Hôm nay,  

Chỗ đứng của đạo đức và lương tâm trong quan hệ Đức-Việt

22/06/201713:47:00(Xem: 6230)
Chỗ đứng của đạo đức và lương tâm trong quan hệ Đức-Việt.
 
Thục Quyên
 
Hai dân biểu Liên bang Đức, Martin Patzelt và Dr.Philipp Lengsfeld, vừa sang Việt Nam vào trung tuần tháng 6 vừa qua với tư cách đại diện cho Ủy ban Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức,  với sự hỗ trợ chính thức và đặc biệt của Quốc hội. (1)
 
Bên cạnh là thành viên của Ủy Ban NQ và Viện trợ Nhân đạo, hai ông còn là thành viên các Ủy ban 
- Hoạt động công dân (civic engagement)     
- Gia đình, người già, phụ nữ và thanh niên
- Giáo dục, Nghiên cứu và đánh giá công nghệ.
- Văn hóa  Truyền thông.
do đó chuyến đi của hai dân biểu trong khoảng thởi gian này là một điều mà bình thường những chính trị gia không làm, vì nước Đức đang trong thời kỳ tranh cử Quốc hội Liên Bang.
 
Chỉ nhìn những cuộc bầu cử trong thời gian gần đây tại các quốc gia Âu Châu khác, và nhất là Mỹ, thì cũng đủ thấy là những đề tài mua phiếu phải là kinh tế giàu mạnh (dù có nói láo, có bóc lột người dân nước khác và môi trường sống của họ), chống khủng bố (ngay cả đánh đồng khủng bố với đạo Hồi để thay vì khai sáng cho sự thiếu hiểu biết của người dân thì vứt bỏ đạo đức, xử dụng sự mê muội sợ hãi của họ để trục lợi)..v.v....chẳng ai mà đem thời gian qúi báu của thời tranh cử để lo chuyện nhân quyền tại một xứ xa lắc xa lơ, để lắng tai nghe những báo cáo về tình trạng các tôn giáo tự do lớn nhỏ đang bị đàn áp ở đó, để đi thăm những nhà bảo vệ nhân quyền mình đã và đang bảo trợ   đang lâm cảnh tù đày.(2)
 
Hai vị dân biểu Đức đã chứng minh rằng, là chính trị gia và nhất là dân biểu quốc hội, họ đặt đạo đức và tinh thần trách nhiệm lên trên cùng. Họ không đẩy cuộc thăm viếng tới sau bầu cử, họ đi, khi họ đánh giá sự có mặt của họ đang cần thiết, để sự chà đạp nhân quyền, môi sinh, và tôn giáo ở Việt Nam không bị hoàn toàn  rơi vào quên lãng, trong thế giới hỗn loạn ngày hôm nay. 
 
Hai ông Patzelt và Lengsfeld qua Việt Nam lần này còn để nhấn mạnh một lần nữa sự cương quyết của Quốc Hội Liên bang Đức, sẽ không cho phép những liên hệ Đức-Việt, dù là kinh tế, mà bỏ quên những vấn đề  Nhân quyền và Môi trường.
 
Trong trang nhà của hai vị Dân biểu, và cũng trong một thông cáo báo chí, ông Patzelt đã viết (3)
Trọng tâm là để ủng hộ các nhà tranh đầu nhân quyền, những người mà chúng tôi hỗ trợ và bày tỏ tình đoàn kết trong khuôn khổ chương trình "Dân biểu bảo vệ dân biểu" của Quốc hội Liên bang Đức. (4) Đồng nghiệp Lengsfeld hỗ trợ luật sư Lê Quốc Quân, người đã được thả khỏi nhà giam nhưng trước sau vẫn bị áp lực của nhà chức trách. Tôi yểm trợ blogger Nguyễn Hữu Vinh, người vẫn còn bị giam tù.
.......Trong dịp tiếp xúc với đại diện các cộng đồng tôn giáo và đại diện xã hội dân sự cũng như trong chuyến viếng thăm một nữ tu viện, chúng tôi nhận được thông tin về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung. Ở đây vấn đề được nêu ra là về các trường hợp tra tấn và tử vong không rõ nguyên nhân khi bị giam giữ, và tình hình của những cộng đồng tôn giáo không đăng ký chính thức. Các cuộc trao đổi cho thấy rõ ràng một lần nữa rằng xã hội mất đi những đóng góp quý giá khi bị chính phủ ngăn chặn vì lo sợ những đóng góp đó.
 
