Hôm nay,  

Tả, hữu xung đột ở Berkeley

9/4/201700:01:00(View: 9031)
Tả, hữu xung đột ở Berkeley
 
Bùi Văn Phú

 

Chủ Nhật 27/8 vừa qua thành phố Berkeley, tiểu bang California, lại trở thành tâm điểm của biểu tình. Lần này số người tham dự đông hơn hai lần trước, lên đến dăm bảy nghìn và ít bạo động hơn, trong khi con số người gây rối bị bắt nhiều hơn, tất cả là 13.

 

Đó là điểm son cho cuộc biểu tình hôm đó. Nhưng về quyền tự do phát biểu thì những người ủng hộ Tổng thống Trump cũng đã bị ngăn cản bởi thành phần cực tả, là các nhóm Antifa (Anti-Fascism, chống phát-xít) và Black-clad với đồng phục toàn mầu đen.

 

Trong những tuần qua, từ Boston đến San Francisco, nhiều người Mỹ tỏ ra quan tâm hơn và đã xuống đường để bày tỏ quan điểm chống lại những hành động căm ghét, vì sự tái xuất hiện của các nhóm có hoạt động căm ghét chủng tộc như KKK qua cuộc biểu tình ở thành phố Charlottesville, tiểu bang Virginia. Đã xảy ra sự việc một người lái xe đâm vào đoàn biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump khiến một người thiệt mạng và 20 người bị thương.

 

Hai nhóm cánh hữu đứng ra tổ chức biểu tình ở Berkeley hôm Chủ Nhật 27/8 là Patriot Prayer và No Marxism in America.

 

Trước những cảnh báo phe tả sẽ kéo đến phản đối, thành phố đã tăng cường lực lượng cảnh sát lên đến 400 người để bảo vệ quyền tự do biểu đạt của mọi phía.

 

Ba hôm trước ngày biểu tình, nhóm Patriot Prayer thông báo hủy bỏ biểu tình vào thứ Bảy 26/8 ở San Francisco và vào Chủ Nhật 27/8 ở Berkeley như đã dự định trước đây.

 

Tuy nhiên, từ 10 giờ sáng Chủ Nhật nhiều người đã tụ họp tại công viên Martin L. King Jr. ở trung tâm thành phố Berkeley.

 

Vài tháng trước ở đây đã có biểu tình và đánh lộn giữa những người bất đồng quan điểm, gây thương tích cho nhiều người. Cảnh sát Berkeley bị chỉ trích vì không can thiệp để ngăn chặn bạo động.

 

Còn lần này, muốn vào công viên phải qua trạm kiểm soát, bị khám người, xét túi đeo vai tìm vũ khí. Gậy hay chai, bình thủy tinh, loa cầm tay đều không được mang vào khu vực biểu tình.

 

Trong công viên, cảnh sát dàn trải vào đám đông để canh chừng bạo động và sẵn sàng can thiệp nếu có xô đẩy, đánh lộn.

 

Gần trưa, không khí công viên ồn ào lên với một nhóm người hát những khúc nhạc tranh đấu cho dân quyền của thập niên 1960.

 

Dăm bảy người ủng hộ Tổng thống Donald Trump có mặt và năng nổ tranh luận với bất cứ ai đưa ra quan điểm trái nghịch hay có câu hỏi. Khi được phóng viên phỏng vấn họ thường bị những người chống đối kéo đến bao quanh, giương biểu ngữ phản đối, hay hô khẩu hiệu, thổi còi inh ỏi để lấn át âm thanh.

 

Trong đám đông rất dễ nhận ra người ủng hộ Trump vì họ đội nón đỏ với hàng chữ "Make America Great Again" và trên vai khoác cờ Mỹ.

 

Những người phản đối mang biểu ngữ có ghi tên các nhóm như Black Lives Matter, By Any Means Necessary.

