Hôm nay,  

Nhìn Từ Hội Nghị Trung Ương 6 Khoá XII ĐCSVN

15/10/201715:01:00(Xem: 6615)

 Nhìn Từ Hội Nghị Trung Ương 6 Khoá XII ĐCSVN 

đến Đại Hội ĐCSTQ Thứ 19 –
Thách Thức và Cơ Hội Cho Phong trào Dân Chủ Nhân Quyền
 

 Bác Sĩ Mã Xái

   

Hội nghị Trung ương 6 Khoá XII đảng CSVN đã khai mạc hôm 4-10-2017, một cách bất ngờ sớm hơn dự liệu hai  tuần, để TBT Nguyễn Phú Trọng có đủ thì giờ chuẩn bị trình báo thành quả “đốt lò” cho đồng chí sư phụ của y là lãnh đạo “hạt nhân” Tập Cận Bình cũng sẽ bắt đầu Đại hội ĐCSTQ thứ 19 vào ngày 18/10/2017 trong vị thế một lãnh đạo quyền lực nhứt của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, hoặc để Trọng sớm thực hiện tham vọng  nhất thể hoá chức danh Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước  với vị thế là nguyên thủ quốc gia tiếp đón   lãnh đạo các nước  trên thế giới tại Thượng đỉnh APEC tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vào tháng 11 sắp tới đây, và Việt Nam là nước chủ nhà, và Trọng hi vọng được chủ trì và  khai mạc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.

 

Trước thềm  Hội nghị TƯ-6 “ là bối cảnh  tranh chấp quyền lực  giữa  TBT Nguyễn Phú Trọng và phe cánh của phe cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ; một số chyên gia nghiên cứu lại nhìn cuộc đấu tranh quyết liệt này nằm giữa phe cộng sản “biết lý luận” Miền Bắc và phe cộng sản Miền Nam, nhưng đến lúc ông Trọng cho tóm Bí thư thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Thanh (con trai của  Nguyễn văn Chi, cựu uỷ viên trung ương đảng, và là cựu chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương) thì thiên hạ  thấy ông Trọng muốn nắm luôn cánh cộng sản Miền Trung.

Cho nên phía sau chiêu bài chống tham nhũng thật sự chỉ là cuộc chiến tranh chấp quyền lực không khoan nhượng, và qua đó nhờ phương tiện truyền thông , nhơn dân thấy rõ  tham nhũng cũng leo lên cả thượng tầng lãnh đạo từ tổng bí thư  xuống  đến phường khóm  tất cả đều đã  nhúng chàm.

Trong tham vọng tập trung quyền lực về một mối, TBT Nguyễn Phú Trọng rập khuôn theo sư phụ họ Tập của mình  trong chánh sách” đả hổ diệt ruồi”: trước hết ông đã đẩy được Nguyễn Tấn Dũng về vườn làm “người tử tế”, tiếp theo là lần lượt bẻ cành chặt rể phe cánh  đối thủ với mình nằm trong tập đoàn  PVN . Nhưng cái gai nhọn Trọng cần phải nhổ là Chủ tịch Trần Đại Quang, một nhơn vật có tiềm năng đẩy lùi ông tổng bí thư trên bàn cờ quyền lực. Theo thoả hiệp các phe trong Đại hội  trung ương đảng khoá 12, Trọng   hứa sẽ rút lui  giữa nhiệm kỳ, nhưng rồi nước chảy qua cầu,  lần lượt những ứng viên có thể kế nhiệm vai trò tổng bí thư lại bất thần lâm “ bịnh lạ” trước hết là Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh bị loại ra vòng chiến , và nhơn vật kế tiếp mà Trọng đánh giá  nguy hiểm  là đương kim Chủ tịch nước Trần Đại Quang , ông Đại tướng trước đây là thứ trưởng rồi bộ trưởng công an lại bổng nhiên mất tích lạ lùng  trên một tháng; khiến dư luận đồn đãi cho rằng  phải chăng kịch bản Nguyễn Bá Thanh,  hay kịch bản Đại tướng Phùng Quang Thanh  tái diễn?  Với tham vọng vô độ của Nguyễn Phú Trọng thì phương tiện nào cũng tốt nếu phục vụ mục tiêu của ông ta là trở thành kẻ độc tài của một Tổng Bí thư kiêm Chủ tich nước, giấc mộng nhất thể hoá chức danh, để kéo dài chế độ toàn trị , khoát dưới chiếc áo mụt rữa Mác Lê, theo gương sư phụ Tập Cận Bình. Bất kể danh dự quốc gia, quyền lợi  đất nước, TBT Trọng hành xử như kẻ man rợ chỉ thị cho  thuộc hạ của y sang Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh  nhằm truy tìm phe cánh  cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và nhứt là Thanh sẽ là nhân chứng cho những cáo buộc ông Trần Đại Quang là người đứng sau  chủ mưu cho người của Bô Công an tổ chức cho Trịnh Xuân Thanh trốn thoát.  Ông TBT tới nay vẫn im lặng trước cáo buộc của chánh phủ Đức về các vi phạm chủ quyền, đưa tới các hệ luỵ trầm trọng về măt chánh trị kinh tế ngoại giao .

