Hôm nay,  

Ngày Sinh

15/06/201711:27:00(Xem: 5642)
Ngày Sinh
 
Nguyn Q.

  

Ra khỏi nhà lái xe xuống đồi đi tới gym trên đường tới sở làm trời vẫn còn mờ tối, chỉ một mình trên đường, nhưng cũng đã trễ hơn thường lệ gần nửa giờ rồi. Trễ không phải vì ngủ quên, hay vì quên đem sẵn áo quần giày dép đi làm ra xe từ đêm hôm trước, mà chỉ vì mải mê tập đờn một bài hát mới. Cứ tự nhủ sắp được rồi, nhưng nghe vẫn thấy chướng tai nên gắng chút nữa, nhìn lại đồng hồ thì đã trễ. 
 

Mấy năm trước tự dưng muốn học keyboard. Một trong những người dạy thấy mình vừa chậm chạp, vừa không có khiếu gì nhiều nên khuyến khích: anh đừng lo, để em dạy anh cách ăn gian nầy cho mau, rồi em copy mấy điệu nầy vô usb để anh load vào đàn của anh. Chỉ cần vài ba tháng là anh đệm ngon lành, sẽ đánh hay hơn rất nhiều người... Làm sao mà giải thích để anh hiểu đây. Anh ơi, tôi không muốn ăn gian mà chỉ muốn ăn thiệt. Không có chi phải vội vàng vì tôi muốn sống tỉnh thức. Tôi không cần anh copy mấy điệu nhạc vào usb, tôi cần anh giúp copy vào trong đầu tôi. Tôi cũng không bao giờ muốn đệm đàn cho ai hát mà cũng không muốn đánh hay hơn người nào. Tôi từ lâu đã tìm ra người mà tôi luôn luôn muốn hơn tất cả mọi mặt, đó là chính bản thân mình của ngày hôm qua, của một giờ trước...
 
Học keyboard chỉ để mong một ngày nào đó có thể nghe được cảm xúc trong lòng mình từ một bài hát, theo cách riêng của mình, dù rằng để có thể tập hết những bài mình thích, và tiếng đàn cho lung linh, như một người dạy đàn khác hay nói, chắc phải mất vài ba chục năm.. Với những bài hát của Trịnh Công Sơn đã bám rễ và vẫn còn đâm chồi nẩy lộc trong lòng mình, chỉ cần vài ba cái móc của guitar, vài ba nốt piano hay vài ba tiếng saxophone thiết tha đi theo là đủ rồi, sao cần phải chuông trống nổi lên làm chi cho dư thừa! Màu mè quá nên không chuyên chở được cảm xúc. Để lấp khoảng trống? Nhiều lúc khoảng trống còn cần thiết hơn chỗ lấp đầy.
 
Như tô bún bò Huế, tinh tế là chừng nào. Có bao nhiêu món dám nấu thịt bò với thịt heo chung với nhau? Ruốc phải đánh vào lúc nào, với nước nóng hay nước lạnh, để không nồng mùi hôi. Sả bao nhiêu thì vừa. Khoanh giò nấu tới chừng nào cho giòn mà không mềm nhũn. Miếng bò bắp nấu sao để khi cắt ra được đỏ hồng... Rồi đi kèm với năm bảy lát ớt, mấy lát hành tây cắt mỏng và một múi chanh. Có thế thôi. Thế mà không biết bao nơi lại kèm với một dỉa rau, có cả bắp chuối với... giá sống mới cho là ngon. Có khổ tâm và tội nghiệp cho tô bún bò không!
 