 

Những tranh luận liên quan đến nhiều vần đề, từ chính sách về người nhập cư bất hợp pháp có lấy mất việc làm của dân, có ảnh hưởng đến giá cả, đến nền kinh tế Mỹ hay không; hay chính sách của Hoa Kỳ đối với Iran, với Bắc Triều Tiên có gây ra chiến tranh không; đến chủ thuyết Mác và các nước cộng sản hay xã hội chủ nghĩa như Cuba, Venezuela, Trung Quốc, Việt Nam; và về quan hệ giữa Mỹ với người Do Thái, với các nước trong khối Ả Rập.

 

Ai cũng bảo vệ quan điểm của mình. Tranh luận nhiều khi lớn tiếng nhưng không có xung đột hay bạo động.

 

Vì không được mang loa vào công viên, một xe đậu ngay giữa ngã tư Milvia và Center, trước trạm kiểm soát của cảnh sát, phát ra những lời lẽ chỉ trích chính sách hiện hành của Mỹ, gọi Tổng thống Trump cùng các nhóm Alt-Right là phát-xít và kêu gọi mọi người tham gia tổng biểu tình ngày trong 4/11 tới đây.

 

Từ trên không, trực thăng của đài truyền hình và của cảnh sát bay lượn để ghi hình và quan sát.

 

Hơn 1 giờ trưa, có đoàn biểu tình chừng vài nghìn người từ phía bắc tiến về công viên theo đường Martin L. King Jr., dẫn đầu bởi một xe tải với loa phóng thanh, theo sau là hơn trăm người thuộc nhóm Antifa và Black-clad với quần áo đen, đầu và mặt bịt mầu đen, tay cầm cờ cũng mầu đen.

 

Nhóm này được truyền thông mô tả là có chủ trương gây bạo động bất cứ nơi nào họ đến vì muốn nước Mỹ rơi vào trình trạng vô chính phủ. Họ được gọi là thành phần Anarchists.

 

Nhóm này chỉ mới xuất hiện từ khi có phong trào Occupy cách đây 5 năm. Những cuộc biểu tình ở Oakland với tình trạng đập phá cơ sở thương mại, tràn ra xa lộ chặn xe hay đốt phá trong khuôn viên Đại học Berkeley hồi đầu năm nay đều do nhóm áo đen thực hiện.

 

Khi đoàn biểu tình đến trước công viên, hàng trăm cảnh sát dàn hàng ngang vì dự đoán họ sẽ tràn vào công viên mà không qua trạm kiểm soát.

 

Một người đứng trên xe tải liên tục hô khẩu hiệu "Công viên của ai?", "Đường phố của ai?" và đoàn biểu tình đáp lại "Của chúng ta".

 

Lúc sau có lời kêu gọi những ai không thuộc tuyến đầu bảo vệ hãy rút về phía sau. Đó là dấu chỉ nhóm người mặc áo đen sẽ tiến tới, đương đầu với cảnh sát, phá bỏ rào cản để tiến vào công viên.

 

Không khí căng thẳng khi những người áo đen nhiều lần định leo qua rào nhưng đã bị cảnh sát ngăn cản.

 

Sau nhiều lần như thế, cảnh sát được lệnh rút lui. Một trái khói mầu tím được tung ra là pháo lệnh cho đoàn người áo đen tràn qua các rào cản tiến vào công viên.

Bắt đầu từ lúc đó những người ủng hộ Trump bị họ rượt đuổi. Cảnh sát đã can thiệp để bảo vệ an ninh.

 

Người đàn ông lúc sáng tranh luận với quan điểm ủng hộ Trump đã bị dồn vào một góc tường, bị nhiều người bao quanh xỉ vả. Cảnh sát đến để đưa ông ra đi an toàn.

 

Joey Gibson, người đứng đầu tổ chức bảo thủ Patriot Prayer xuất hiện, bị những người áo đen rượt đuổi và cũng đã được cảnh sát đưa đến một nơi an toàn.

 

Một vài người có hành vi bạo động hay khiêu khích bị cảnh sát khống chế ngay, bị trói tay và đưa về đồn.