Việc TBT Trọng kiêm chủ nhiệm Quân uỷ Trung ương lại tự cơ cấu mình vào Đảng uỷ Công an trung ương nhằm kiểm soát và khống chế luôn  cả công an và quân đội, hi vọng sẽ dùng Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương  Trần Quốc Vượng cóp nhặt phương cách của Tập Cận Bình xử dụng Vương Kỳ Sơn ( Chủ nhiệm Uỷ ban Kỷ luật Trung ương đảng CSTQ) đánh sập các con hổ bự công an , các tướng tá  , các viên chức hành chánh, các đối thủ chánh trị về “tội kỷ luật” ( tham nhũng) thuộc phe nhóm cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân; Tập triệt hết các đối thủ có thể” kế thừa “mình. Tập chẳng những ăn chắc tiếp tục chức Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước vào nhiệm kỳ hai, mà còn ngắm nghé nhiệm kỳ ba!  Nhìn vào kich bản đó rất ít người ngạc  ngạc nhiên về nhận định của Giáo sư Carl Thayer thuộc  Học viện Quốc phòng Australia, nhà nghiên cứu này có những tiếp cận đáng tin với nhà cầm quyền cộng  sản Việt Nam đã khẳng định với đài VOA ngày 10/08/2017 “…ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại cho đến hết nhiệm kỳ và khi đó ông sẽ có được sự đồng thuận để ủng hộ bất cứ ai ông chọn lên thay thế.” Giáo sư Thayer còn nói thêm “ Nguyễn Phú Trọng đã cũng cố được vị trí. Ông lại không có người kế vị…” thật ra ông Trọng cũng nghĩ tới một vài đồng chí tin cẩn ( Phạm Minh Chính, trưởng ban Tổ chức Trung ương hay Phan Đình Trạc vừa được bầu vào Ban Bí Thư hoặc Trần Quốc Vượng)

 

Các bộ sậu tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng hay cả các  tướng lãnh công an quân đội dù không đứng về phe nào cũng không an tâm  ngồi yên chờ ngày “cải tạo” hay lãnh án chung thân hay trở thành tử tội; họ thấy rõ, cứ bắt vụ tham nhũng này thì lòi ra vụ khác, xử trảm Nguyễn Xuân Sơn xong  chắc gì không tới phiên mình; tử tội Nguyễn Xuân Sơn đã kháng cáo nhưng y đã khui hủ mấm  tham nhũng tùm lum ; ta suy ra 12 vụ đại án nằm trong kế hoạch phải hoàn tất năm nay chắc phải dừng lại. Ngay bộ chánh trị hay ông Trọng cũng phải lo ; nếu dồn ép Đinh La Thăng vào chơn tường ,Thăng sẽ tung hết tài liệu  tối mật (từ việc ăn chia tiền bán dầu thô lậu cho Trung Cộng; cho tin những uỷ viên trung ương nào  đã nhận phong bì để lobby chức uỷ viên Bộ Chánh trị cho ông Đinh La Thăng.) Qua sự việc trên giúp mọi người hiểu tại sao không thấy ai  bàn tới Đinh La Thăng  trong Hội nghị.  Mới đây ông Nguyễn văn Chi lại tố đích danh Nguyễn Phú Trọng cũng tham nhũng tày trời ( ông Chi là thân phụ của Nguyễn Xuân Anh vừa bị Trọng cho lột chức bí thư thành uỷ Đà Nẵng).Những màn đấu đá cho thấy lực lượng tham nhũng của Ba X, sau trên 10 năm Dũng nắm giữ quyền bính từ bắc chí nam, tuy nay ở thế ẩn nấp, nhưng vẫn còn mọc rể sâu trong mọi ngành từ trung ương đến địa phương khiến phe cánh Nguyễn Phú Trọng, tuy ở lợi thế đang cầm quyền, nhưng phải nghĩ lại lời xưa “thành sự còn tại thiên”.