Khi hiểu, và chấp nhận, less is more rồì thì cái nhìn về cuộc đời, về nghệ thuật, về cái đẹp, về tương quan với người khác cũng nhẹ nhàng đổi thay.
Không thiếu gì những nhạc sĩ Việt Nam tài ba, nhưng nhạc Trịnh Công Sơn đã nuôi dưỡng mình, lớn lên với mình từ ngày niên thiếu. Mỗi bài hát mang một cảm xúc riêng. Tình yêu đôi lứa không thoát ra khỏi thân phận con người, thân phận đất nước, làm mình thương hơn nơi mình sinh ra và lớn lên: con đường, góc phố, nhánh sông, hàng cây. Vì thế mà bài nào cũng muốn tập chỉ để, có một ngày, nghe được cảm xúc của chính mình. Mấy hôm trước tự dưng tìm thấy sheet music cuả bài Ru Ta Ngậm Ngùi, rứa là miệt mài tập. Không biết bao nhiêu nhạc sĩ, văn sĩ lôi kéo tất cả các chữ tiếng Việt có thể tìm ra để nói về sự cô đơn: khắc khoải, cô đơn, cô liêu, lẻ loi, cô độc... thế mà lúc nghe chẳng thấy cô đơn chút nào. Trịnh Công Sơn, sau một ngày nhìn thấy đồng lúa gặt xong, rừng núi bỏ hoang, trở về soi bóng mình giữa tường trắng lạnh câm. Chỉ có một câu tám chữ, không có chữ nào liên hệ tới sự cô đơn cả mà nói lên được cái khủng khiếp, rùng rợn của sự cô đơn. Đồng lúa có vừa mới gặt xong, rừng núi có bỏ hoang thì chỉ là cái hoang vắng ngoại giới, có thể quay mặt bỏ đi hay trở về đâu đó, nhưng trở về cõi riêng của chính mình để soi bóng mình giữa tường trắng lạnh câm ?
 
Tài hoa như Hàn Mặc Tử cũng phải dùng tới bốn câu thơ, mà vẫn còn phải thêm chữ cô độc để nói được sự cô đơn, để thiết tha níu kéo người ở lại: khách dừng lại cùng em trong chốc nữa, vội vàng chi trăng sáng quá khách ơi, đêm nay rằm yến tiệc sáng trên trời, khách không ở lòng em cô độc quá. Trịnh Công Sơn chỉ dùng có bảy chữ: nắng vàng, em đi đâu mà vội mà mình cảm được nỗi sợ hãi nói không thành lời của sự cô đơn, phải dùng nắng vàng để xin người ở lại đừng đi... Mà thôi, nói tới chuyện nầy chắc phải vài ba ngày.
 

**
 
Gặp người bạn trẻ Việt-Nam ngoài parking lot ở gym. Nghe nói anh nầy làm chủ một công ty sản xuất đồ dùng cho tiệm nail vì thế mà rộng rãi cả tiền bạc lẫn thì giờ. Anh lái chiếc BMW hai cửa màu trắng trông rất ngầu. Ngày nào cũng vào đây, có khi cả sáng lẫn chiều. Chẳng phải vì thế mà người anh rất đẹp, lưng thẳng, ngực nở, eo thon. Gặp nhau lúc nào cũng đùa giỡn vài ba câu. Mình nói anh là ‘niềm mơ ước mùa Giáng Sinh’ của không biết bao nhiêu người. Anh nói lại ‘I want to be like you when I grow up’. Có lần anh đến bên cạnh khi đang tập, chê mình thở không đúng cách. Khi hít vào thì phải phình bụng ra để dồn hơi xuống, khi thở ra thì phải thót bụng lại để ép hơi ra...Mấy tháng trước anh còn hứa sẽ dạy mình cách tập để có thể giống giống được như anh. Chỉ cần hai tháng thì bụng sẽ xuống được một inch. Nghe mừng quá nhưng vẫn chưa bắt đầu.

Chọn một cái elyptical machine giữa hai TV đang chiếu CNN và ESPN, cắm cái earphone vào máy để tai nghe tin tức từ CNN trong lúc mắt coi thể thao ở ESPN, multitasking mà, rồi bắt đầu cái setup routine. Program: fat burner, 28 minutes và 5 minutes cool down. Tension level: 8, để burn 400 calories. Weight: 185 pounds. Age: Ngần ngừ một chút. Ah, đúng là hôm nay rồi, 66. Hôm nay là ngày sinh...
 