 

Qua cuộc biểu tình vừa qua, cảnh sát được khen là đã ra sức bảo vệ quyền tự do phát biểu của các phía trong những giờ đầu và ngăn chặn ngay các hành vi xô đẩy hay xung đột.

 

Tuy nhiên, cảnh sát cũng đã bị chỉ trích khi ra lệnh rút lui và để cho nhóm người mặc đồ đen tràn vào làm chủ khu vực biểu tình, thậm chí còn rượt đuổi, hành hung những người ủng hộ Trump.

 

Phía cảnh sát biện hộ rằng họ làm thế để bảo vệ an toàn cho lực lượng và cho công chúng trước những hành động khiêu khích của nhóm áo đen.

 

Vấn đề đang được đặt ra là quyền tự do phát biểu có còn được tôn trọng ở nơi là nôi sinh của phong trào tự do phát biểu quan điểm chính trị.

 

Khi phe hữu biểu tình, phe tả đã để cho nhóm áo đen Antifa đem bạo loạn vào. Nhóm này coi thành phần Alt-Right và Trump là phát-xít, nhưng chính họ lại có những hành động như phát-xít khi dùng bạo lực không cho những người khác quan điểm được lên tiếng.

 

Từ đầu năm nay, hai buổi nói chuyện của các diễn giả bảo thủ là Milo Yiannopoulos và Ann Coulter tại Đại học Berkeley đã bị hủy bỏ. Nhóm sinh viên cộng hòa đã kiện trường vì không bảo đảm cho sinh viên quyền tự do phát biểu qua việc hủy buổi nói chuyện của Ann Coulter.

 

Tân hiệu trưởng Đại học Berkeley, Tiến sĩ Carol Christ, người mới nhận nhiệm vụ từ đầu tháng Bảy, đã lên tiếng cương quyết bảo vệ quyền tự do phát biểu.

 

Cuối tháng này sẽ có tuần lễ "Free Speech Week" trong khuôn viên đại học. Được mời tham dự có Ben Shapiro, Milo Yiannopoulos, Ann Coulter và có thể cả Steve Bennon, nguyên cố vấn cao cấp của Tổng thống Donald Trump, là những diễn giả nổi tiếng bảo thủ.

 

Trong khi đó thị trưởng Berkeley là Jesse Arreguin, dù lên án những bạo động do nhóm Antifa gây ra trong các cuộc biểu tình, lại kêu gọi ban giám đốc Đại học Berkeley hủy bỏ những buổi nói chuyện của các diễn giả phe hữu.

 

Tả hữu sẽ tiếp tục xung đột. Hãy chờ xem quyền tự do phát biểu ở cái nôi sinh ra nó sẽ như thế nào trong những ngày tới.

 blank

H01: Biểu ngữ chống Tổng thống Trump, chống kỳ thị và phản đối trục xuất di dân bất hợp pháp tại nơi biểu tình (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 blank

H02: Nhiều nghìn người tham gia biểu tình ở Berkeley hôm Chủ Nhật 27/8/17 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 blank

H03: Nhóm Antifa dẫn đầu đoàn biểu tình tuần hành qua đường phố Berkeley trước khi đến công viên Martin L. King Jr. (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 blank

H04: Một người ủng hộ Trump đang tranh luận (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 blank

H05: Cảnh sát hiện diện giữa người biểu tình để có thể khống chế ngay những hành động bạo lực (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 blank