 

Chúng ta vừa điểm  qua một số hoạt cảnh “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng tự tung tự tác của kẻ thắng cuộc, ông Trọng cũng đã tiến hành  Hội nghị Trung ương 6 khoá XII  sớm hơn dự liệu , đúng hai tuần lễ trước ngày Tập Cận Bình  bắt đầu ĐH đảng CSTQ lần thứ 19 (18/10/2017)

Qua bài phát biểu khai mạc , ngày 4-10-2017, TBT Nguyễn Phú Trọng đưa ra năm đề án mà ông cho biết sẽ đề cập đến các vấn đề rộng lớn, cơ bản ,cấp bách,nhạy cảm, trong đó “dự kiến phát triển kinh tế “ và “công tác sức khoẻ nhân dân” là hai nội dung chính của Hội nghị. Nói chung thì ai  cũng biết Hội nghị lại quanh quẩn thảo luận các vấn đề mưu tìm sinh lộ cho  Đảng CS , cho thể chế toàn trị trên đà thoái hoá sụp đổ, do đó  hội nghị sẽ lại bàn thảo việc đổi mới chánh trị, cải cách kinh tế phát triển đất nước…

 

Trọng điểm thứ đến đã được dự kiến qua nhiều hội nghị trước đây là vấn đề “nhất thể hoá” lẽ ra là trọng tâm thảo luận của Hội nghị-6 ; nhưng lại không thấy ông Trọng trực tiếp giới thiệu trong  nghị trình , mà nhưng lại  nói đến”một số vấn đề tiếp tục  đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.   “Nhất thể hoá “ bộ máy chức danh nhằm gộp các chức danh thuộc hệ thống đảng với các chức danh tương ứng bên chánh phủ ; Nguyễn Phú Trọng muốn tập trung quyền lực vừa là Tổng Bí thư kiêm luôn Chủ tịch nước, và nếu mộng của Trọng không thành thì ai sẽ là nguyên thủ quốc gia chủ trì Diễn Đàn Thượng đỉnh APEC tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vào tháng tới, nơi mà ngoài TT Trump còn có Tập Cận Bình và TT Putin tham dư, và Việt Nam là nước chủ nhà; Đà Nẵng cũng là nơi vị bí thư thành uỷ  Nguyễn Xuân Anh và chủ tịch hội đồng nhân dân Huỳnh Đức Thơ vừa lọt vào tầm nhắm của chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương Trần Quốc Vượng,theo lịnh của TBT Trọng. Ngay tại Hội Nghi-6 BCH Trung ương Đảng  ngày 6/10/2017 đã biểu quyết cách chức bí thư thành uỷ Đà Nẵng đồng thời chấm dứt chức danh uỷ viên trung ương Đảng đối với ông Nguyễn Xuân Anh. Cũng ngay sau đó  Bộ trưởng Giao thông Vân tải Trương Quang Nghĩa  được  bổ nhiệm tân bí thư Đà Nẵng, mà theo cái nhìn của các blogger ông Nghĩa là người dĩ hoà vi quý , nhưng cũng dính khá nhiều hồ sơ không minh bạch , còn Nguyễn Xuân Anh thì  liên hệ với phe Ba X và Chủ tịch Trần Đại Quang. Không biết uy tín ông Tổng ra sao mà trong cuộc bầu bổ sung hai uỷ viên Ban Bí thư, trong ngày thứ 3 Hội nghị ( 6/10) trong khi hai ông Phan Đình Trạc  và Nguyễn Xuân Thắng lại được chọn, trong khi  ông  Thuận Hữu người của ông Trọng giới thiệu lại rớt đài, chuyện này khơi lại chuyện cách đây không lâu TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã thất bại đưa người vào Bộ chánh trị (trong Hội Nghị trung ương 7 khoá 11) , trong khi hai ứng viên Nguyễn Thiên Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân thì lại lọt vào dễ dàng , cả hai  Nhân và Ngân lúc bấy giờ nằm trong phe cùa đồng chí X.