Ông Lengsfeld nhấn mạnh về tình hình môi sinh (5):
 
Nằm trong chương trình của chuyến đi, các dân biểu đã thu nhận một hình ảnh tổng quát sau tai nạn hóa học trầm trọng với những hậu quả thảm khốc cho biển và ngư nghiệp, cũng như về chương trình quản lý khủng hoảng tại tỉnh Hà Tĩnh.
  
Toà Đại sứ Đức, đại diện cho chính phủ Cộng Hoà Liên Bang Đức tại Việt Nam, là nơi lãnh trọng trách tổ chức chuyến đi của hai vị dân biểu đại diện cho Quốc hội Đức, cũng như mọi chương trình khác liên quan giữa hai chính phủ. Thí dụ chương trình " Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt" mà một thành viên là Liên đoàn Thẩm phán CHLBĐ vừa trao Giải thưởng Nhân quyền 2017 cho nhà bảo vệ nhân quyền LS Nguyễn văn Đài. 
Bên cạnh người bảo trợ LS Đài là nữ dân biểu liên bang Marie-Luise Dött, còn có những vị dân biểu 
Frank Schwabe bảo trợ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Frank Heinrich, bảo trợ Đỗ thị Minh Hạnh và Mai thị Dung,  cho thấy sự quan tâm rất cụ thể của Quốc hội Đức trong việc ủng hộ bảo vệ Nhân quyền tại Việt Nam, khuyến khích những quyền con người, như hai chính phủ đã cam kết trong chương trình "Đối thoại nhà nước pháp quyền"
 
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn xuân Phúc có thể họp bàn mua bán với tổng thống Mỹ Donald Trump mà ông này không một lần nhắc đến chữ "Nhân quyền", nhưng chắc chắn trong kỳ họp thượng đỉnh G20 tại Hamburg vào đầu tháng bảy tới đây, ông Phúc sẽ được thấy một sự khác biệt lớn.
 