**
 
Khi bốn mươi tuổi không thấy gì, qua năm mươi rồi sáu mươi cũng thế, một ngày như mọi ngày, nhưng tới sáu lăm như bước vào một thế giới khác. Những người bạn học cùng trang lứa hằng ngày gởi tới những toa thuốc tiên trị bịnh huyết áp, cao mỡ, phong thấp, mất ngủ. Kèm theo là những bài học làm ... già.Tuần nào cũng có mấy cái flyer, email của mấy cái seminar cho người sắp retire gởi tới. Rồi phải apply Medicare part A, part B, Social Security benefits, long-term care insurance, second-to-die insurance, living trust, taxes, IRA, Roth IRA, Roth IRA conversion, minimal distribution requirement... . Muốn quên cũng có người nhắc, vì thế mà nhớ tới hôm nay là ngày sinh.
 
Đã sáu mươi sáu rồi sao? Mới đó mà đã đi gần hết một đời người! Còn bao nhiêu Christmas với New Year? Còn bao nhiêu lần sẽ ngâm nếp, vò đậu, lau lá để nấu một nồi bánh chưng ngày Tết? Vẫn như còn cái cảm giác nhột nhạt ở bàn chân và còn nghe tiếng bà nội gọi nhỏ bên tai đánh thức mỗi sáng đi học. Ra sau bếp, lửa hồng ấm áp. Bà ngồi trên chiếc đòn thấp hơ tay trên bếp lửa. Chén cơm trắng với khúc cá kho cho bữa sáng và cái xách cơm mang theo đến trường để cạnh bên...Những ngày mưa, không nghe tiếng chuông chùa buổi sáng vì tiếng nước rỉ rả trên mái tôn lẫn tiếng bà than thở trời mưa như ri có đạp xe tới trường được không, nhớ quấn cái quần dài trên cổ tới nơi rồi mặc vô, không thì ướt rồi lạnh đau.. Lúc muà đông, Bà nói thôi tìm chỗ gần trường ở lại chớ đạp xe về nhà xa quá, cực quá. Nhưng rồi cũng về, vì nhớ bếp lửa hồng ấm áp, nhớ tiếng chuông chùa đong đưa buổi sớm còn dày đặc sương mai...Con đường làng băng qua những cánh đồng mới gặt thơm mùi lúa chín. Lại có hôm về trễ còn nhìn được trăng lên... Một hôm về nhà, con chó Tô nghe tiếng xe đạp chạy xuống dốc đồi mừng đón, Bà bước ra khỏi nhà, tay đang cầm đôi đủa bếp, mặc chiếc áo len mình nhờ người lên Huế mua bằng khoản tiền học bổng đầu tiên... Bà đã cạo đầu, xuống tóc...Thấy mình nhìn, Bà tự xoa đầu, cười: thôi, cho đở mệt...Mệt? Mệt vì phải gội đầu hay vì gánh nặng cuộc đời chồng chất? Tự dưng nước mắt mình chảy xuống lúc nào không hay.
**
Vào sở, ngoài cửa đã có ai đó dán mấy tờ Happy Birthday, và lại có thêm mấy tờ trên bàn. Vài người ghé qua hỏi trưa nầy nếu không có plan gì thì họ mời đi ăn. Làm sao giải thích là mình không biết ngày sinh của mình là ngày nào, bởi vì sinh ra dưới hầm trong lúc máy bay Tây đang dội bom ở trên. Mẹ còn nhớ được tuổi con gì thì đã quá quý rồi. Lên năm sáu tuổi, có hôm thấy mấy đứa trong xóm cắp vở đến trường mới về nhà đòi đi học. Mà muốn đi học thì phải có giấy khai sinh, nên được chính quyền xã cấp cho cái Chứng Chỉ Thế Vì Khai Sinh. ‘Thế vì khai sinh’ vì giấy khai sinh thất lạc bởi chiến tranh, nhưng mình có giấy khai sinh bao giờ đâu mà thất lạc! Luôn thể chọn ngày cấp làm ngày sinh cho giản tiện. Vì thế mà hôm nay là ngày sinh. Ai cũng có một ngày sinh, nhưng mỗi lần nghe ai chúc happy birthday mình thấy cấn cái thế nào, có cảm tưởng như bán đồ giả.
 