Bội chi , ngân sách cạn kiệt, nợ trần thì vượt mức dân chúng không biết cái nhà nước tham nhũng này lấy tiền ở đâu để cải thiện tình trạng y tế, về sức khoẻ của người dân;nhưng chắc người dân không khỏi thắc mắc về sự kiên ông Trọng bao che phe nhà là bộ trưởng y tế trong vụ VN Pharma nhập thuốc giả giết người ; và việc thông đồng với Bắc Kinh trong tội  diệt chủng dân tộc  vụ Formosa, việc xử lý ông Võ Văn Cự đã đến đâu? Việc này cho thấy có sự phân biệt và mức độ trừng phạt dành sự dễ dãi cho “phe mình” và dân gian cũng tự hỏi những số tiền kết xù thu được trong việc bài trừ tham nhũng sẽ lọt về túi ai, sao không thấy báo cáo!

 

Hội nghị “ Đốt lò” lê thê  bảy ngày  rồi cũng kết thúc với bài phát biểu bế mạc hôm 11/10/2017.

Nguyễn Phú  Trọng tỏ vẻ hả hê đôi phần trong chiêu bài loại trừ  “ruồi” , “sói” của bè nhóm đã từng làm nhục mình năm năm về trước ( 2012 ) vì không được phép kỷ luật đươc đồng chí X, mà thật ra tới nay Trọng chưa đưa nổi Ba Dũng vào “lò “ dù nội công của thừa sai Nguyễn Phú Trọng đã được Tập Cận Bình tăng cường trước ngày khai hội với hai viên chức cao cấp là Lưu Tường Vân, Bí thư Ban Bí thư Trung ương và tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc đến Hà Nội  để trấn an Trọng và thủ tướng Phúc  “hai nước cùng chung vận mệnh”, về mối quan hệ tốt đẹp trong quan hệ đối tác chiến lược hai nước cộng sản anh em “núi liền núi sông liền sông”. Đối với chủ tịch nước, Trọng đã xử dụng vụ lời khai cung của Trịnh Xuân Thanh và việc khai gian tuổi tác của  Trần Đại Quang để đặt ông này trong vai trò” ông phỗng”; Trọng như vậy đã đóng băng được các con hổ đầu đàng của phe đối nghịch, yên tâm ngồi hết nhiệm kỳ, và còn có thể giới thiệu người kế nhiệm TBT vào  Đại hội ĐCSVN khoá XIII.

Một chuyện làm nhiều người khá ngạc nhiên trong việc ông Trọng  chỉ định Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thay mặt Bộ chánh trị đọc báo cáo về “Đề án về Công tác Dân số”,  thay vì trinh bày vụ “ khủng hoảng ngoại giao trầm trọng Việt – Đức phát sanh từ việc ông TBT trách nhiệm trong vụ bắt cóc Trinh Xuân Thanh; hay Minh cùng Bộ Chánh trị cần giải trình mối quan hệ Việt Trung đang hồi căng thẳng    ngoài kia ở Biển Đông . Ông Trọng lo lắng ông Ngoại trưởng đã đụng chạm đến quyền lợi  Trung Quốc; trước thềm Hội nghị trung ương 6, tờ Hoàn cầu Thời báo hôm 30/08/2017  cảnh báo Hà Nội “ Việt Nam không nên để cho phương Tây tác động tới quan hệ Việt- Trung Quốc, ám chỉ việc chánh phủ Nguyễn Xuân Phúc tích cực tìm chỗ dựa mới nơi Hoa Kỳ, Nhựt Bổn, Hàn quốc, Ấn độ trong tình trạng kinh tế suy sụp thê thảm, và trước hành động xâm lăng , trắng trợn , hung hản của Trung Cộng.

 

