Hôm nay,  

Thất vọng sau Hội Nghị Davos

2/12/201810:31:00(View: 7252)

Thất vọng sau Hội Nghị Davos
 

Joseph E. Stiglitz

Đỗ Kim Thêm dịch

  

Tôi đã tham dự hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ - nơi mà từ năm 1995 tầng lớp được gọi là thượng lưu toàn cầu tụ tập để thảo luận về các vấn đề của thế giới. Tôi không bao giờ rời hội nghị với tâm trạng nhiều thất vọng như trong năm nay.

Thế giới đang lâm cảnh khổ bởi phần lớn các vấn đề nan giải. Tình trạng bất bình đẳng đang gia tăng, đặc biệt là ở các nền kinh tế tiên tiến. Cuộc cách mạng kỹ thuật số, dù có tiềm năng của nó, nhưng cũng mang lại những nguy cơ nghiêm trọng cho sự bảo vệ riêng tư, an ninh, công việc và chế độ dân chủ - đó là những thách thức do sức mạnh độc quyền đang tăng lên của một vài giới khổng lồ về dữ liệu của Mỹ và Trung Quốc, kể cả Facebook và Google. Thay đổi khí hậu rốt cuộc là mối đe dọa sinh tồn đối với nền kinh tế toàn cầu như chúng ta biết về việc này.

Tuy nhiên, các phản ứng có thể là có nhiều chuyện còn gây nản lòng hơn. Chắc như vậy, trong hầu hết các bài phát biểu tại Davos, các giới lãnh đạo cao cấp trên khắp thế giới bắt đầu bằng cách khẳng định tầm quan trọng của các giá trị. Theo như họ tuyên bố, các hoạt động của họ không nhằm mục đích tối đa hoá các lợi nhuận cho các cổ đông mà còn tạo một tương lai tốt đẹp hơn cho giới công nhân của họ, các cộng đồng ở nơi họ làm việc và trên thế giới nói chung. Thậm chí họ có thể trả lời qua loa về những rủi ro bởi thay đổi khí hậu gây ra và tình trạng bất bình đẳng.

Nhưng khi giới lãnh đạo cao cấp kết thúc những bài phát biểu của họ trong năm nay, bất kỳ ảo tưởng nào còn sót lại về những giá trị mà họ cổ động tại Davos đã bị phá vỡ. Rủi ro mà họ quan tâm nhất là phản ứng dữ dội mang màu sắc dân túy đối với toàn cầu hóa, một trào lưu mà chính họ đã định hình - và từ đó họ đã được hưởng lợi rất lớn.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi những bậc danh tài kinh tế chỉ nắm bắt được mức độ mà hệ thống này đã làm lụn bai cho một lượng lớn dân số ở châu Âu và Mỹ, làm cho thu nhập thực tế của hầu hết các hộ gia đình bị trì trệ và gây cho tỷ trọng về mức thu nhập của giới lao động suy giảm đáng kể. Tại Mỹ, tuổi thọ đã giảm lần trong hai năm liên tiếp; trong số những người chỉ có trình độ học vấn trung học, sự giảm thọ đã có từ lâu.

Không một bài phát biểu nào trong giới lãnh đạo doanh nghiệp của Hoa Kỳ mà tôi được nghe (hoặc nghe nói) là có đề cập đến sự hỗn loạn, khinh miệt nử giới hay phân biệt chủng tộc của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người có mặt tại cuộc họp này. Không ai đề cập đến những giọng điệu gay gắt của những tuyên bố dốt nát, những lời dối trá thẳng thừng và hành động bốc đồng làm xói mòn cương vị của một Tổng thống Mỹ - và do đó của nước Mỹ - trên thế giới. Không ai đề cập đến việc các hệ thống đang từ bỏ chuyện xác minh sự thật và của chính sự thật.

Trên thực tế, không có đại doanh nghiệp nào của Mỹ đề cập đến việc chính quyền giảm bớt việc tài trợ cho nghiên cứu khoa học, việc rất quan trọng để tăng cường lợi thế tương đối của nền kinh tế Mỹ và hỗ trợ cho gia tăng tiêu chuẩn về mức sống của người Mỹ. Không ai đề cập đến việc chính quyền Trump từ bỏ các thể chế quốc tế, hoặc các cuộc tấn công vào các phương tiện truyền thông trong nước và nền tư pháp - rốt cuộc là tấn công vào hệ thống kiểm soát và cân bằng làm nền tảng của chế độ dân chủ Mỹ.