H06: Cảnh sát bắt người gây bạo loạn (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mười chín năm trước, 2004, nguyên Thủ tướng Cộng sản Võ Văn Kiệt nói: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ “có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Trong cuộc phỏng vấn của báo Quốc Tế thuộc bộ Ngoại giao phổ biến ngày 30-3-2005, ông Kiệt khuyên: “Vết thương chung của dân tộc như vậy cần được giữ lành, “thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Và muốn để mọi người Việt Nam chung tay hàn gắn thì chúng ta, người chiến thắng và đang lãnh đạo đất nước, “phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”.
Như vậy, ông Trọng và đảng của ông Trọng không chỉ có khả năng dễ dàng tham nhũng, vơ vét ngân quĩ, tiền bạc công khố, tài nguyên của Việt Nam mà còn có khả năng dễ dàng nhận được hỗ trợ tiền bạc từ thế lực nước ngoài muốn thôn tính Việt Nam. Ông Trọng có bao nhiêu đô-la, bao nhiêu ngoại tệ hay bao nhiêu vàng là điều chúng ta có thể không bao giờ biết. Nhưng chắc chắn không thể ít...
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác : khi họ chết không ai nhắm mắt!
✱ SCMP/Mỹ: Chúng tôi chắc chắn sẽ hoan nghênh bất kỳ nỗ lực nào nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng miễn là nền hòa bình đó, như tôi đã nói, có thể bền vững và đáng tin cậy. ✱ SCMP/Pháp: Tôi biết tôi có thể tin tưởng vào việc ông Tập sẽ khiến Nga tỉnh táo và đưa mọi người trở lại bàn đàm phán. ✱ Global Times: Cuộc điện đàm này cũng là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm thúc đẩy ngừng bắn và lập lại hòa bình càng sớm càng tốt. ✱ Moscow Times: Chúng tôi sẵn sàng hoan nghênh bất cứ điều gì có thể giúp chấm dứt xung đột ở Ukraine và đạt được các mục tiêu của Nga...
Từ Ất Mão 1975 đến Quý Mão 2023 là 48 năm, tròn 4 con giáp từ ngày nước Việt Nam thống nhất. Sau 10 năm với chính sách bao cấp khiến kinh tế gặp khó khăn, từ dấu mốc “đổi mới” 1986 mở cửa giao thương với phương Tây, bỏ chủ trương kinh tế tập trung, ban hành những cải cách cho giới tiểu thương tự do kinh doanh, tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần, bắt đầu từ đó Việt Nam phát triển...
Trước thềm Hội nghị Trung ương lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ khóa đảng XIII (2021-2026), Ban Tuyên giáo đảng đã chỉ đạo báo chí phải kiên quyết “bảo vệ tư tưởng đảng”. Theo Trung ương, tư tưởng Đảng bao gồm chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã được chọn làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động...
Cũng thôi đừng đập phá nghĩa trang và bia mộ của những kẻ thuộc bên thua cuộc nữa. Trút hận thù lên ngay cả những nấm mồ của người đã chết thì làm sao với tay đến được thân nhân của họ, những khúc ruột xa, ở tận nước ngoài?
Một vài chủ đề trong lĩnh vực giáo giục đã nổi lên khắp các trang tin tức trong vài năm qua, trong đó nỗ lực cấm Thuyết Chủng Tộc Phê Phán* (Critical Race Theory – CRT) trong các trường học là một trong những chủ đề thống trị. Chủ đề này phổ biến đến mức các chuyên gia nghiên cứu tại UCLA School of Law Critical Race Studies Program đã lập ra một cơ sở dữ liệu mới để theo dõi các nỗ lực của chính quyền địa phương và tiểu bang trong việc cấm giảng dạy lý thuyết này cùng với những thứ khác.
Hôm 26/03/2023, FB Trịnh Nhung ái ngại cho hay: “Hiện tại chị Bong Tuyet vợ TNLT Đỗ Nam Trung đang gặp khó khăn trong việc tìm và thuê nhà. Kính mong cô bác thương tình, có căn nhà nào đang để trống thì cho chị ấy thuê lại với ạ. Để có chỗ còn sinh sống và các cháu được yên ổn học hành...
Đảng Cộng sản Việt Nam tự cho mình quyền lãnh đạo là phản dân chủ vì dân chưa bao giờ bỏ phiếu giao quyền cai trị cho đảng. Thế nhưng Đảng vẫn cãi lý rằng “vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, không thể thay thế.” (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, ngày 10/02/2020). Nhưng “lịch sử nào” đã chọn đảng thay dân? Nói cách khác là đảng của ai và đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội Việt Nam?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.