Ngoài việc đốt được một ít củi khô, Hội nghị tỏ ra quyết tâm “đổi mới”, tinh giảng biên chế, tinh gọn bộ máy đảng. Và không quên việc ông Trọng nuôi mộng “nhất thể hoá” chức danh tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, nhưng cũng ngạc niên không thấy Hội nghị nói tới việc này, vì Trọng đã thấy vấn đề “chưa đủ rõ, chưa đủ chín, thực tiễn còn đang vận động , ý kiến còn khác nhau thì xin phép chưa sửa đổi..” ! tin rò rĩ có thể phải đợi đến Hội nghị trung ương 7 hay 8 ? Thực tiển mà nói, ông Trọng không còn đối thủ cạnh tranh chức vụ TBT nữa, ngay cả việc gom hai chức vụ TBT và chủ tich nước. Nhưng còn chờ chỉ thị của Tập Cân Bình sau Đại hội Đảng-19, ông Trọng cho bắt đầu thực hiện nhất thể hoá ở cấp xã, huyện  nơi nào có đủ điều kiện theo mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch Uỷ ban nhân dân, không biết chừng nào thì áp dụng đến tỉnh, thành phố , và tiến đến trung ương  ( thí dụ thu gọn bộ máy chánh phủ và sáp nhập các uỷ ban thuộc trung ương bên phía Đảng vào các bộ tương ứng bên nội các ); các chuyên gia cộng sản đã khuyến cáo các đề án này qua nhiều thập niên rồi, nhưng quy mô biên chế càng phình ra; có nước nào mà bọn lãnh đạo bắt dân è cổ ra đóng thuế để nuôi Đảng ( hiện nay VC có khoảng 4 triệu đảng viên) và tính tới việc làm sao tinh giản 2,5 triệu công chức viên chức nhà nước? Thu gọn hệ thống chánh trị có thể giúp tiết kiệm được ngân sách, nhưng không giải quyết được vấn đề tham nhũng vốn là cái bản chất của mọi chế độ cộng sản ,độc tài

toàn trị.

Tạm kết.

Tập đoàn bán nước cộng sản Hà Nội tuy không nói ra, nhưng cho thấy Trọng tạm ngưng chiến dịch bài trừ tham nhũng, còn chờ chỉ thị mới của Bắc Kinh sau ngày lãnh tụ “hạt nhân” Tập Cận Bình đăng quang tại Đại hội đảng CSTQ khai mạc ngày 19/8/2017. Thay mặt cho nhóm ích lợi của mình , trong diễn văn bế mạc,Trọng tuyên bố như hàm ý thoả hiêp với những ai ( chắc là phe Dũng) trót lỡ nhúng chàm thì phải tự gột rữa; nhưng ông cũng không quên tiếp răn đe từ đây về sau những vi phạm ( tham nhũng) phải bị trừng trị nghiêm minh, rốt ráo từ trung ương đến địa phương, “không có vùng cấm”. Thực tiển, những nhóm lợi ích khác, như bộ sậu của Ba X, bọn tham nhũng sân sau của một số quan chức không thể ngồi yên chờ bị đưa vào” lò lửa” của Trọng; họ phải liên kết để bảo vệ sự sống còn , chống lại phe đương quyền  Nguyễn Phú Trọng. Tham nhũng là bản chất của đảng cộng sản, không  thể thay máu tham nhũng của mấy triệu đảng viên; cuộc đấu tranh quyền lực sẽ tiếp diễn; chưa biết mèo nào cắn miễu nào , nhưng mèo đen hay mèo trắng đều  phục vụ  thế lực của Trung Nam Hải, đặc biệt là từ  thỏa thuận Thành Đô, từ các tổng bí thư Mười, Linh, Phiêu, Mạnh tới Trọng. Phe Dũng hay phe Trọng đều đã bán Biển Đông, bán rừng ,cắt đất cho Trung Cộng, để Tàu Cộng vào khai thác trong các vùng chiến lược , đồng thời với chiến lược mềm , Trung Cộng sắp hoàn tất chánh sách Hán hoá Việt Nam, là sách lược nằm trong “giấc mộng Trung hoa” của họ Tập  từ ngày chánh thức nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ ( 15/11/2012 )

 

Đàng sau đề án đổi mới  tinh gọn hệ thống chánh trị, nhất thể hoá đảng với chánh quyền của Trọng nằm trong ý đồ cũng cố lại lại chánh sách độc đảng,chế độ độc tài,toàn trị khoát dưới chủ nghĩa u mê Mác-Lê và cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Hà Nội không phĩnh ai được về  các vận động cò mồi thăm dò dư luận kêu gọi tách đảng,đổi tên đảng sang tên đảng Lao Động v.v..; con cắt kè đổi màu cho thích nghi với môi trường vẫn là con cắt kè.

Chỉ theo dõi từ sau từ đầu Đại hội XII đến nay, World Human Rights Watch, Hội Ân Xá Quốc tế báo cáo chiến dịch trấn áp của Trọng càng ngày càng leo thang  đáng kể đối với những nhà đấu tranh ôn hoà , bất bạo động cho dân chủ, nhơn quyền, cho tự do tôn giáo, tín ngưỡng; công an VC với bọn côn đồ, bọn Hội Cờ Đỏ đàn áp dã man các cuộc biểu tình của dân oan , của đồng bào Miền Trung biểu tình đòi công lý, tranh đấu cho sự sống còn cho dân tộc trước tội ác diệt chủng trong vụ Formsa, nhứt là từ lúc TT Trump lên nắm chánh quyền ít màn tới chuyện nhơn quyền.

