, trong nước cũng như ở hải ngoại:

 

Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn.

Trả lại đây cho anh quân nhân
Quyền được sống đời trai hùng
Quyền tự hào, tự tôn nòi giống
Là bảo vệ non nước Việt Nam
Là bảo vệ dân lành Việt Nam.

Trả lại đây quyền phúc quyết của toàn dân
Dân biết điều gì dân cần
Để tự do mưu cầu hạnh phúc.

Trả lại đây quyền chính đáng của người dân
Dân biết chọn gì cho mình
Cho thái bình non nước Việt Nam.

 

Việt Khang, anh là ai. Tên thật của anh là Võ Minh Trí, sinh năm 1978 tại tỉnh Tiền Giang, là một cựu tù nhân lương tâm, vì viết nhạc mà đã bị tù 4 năm dưới chế độ cộng sản ở Việt Nam.

 

© 2018 Buivanphu

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
✱ James Comer, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện: Chúng tôi nợ người đóng thuế ở Mỹ trách nhiệm giải thích cách chi tiêu tiền của họ. ✱ Colin H. Kahl, Thứ Trưởng Quốc phòng: ... bổ sung kho dự trữ của Hoa Kỳ, chia sẻ thông tin tình báo, kiểm tra các vũ khí, thiết bị, cách bảo trì chúng,... và huấn luyện lực lượng vũ trang Ukraine, ✱ TNS McConnell: Các báo cáo về việc Đảng Cộng hòa không còn tha thiết ủng hộ vai trò lãnh đạo mạnh mẽ của Mỹ trên thế giới đã bị phóng đại quá mức. Các nhà lãnh đạo đảng của tôi hoàn toàn ủng hộ một nước Mỹ hùng mạnh, can dự vào một liên minh xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ . Đừng nhìn vào Twitter, hãy nhìn ... – Vì lợi ích cốt lõi quốc gia của chính nước Mỹ đang bị đe dọa.
Cách nay 6 năm, khi còn giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã đề xướng “tổ chức đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.
Mối đe dọa chiến tranh hạt nhân thật phù hợp với lối suy nghĩ đen tối của cựu tổng thống. Những kẻ sợ hãi sẽ bỏ phiếu cho một nhà lãnh đạo độc tài. Nước Mỹ của Trump không phải là ánh bình minh với niềm tin cho tương lai, mà là đêm đen như mực.
Một năm sau cuộc « hành quân đặc biệt » của Putin ngày 24/02/2022, cuộc chiến Ukraine nay đã trở thành thứ chiến tranh toàn diện, có mục đích nhằm làm tiêu hao lực lượng của đối phương. Nga quyết chiến và kéo dài dựa vào số đông quân, tuy tử trận và bị thương nặng đã lên đến 200.000 người. Phía Ukraine vẫn giữ đất, tấn công giành đất nhờ viện trợ của Hoa Kỳ và Âu châu. Kết thúc cuộc chiến khó thấy ở bàn hội nghị hơn là ở khả năng chỉ huy cuộc chiến...
Tôi có cái thói hễ thấy người sang là bắt quàng làm họ. Nhưng riêng chuyện tôi cũng (muốn) là bạn của ông Dương Tường thì không hẳn thế. Ông ấy (rõ ràng) trông dáng bộ cũng bệ rạc y như tôi thôi, chứ có sang trọng quái gì đâu...
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, cuộc chiến tàn khốc ở Châu Âu, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto từng tuyên bố: “Giờ đây khi những chiếc mặt nạ đã tháo xuống, sẽ chỉ còn lại bộ mặt lạnh lùng của chiến tranh.” Nguyên thủ quốc gia Phần Lan, tại vị hơn một thập niên, đã gặp gỡ Tổng thống Vladimir V. Putin nhiều lần theo chính sách của Phần Lan trong việc tiếp cận với Nga, quốc gia có chung đường biên giới dài gần 835 dặm. Tuy nhiên, chính sách đó, cùng với ảo tưởng của Châu Âu về việc ‘làm ăn bình thường’ với ông Putin, đột nhiên tan thành mây khói.
Trong tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khi họp báo nhân chuyến thăm Kazakhstan đã nói rằng nếu Trung Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ TQ với Mỹ và phần còn lại của thế giới: Ông nói: "Trung Quốc không thể hai mặt khi nói đến sự xâm lược của Nga ở Ukraine."
Tính đến ngày 24-2-2023, cuộc tấn công của Tổng Thống Nga Putin vào thủ đô Kiev của Ukraine tròn đúng một năm. Nhìn dưới bất cứ góc độ nào, đây là cuôc tấn công trên một qui mô lớn, mỗi mũi nhọn của cuộc tấn công phải được Moskova nghiên cứu tường tận...
Đất nước “được” dẫn dắt bởi một đám người nông nổi, tiểu tâm, ngu tối, và thiển cận nên vấn đề (tất nhiên) không chỉ giới hạn vào ngôn ngữ. Họ còn tạo ra một “cái nền dân trí luôn là mảnh đất cho hận thù, ngờ vực và chia rẽ” nữa...
Sau 20 năm thi hành Nghị quyết về “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tình hình đoàn kết trong nước và giữa người Việt Nam ở nước ngoài với đảng Cộng sản cầm quyền vẫn mờ nhạt hơn bao giờ hết...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.