Dẹp mấy tờ Happy Birthday!, Have A Wonferful Day! qua một bên. Trên bàn còn lại tờ Excel spreadsheet phân tích tiền social security. Nên lấy ra lúc sáu mươi sáu, $2662, hay đợi tới bảy mươi để được thêm 33%, gần $3500. Hai đường graph gặp nhau ở tuổi tám mươi, có nghĩa là nếu mình ra đi trước tám mươi thì nhà nước lời tiền. Mấy ai biết mình sẽ sống qua tuổi tám mươi mà chờ, vì thế mà đã apply lấy tiền ra, hai tuần nữa sẽ nhận được payment đầu tiên. Đã hưá sẽ mời tất cả mọi người trong nhà đi ‘kéo ghế’ một bữa ăn mừng. Chỉ mong họ nhớ đây là tiền già mà không nhìn thấy tôm hùm với cua biển trên menu.
 
Hôm báo với bà financial advisor mình sẽ lấy social security lúc sáu mươi sáu bà không mấy vui vì tự ái, sợ mình nghĩ bà không đủ giỏi để nghe lời bà. Theo bà, mình nên đợi đến bảy mươi để có thêm gần $1000 mỗi tháng. Investment nào bây giờ mà bảo đảm được bảy, tám phần trăm return một năm? nhưng đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn . Vã lại, đâu là priority ở tuổi nầy: nhiều tiền bạc hơn hay thời giờ và sức khỏe? Bao nhiêu người bạn học cùng trang lứa đã ra đi. Một người bạn mới về hưu nói ngày nào cũng nghĩ về cái chết. Trịnh Công Sơn nói trong một bài phỏng vấn Ông bị ám ảnh về cái chết từ lúc lên mười bốn tuổi.
 
Sức khỏe có giảm đi đôi chút - những trái banh tennis trước đây tiền không là tiền nay đã thường xuyên dính lưới - nhưng không rõ ràng như sự thay đổi của priority. Ngày trước, làm việc năm sáu chục tiếng mỗi tuần vẫn mong có thêm giờ cho công việc. Ngày nay tám tiếng ở sở đã thấy quá dài. Ngày trước, mỗi khi có chuyện đi xa lúc nào cũng gom những tài liệu chưa kịp đọc để tranh thủ đọc trên máy bay, hay viết report trên đường trở về, nay thì laptop thay bằng Ipad để đọc những sách đã download nếu trên máy bay không có phim nào hay. Tính toán budget cho năm tới, làm thế nào protect network với mấy trăm cái pc khỏi bị ransomware và những tin tặc khác tấn công không vui bằng, không thoả mãn bằng, không thấy quan trọng bằng khi ở nhà nấu lại một món ăn tầm thường, đơn giản mà mình chưa vừa ý, hay đọc tiếp cuốn sách mới ra, hay tập thêm một bài hát mới. Những buổi working/meeting lunch ở mấy tiệm ăn tiếng tăm ở quanh đây là cực hình, bất đắc dĩ phải đi. Chẳng thà gặp bạn là chuyên gia trong lãnh vực nào đó, ở một tiệm café bánh mì khiêm nhường, yên tĩnh, vắng người để nhờ bạn chỉ dẫn những điều mình chưa biết muốn hỏi. Hay đóng cửa ở lại trong phòng, ăn hộp cơm với mấy miếng thịt heo kho củ cải theo lối Nhật Ph. nấu còn lại hôm qua. Có khi còn chụp hình gởi khoe với con để nghe trả lời ’I am jealous’. Ganh tị là phải, New York có vô số tiệm ăn ngon, sang trọng, nhưng có tìm ra được một bữa trưa như thế nầy không? Không nhớ gì nhiều những bữa ăn ở mấy Michelin star restaurant, thay chén dĩa trong một bữa ăn như cô dâu Việt Nam ở Bolsa thay áo trong ngày cưới, mà hay nhớ tới lúc ngồi uống café với con bên lề đường ở Đà Nẵng sáng sớm chờ nắng lên để ra biển Tiên Sa. Hay ngồi bên bờ hồ ở Minnesota, mỗi người một cuốn sách, không nói gì với nhau mà vô cùng gần gũi. Hay lúc ngồi với gia đình bên con suối nhỏ dưới mấy cây hoa đào đẹp não nùng ở Kyoto, ăn với nhau mấy hộp sushi. Hay dậy sớm đi với con qua năm bảy block đường ở New York, nói với nhau vài chuyện nhẹ nhàng, tìm tới một tiệm café mới mở, chia với nhau một cái madeleine ngon nhất trong vùng.
 

