Hôm nay,  

Câu Chuyện Trong Tù: Nỗi Bất Hạnh Của Một Tù Nhân

11/1/201700:00:00(View: 9773)
Phú Bùi

 
Một câu chuyện thương tâm đã xẩy ra đối với một tù nhân trai trẻ ở trại tù An Dưỡng khoảng năm 1977, nơi CS giam cầm trên 4 ngàn Sĩ Quan Cảnh Sát đủ mọi thành phần của chế độ VNCH

 Trong lao tù,CS, mọi anh em tù nhân đều cảm thấy đau buồn với số mệnh của mình vì vận mệnh không may của đất nước.đã bị CS xâm chiếm vì bị Đồng minh phản bội, Nhưng Saigon đã không xẩy ra môt cuộc tắm như mọi người liên tưởng đến sự kiện Tết Mậu Thân 1968 tại Huế. Tại đây Cộng Sản chỉ mới tạm chiếm một thời gian khoảng hơn 1 tháng ngắn ngủi, chúng đã bị Quân lực VNCH phản công mãnh liệt, tái chiếm lại đánh bật chúng ra khỏi thành phố,và sau khi tháo chạy, chúng đã để lại biết bao mồ chôn tập thể, một tội ác ghê gớm kinh hoàng mà nhân dân miền nam không bao giờ có thể quên được

Tuy Saigon không tắm máu, nhưng CS đã thi hành môt sách lược giết người một cách khoa học tinh vi hơn bằng cách tập trung giam cầm những quân, cán, chính VNCH của chế độ cũ trong các lao tù CS mà chúng gọi bằng cái tên mỹ miều hơn là :” trại cải tạo:”.

Chúng giam cầm những tù nhân không bản án, vô thời hạn trong các lao tù nơi rừng sâu, nước độc cưỡng bách lao động khổ sai, cho ăn uống thiếu thốn để tù nhân ngày càng tiều tuỵ, suy dinh dưỡng dần dần, chịu đựng kham khổ không nổi mà tử vong vì kiệt sức, đói khát, bệnh hoạn, không thuốc men điều trị

Thật đúng với câu cổ nhân thường nói:” Nhất nhật tại tù, thiên thu tai ngoại”. Anh tù nhân trai trẻ vì quá u buồn cũng như bao nhiêu tù nhân anh em khác nên mỗi sáng sớm thức dậy anh bèn len lén đi thẳng xuống nhà bếp để mồi lửâ hút thuốc lào tìm cảm giác mạnh hầu phần nào an ủi tâm hồn đang đang ưu phiền,trống rỗng cho qua ngày đoạn tháng

Trong khi anh đang say sưa phê thuốc lào thoải mái, bất thình lình chứng bịnh kinh phong tái phát làm anh té bất tỉnh,giẫy đành đạch,nằm dài dưới đất,trước cửa lò bếp, chẳng may lại đưa cẳng trái vô lò lửa đang phừng phực cháy lúc nào mà anh không hề hay biết. Bất thần có một tù nhân anh em nấu ăn mà CS gọi là anh nuôi phát giác kịp thời, anh ta bèn phóng nhanh người tới kéo anh ra xa khỏi lò lửa hầu cứu anh thoát khỏi bàn tay tử thần..

 Được biết đây là một trong dãy 4 lò lớn nấu ăn tập thể,  đắp bằng đất, bên dưới có lỗ hổng lớn để chứa những thanh củi lớn nấu bếp, trên miệng lò đặt chảo vạc dầu lớn để nấu cơm, thức ăn và nấu nước sôi hầu phân phối cho trên 200 tù nhân trong trại.


Dù cứu được anh nhưng bất hạnh thay bàn chân trái anh đã bị phỏng nặng cháy nám đen trông rất ghê sợ. Các bạn tù bèn xúm nhau lại khiêng anh lên trạm xá trại, tại đây CS,bèn dùng xe cứu thương chở Anh lên Bệnh viện Biên Hỏa cứu chữa kịp thời.

 Vì vết thương bị phỏng năng, quá trầm trọng, nên Bác sĩ  Bệnh Viện đành bó tay vô phương cứu chữa, bất đắc dĩ phải quyết đinh cưa đi bàn chân anh hầu cứu mạng sống cho anh..

Họ coi Anh như là một con vật thí nghiệm nên họ đã cưa dã chiến bàn chân anh có thế nói chính xác hơn là cưa sống, khiến anh phải sống đi chết lại nhiều lần mới hoàn hồn hồi tỉnh, nghe anh kể lại mà ai nấy đều phải rùng mình ghê sợ và sởn óc về phương pháp trị bệnh của CS.

Sau thời gian đài điều trị bệnh vì sự chăm sóc điều dưỡng không được chu đáo tận tình,lại thiếu cả thuốc men trị bênh nên vết thương anh đã bị nhiềm trùng rất năng, lở loét nhầy nhụa trông rất ghê sợ,rồi cứ thế nhiễm trùng tiếp, họ lại cứa tiếp, cưa tiếp tới tận háng họ mới chịu buông tha anh.Thật quá khủng khiếp và không thể tưởng tượng nổi từ bị thương chỉ phải cưa mất có một bàn chân nay phải bị  cưa đi mất cả một cảng chân. Ôi! quá bất hạnh cho một tù nhân trai trẻ.

Bây giờ anh đương nhiên trở thành một phế nhân thực sự, không còn sức lao động làm ra của cải phục vụ xã hội nuôi dưỡng bọn CS được nữa, chúng bèn phóng thích anh trở về đoàn tụ với gia đình sớm hơn các anh em bạn tù trong trại.