__________________________

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu một năm trước, ai đó nói với tôi rằng Trump sẽ thoát tất cả tội trạng kể cả đại hình, tôi sẽ cười và nghĩ “ở Mỹ, không ai đứng trên luật pháp.” Rất nhiều người tôn trọng hiến pháp Hoa Kỳ cũng có niềm tin ấy. Nhưng giờ đây, kể cả khi Jack Smith có làm “Câu Tiễn” hay muốn “lùi một bước, tiến ba bước” thì hệ thống tam quyền phân lập của nền dân chủ Hoa Kỳ đã chết dưới thời Trump 2.0.
Kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào năm 2022, chính giới phương Tây và các chuyên gia an ninh tranh luận sôi nổi về vấn đề liệu Nga có đe dọa khối NATO và khởi chiến chống châu Âu không. Cho dù đến nay, một cuộc tấn công như vậy chưa xảy ra, nhưng dựa theo tinh thần hiếu chiến và khả năng tiến hành chiến tranh của Nga tại Ukraine, chính giới và công luận cho là Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thử thách sức mạnh quân sự của phương Tây bằng cách tấn công vào một trong các quốc gia ở sườn phía đông của khối NATO. Theo các kịch bản được suy diễn thì diễn biến có thể sẽ hình thành trong 5 đến 8 năm tới.
Nếu bạn để dành một ngày nghỉ hoặc ít nhất, nửa buổi không làm gì, chỉ để suy nghĩ về bản thân. Hãy tự hỏi, sống trong xã hội, trong đất nước, trong nhân loại, bạn thuộc về thiểu số hay đa số? Quan niệm của bạn tương tựa quan niệm chung của đám đông hay bạn có quan niệm sống khác, thường xuyên không đồng điệu hoặc bất mãn với quan niệm tiêu chuẩn mà đám đông tin tưởng?
Cuộc bầu cử năm 2024 đánh dấu một thất bại nặng nề cho Đảng Dân chủ, với việc mất gần bảy triệu cử tri so với năm 2020. Ngay cả ở những thành trì mạnh như California và New York, Kamala Harris cũng mất hàng trăm nghìn cử tri ở các thành phố lớn nhất. Chiến dịch tranh cử của Harris có thể được coi là một thất bại, nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại như vậy? Cuộc tranh luận về nguyên nhân hiện đang diễn ra gay gắt.
Nhà báo Thái Hạo xem chừng rất buồn lòng vì một câu nói của giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (“cái nước mình nó thế”) nên lớn tiếng than phiền: “Sự trì trệ, hỏng hóc ... của một quốc gia, một tổ chức hay một cá nhân, tất thảy đều có nguyên nhân của nó. Vấn đề là phải tìm ra, chỉ ra, phân tích ra, dám nhìn thẳng vào sự thật và khuyết điểm mà sửa chữa hoặc làm lại, chứ không phải buông một câu ‘cái nước mình nó thế’ rồi xong
Chênh lệch vẫn còn khít khao, nhưng chiều hướng có lợi cho Derek Trần vì sau mỗi ngày kiểm phiếu, Derek Trần lại bỏ xa Michelle Steel thêm vài chục phiếu từ ngày 16/11/2024 đến nay. Còn lại khoảng hơn 6,000 phiếu chưa kiểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra người thiên cổ từ ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi. Người thay thế là Đại tướng Công an Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Ông Trọng đã để lại hai gánh nặng “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” cho ông Tô Lâm.
Trump có thể đạt được một thỏa thuận với Putin, nhưng liệu Putin có tuân thủ thỏa thuận đó hay không vẫn còn là điều đáng ngờ. Putin có nhiều khả năng chỉ đơn giản chơi với cả hai phe với hy vọng rằng Nga có thể theo cách này trở thành quốc gia thứ ba cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một trật tự quốc tế mới đang thành hình.
Robert F. Kennedy Jr. (RFK Jr) cựu đảng viên Dân chủ và là hậu duệ của dòng họ chính trị Kennedy giàu có, danh giá – cháu trai của cựu Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy Jr – vừa được Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Lewis Grossman, giáo sư luật của American University và là tác giả của “Choose Your Medicine", một cuốn sách về lịch sử sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ, nói với tờ Alternet: “Chưa bao giờ có ai như RFK Jr., có thể đạt đến vị trí (Bộ trưởng HHS) nơi mà ông ta có thể thực sự hoạch định chính sách.” Kennedy Jr. không có và chưa bao giờ có kinh nghiệm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học, hoặc quản lý chăm sóc sức khỏe, là những yếu tố cơ bản phải có của một bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Nhân bầu cử Tổng thống Mỹ nhớ tới bầu cử ở quê nhà Việt Nam. Nhớ, như vào siêu thị nhớ ngôi chợ làng quê. Thấy đồ hộp màu mã đẹp đẽ nhớ thuở đùm thức ăn trong tàu lá chuối. Từ trong truyền thống, nước ta có nền quân chủ đã vài nghìn năm. Vua cha già yếu truyền ngôi cho con, triều đại này suy mạt có triều vua khác anh minh thay thế. Cổ kim, chưa hề có một cuộc bầu cử nào để dân chúng cùng nhau chọn ra một vị đứng đầu nước như thể chế dân chủ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.