Không, các giơi lãnh đạo cao cấp tại Davos đang qua loa lấp liếm về luật thuế mà Trump và Đảng viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội vừa mới thông qua, luật này sẽ đem lại hàng trăm tỷ đô la cho các đại doanh nghiệp và những người giàu có đang sở hữu và điều hành các doanh nghiệp này. - những người giống như ông Trump. Họ không bị áp lực bởi thực tế là cùng một đạo luật khi thực hiện đầy đủ sẽ dẫn tới việc tăng thuế đối với phần lớn tầng lớp trung lưu - giới mà tài sản của họ đã bị suy giảm trong 30 năm qua.                                                                                                                 

Ngay cả trong thế giới quan chạy theo vật chất đầy hẹp hòi của họ, nơi mà sự tăng trưởng là quan trọng hơn cả, chúng ta không nên tổ chức lể mừng về luật thuế của ông Trump. Rốt cuộc, nó làm giảm thuế cho việc đầu cơ bất động sản - một hoạt động không tạo ra sự thịnh vượng bền vững cho bất cứ nơi nào, nhưng đã góp phần làm cho tình trạng bất bình đẳng gia tăng ở khắp mọi nơi.

Luật cũng áp đặt mức thuế cho các trường đại học như Harvard và Princeton - những nguồn của các ý tưởng và canh tân quan trọng - và sẽ dẫn đến cắt giảm các công chi địa phương ở các vùng của đất nước đã phát triển, hiển nhiên là vì chính quyền đã tạo ra các đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục và cơ sở hạ tầng. Chính quyền của Trump rõ ràng là sẵn sàng bỏ qua một thực tế rằng thành công trong thế kỷ 21 đòi hỏi thực sự nhiều đầu tư hơn về giáo dục.

Đối với giới lãnh đạo của Davos, có vẻ như việc cắt giảm thuế cho người giàu và các tập đoàn, cùng với việc bãi bỏ quy định là cách đáp ứng cho mọi vấn đề của đất nước. Họ khẳng định là các nền kinh tế nhỏ giọt sẽ đảm bảo rằng cuối cùng rồi thì toàn thể dân chúng sẽ hưởng lợi về mặt kinh tế. Lòng tốt của giới lãnh đạo có thể là tất cả nhưng gì biểu hiện cần thiết để đảm bảo cho môi trường được bảo vệ, ngay cả khi không có các quy định liên quan.

Tuy nhiên, các bài học của lịch sử là rõ ràng. Nền kinh tế nhỏ giọt không hoạt động hiệu quả. Một trong những lý do chính tại sao môi trường của chúng ta đang ở trong tình trạng bấp bênh như vậy là vì các doanh nghiệp đã không nhận ra được trách nhiệm xã hội của mình. Nếu không có quy định ràng buộc và cái giá thực tế phải trả cho việc gây ô nhiễm, không có lý do gì để tin rằng họ sẽ hành xử khác với những gì mà họ đang làm.

Các giới lãnh đạo tại Davos hào hứng về tình trạng tăng trưởng phục hồi, về lợi nhuận và mức bồi thường tăng cao. Các nhà kinh tế nhắc nhở họ rằng sự tăng trưởng này là không bền vững và nó chưa bao giờ được bao gồm toàn diện. Nhưng các lập luận như vậy có ít tác động trong một thế giới mà chủ nghĩa duy vật làm vua.

Vì vậy, chúng ta hãy quên đi những lời tẻ nhạt về những giá trị mà các giới lãnh đạo nhắc lại trong đoạn văn mở đầu bài phát biểu của họ. Họ có thể thiếu tính bộc trực trong nhân vật của Michael Douglas đóng trong bộ phim về Wall Street trong năm 1987, nhưng thông điệp là không hề thay đổi: "Tham lam là tốt". Điều làm tôi nản lòng là mặc dù thông điệp rõ ràng là sai, nhưng nhiều người có quyền thế đang tin thông điệp này là đúng.

 

***

Joseph E. Stiglitz đoạt giải Nobel kinh tế; ông là Giáo sư Đại học Columbia và Nhà kinh tế trưởng tại Học Viện Roosevelt. Cuốn sách mới nhất của ông là  Globalization and Its Discontents Revisited: Anti-Globalization in the Era of Trump

Nguyên tác: Post-Davos Depression

https://www.project-syndicate.org/commentary/davos-ceos-tax-cuts-trump-by-joseph-e--stiglitz-2018-02

***

Giới thiệu sách mới của dịch giả

Nhà Nước Pháp Quyền: Kinh Nghiệm Quốc Tế về Lý Thuyết và Thực Tế

 

https://www.amazon.de/dp/1984185314/ref=olp_product_details?_encoding=UTF8&me=

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.