 Khi nhận được giấy xuất trại,thay vì hớn hở vui mừng nhưng anh lại cảm thấy buồn phiền và đau khổ vô cùng, bởi vì khi anh bước chân đi tù thì thân thê anh lành lăn nguyên vẹn, đến khi được CS phóng thích trở về nhà thì lại trở thành một người tàn phế ngoài ý muốn, hơn nữa khi gặp lại vợ con thân nhân họ hàng thân thuộc, anh phải biết ăn nói làm sao đây về trường hơp bất hạnh này. Đúng trong cái sui có cái hên, nhưng cái hên của anh là cái hên đau khổ bất đắc dĩ  chẳng ai ham muốn như  vây. Tóm lại chỉ vì một sự ham muốn tiêu sầu không kiềm chế được của bản thân mà anh phải nhận lãnh một hậu quả vô cùng đau khổ và bất hạnh vì phải mang thương tật suốt cả cuộc đời. “ Sống cũng như bằng chết”.          

BUI PHU/VBMN

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nguyệt Quỳnh: Anh còn điều gì khác muốn chia sẻ thêm? Trịnh Bá Phương: Trong cuộc đấu tranh giữ đất, nhóm chúng tôi đã tham gia các phong trào khác như bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường, tham gia biểu tình đòi tự do cho các nhà yêu nước, tham gia các phiên toà xét xử người yêu nước bị nhà nước cộng sản bắt giam tuỳ tiện. Và hướng về biển đông, chống sự bành trướng của Bắc Kinh khi đã cướp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam! Và mới đây là phản đối bè lũ bán nước đã đưa ra dự luật đặc khu và dự luật an ninh mạng.
Có một câu thần chú mới mà các nhân viên FBI đã khuyên tất cả chúng ta phải học thuộc và nên áp dụng trong thời đại này. Thời đại của cao trào xả súng đang diễn ra khắp nơi ở Hoa Kỳ. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một bài viết hữu ích của nữ ký giả Alaa Elassar của đài CNN đang được đăng tải trên liên mạng. Cô đã nêu ra những lời khuyên rất cần thiết cho chúng ta, căn bản dựa trên những video clips huấn luyện và đào tạo nhân viên của FBI.
Since I arrived in the United States in “Black April” of 1975 (the Fall of Saigon) and had been resettled in Oklahoma City to date, I have had two opportunities to go back to schools. The first one I studied at Oklahoma City University (OCU) for 5 years and received my degree in 1981. Having to work during day time, I could only go to school in the evening.
Như vậy, từ hiện tượng đảng viên “quay lưng” lại với đảng đến chuyện dân bỏ mặc mọi việc cho nhà nước lo cho tới chuyện thanh niên, rường cột của Tổ quốc, cũng “khô đoàn” và “nhạt đảng” thì điều được gọi là “nền tảng Tư tưởng đảng” có còn gốc rễ gì không, hay trốc hết rồi?
Niềm vui trong Ngày Hội Ngộ, với đặc san được quý nương “khen” còn mấy ông già chồng chỉ gật gù “mầy giữ gìn sức khỏe để tiếp tục”. Tháng 5 năm 2020 và tháng 5 năm nay vì cái dịch Covod-19, không có cơ hội gặp nhau. Dù “ghét cay ghét đắng” mấy ông già chồng hành hạ “con dâu” nầy nhưng không được dịp hội ngộ với nhau, nhớ nhiều.
Khi đối với cha mẹ có thể cung kính mà vui vẻ, mới là tận Hiếu. Chữ “Kính” nhấn mạnh việc không để xảy ra sơ suất dù rất nhỏ, phụng dưỡng cha mẹ già xuất phát từ nội tâm, với khuôn mặt vui vẻ, mới có thể nói là “Hiếu.” Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn. Con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.
Giáo hội xin tán thán tinh thần hộ đạo và tu đạo của quí Thiện nam Tín nữ trong hoàn cảnh tai ương đầy kinh hãi hiện nay. Tất cả năng lực và công đức lớn lao này của người đệ tử, chúng con xin dâng lên cúng dường đức Thế Tôn trong ngày Đản sinh. Hàng trăm ngàn trái tim, hàng vạn ngàn bàn tay siết chặt giữa những thương đau tràn ngập của nhân loại, chúng con nguyện quán chiếu thật sâu sự khổ nạn hiện nay để kiên nhẫn mà vượt qua.
Có lẽ cả Trung Cộng lẫn Hoa Kỳ đều không mong muốn việc khơi mào cho một cuộc xung đột vũ trang, nhưng trước thái độ xác quyết của tổng thống Joe Biden, Trung Cộng hiểu rằng họ đang đối đầu với một đối thủ nguy hiểm gấp bội lần so với những năm qua.
Với chế độ độc đảng toàn trị hiện hành, với bộ máy tam trùng hiện tại, với văn hoá tham nhũng hiện nay, và với chủ trương cấm tự do báo chí cố hữu … thì chuyện sống được bằng lương mãi mãi chỉ là một kỳ vọng xa vời. Vô phương thực hiện!
Hội nghị Paris là một quá trình đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt kể từ ngày 13 tháng 5 năm 1968, sau ngày 25 tháng 1 năm 1969 có thêm Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTGPMN) tham gia. Ngoài 202 phiên họp chính thức của bốn bên, còn có thêm 24 cuộc mật đàm khác giữa Henry Kissinger và Lê Đức Thọ, Xuân Thủy. Cuối cùng, hội nghị kết thúc sau bốn năm chín tháng và bốn bên chính thức ký kết Hiệp định Paris để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27 tháng 1 năm 1973.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.