Những thử thách đầy khó khăn trước mắt cho phong trào  dân chủ nhơn quyền trong nước cũng như hải ngoại  còn nhiều , dù rằng đảng CSVN đang trong tình trạng rệu rã, về chánh trị lẫn kinh tế; nhưng Nguyễn Phú Trọng là tên thừa sai rất mực trung thành với Bắc Kinh, và Bắc Kinh vẫn là chỗ dựa để  Việt Công củng cố quyền lực trong những giai đoạn khó khăn. Vả chăng Tập  còn nhiều  thử thách cần ổn định  trước và sau đại hội Đảng thứ 19 . Theo nhận định có vẻ lạc quan của nhà hoạt động dân chủ Trung Hoa Nguỵ Kinh Sinh đây là cơ hội thuận lợi với khung thời gian  khoảng hai năm cho lực lượng dân chủ Việt Nam có thể phát động cuộc nổi dậy mà không gặp sự can thiệp của Bắc Kinh( như những năm 1979) vì Tập Cận Bình còn bận rộn sắp xếp nhiều vấn đề cấp bách hậu Đại hội 19. Cơ hội thuận lợi cho công cuộc đấu tranh là lòng dân đã không còn tin tưởng vào đảng công sản; qua màn trình diễn Hội Nghị 6, toàn dân càng nhận diện rõ hơn bộ mặt tham nhũng , thối nát , tranh ăn của tập đoàn lãnh đạo cộng sản bán nước cho Trung Cộng , nhưng lại hèn với giặc ác với dân, lòng câm hận đối với đảng CSVN càng nung nóng lòng yêu nước trong ý chí  chống bọn Đại Hán bành trướng . Ngay trong hàng ngũ quân đội công chức một số đáng kể cũng đã tự “diễn biến tự chuyến hoá” cũng như tác động diễn biến hoà bình trong chiều hướng tích cực, lạc quan hơn, Tránh được thảm trạng Thiên An Môn là điều kiện cần trên đường dân chủ hoá mà các phong trào dân chủ đang bận tâm vận động , đối phó với hai cột tru chống đở  chế độ là quân đội và công an; các hoạt động “lobby” chánh trị với các quốc gia dân chủ cần đẩy mạnh hơn để có tiếng nói thuân lợi hơn trong công cuộc dấu tranh cho chánh nghĩa.

Phong trào Giới Trẻ trong và ngoài nước nhập cuộc đang lớn mạnh. Tiếng nói của xã hội dân sự độc lập cũng phát triển dù bị trù dâp. Dân đã trải qua thời kỳ sợ hải. Các chánh đảng truyền thống  hải ngoại cùng cộng đồng người Việt luôn là sức mạnh yểm trợ cho lực lượng nồng cốt quốc nội , luôn thích nghi đường lối trong công cuộc đấu tranh trong tình hình mới nhằm giải thể chế độ độc tài , độc đảng, toàn trị  của đảng CSVN, trong mục đích xây dựng một Việt Nam tự do ,dân chủ, pháp trị, độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ; chúng ta không chủ trương hoà giải  hay hoà hợp với cộng sản. Cuộc tranh đấu dù khó khăn, lâu dài nhưng chánh nghĩa tất thắng.

 

Bác sĩ Mã Xái

( Tháng Mười 2017)

 

Tài liệu tham khảo:

“-Chinese Politics Has No Rules, But it May be Good if Xi Jinping Breaks Them” by Christopher K Johnson/ CSIS /August 2017.

-Phát biểu tình trạng nhân quyền tại  Việt Nam của  Đại sứ  đươc đề cử Daniel J.Kitenbrink tại quốc hội Hoa Kỳ 27/9/2017.

-Toàn văn bài phát biểu bế mạc Hội nghị trung ương 6 Khoá XII của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng/ Báo Nhân Dân 11/10/2017.

-“Politizied Enforcement in Vietnam: Anti-Corruption Campaign under  General CVP Secretary Trong”/ Forbes/August 2 2017

-“Những thách thức của Tập Cận Bình sau Đại Hội Đảng 19.” Biên dịch : Mỹ Anh từ “Xi Jinping’s post-party congress challenges”,by John Wong The Straits Times, 3/10/2017,đăng trên NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ ngày 14/10/2017.

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.