**
 

Thế khi nào thì thôi việc. Thôi việc rồi làm gì... ! Ôi, những ngã đường là những ngã phân vân.. (BBT). Hỏi người bạn là khoa học gia mới về hưu bây giờ làm gì, Anh nói sáng sớm đi bộ gần hai tiếng với vợ, về trước 7 giờ 15 để chào con cho nó đi làm, rồi lại đi bộ ra chợ mua bó rau, ít trái cây, làm thơ, viết nhạc, đi ăn trưa định kỳ mỗi tuần hai lần với hai nhóm bạn khác nhau, chưa kể những ngày riêng. Mình nói nếu chỉ có thế thì có ‘phí của’, có thiệt thòi lớn lao quá cho xã hội không. Nếu họ gọi lại năn nĩ thì Anh có sẵn lòng về giúp không. Anh nói dứt khoát, không, mỗi tháng một triệu (tiền Mỹ), cũng không!!! Mừng cho Anh.

Hôm nói chuyện về hưu với một người bạn khác, người bạn hỏi thế mầy định làm gì khi về hưu. Sẽ làm gì? Biết bao nhiêu chuyện đang chờ. Sẽ đi tập gym lâu hơn. Sẽ có thêm giờ để bơi vài ba chục phút sau khi tập. Ra biển đi bộ vài giờ buổi sáng sớm nhìn chim bay, nhìn nước chảy mây trôi, nghe sóng vỗ bên bờ. Đánh tennis hằng ngày hay mỗi hai ngày thay vì chỉ cuối tuần như bây giờ. Tập đờn nhiều hơn. Đi chụp hình nhiều hơn và edit không biết bao nhiêu là hình còn nằm chờ trong máy. Đi thư viện nhiều hơn. La cà ở mấy tiệm sách còn sót lại thường xuyên hơn. Nấu mấy món ăn đơn giản mình thích mà chưa vừa ý. Có thể ghi tên vô cái đại học cộng đồng gần nhà để học tiếng Tàu, tiếng Nhật, photography. Sẽ lên thăm con mỗi năm vài lần và sẽ ở lại lâu hơn: mùa thu để lái xe quanh vùng New England coi lá vàng, mùa Giáng-Sinh để đi coi phố xá chưng bày vô cùng đẹp đẽ mà lòng mình cũng rộn rã với mọi người. Mùa đông để chụp vài ba tấm hình cuả Central Park lúc sáng sớm tuyết phủ đầy chưa có dấu chân người. Qua Nhật mỗi năm hai lần, vào mùa xuân coi hoa đào và mùa thu coi lá vàng, để ăn sushi và bánh Tây... Nghe xong, người bạn nói những điều mầy muốn làm khi về hưu toàn là cho chính mầy, thế mầy sẽ làm gì cho người khác? Để make a difference? Câu hỏi cuả người bạn như một gáo nước lạnh dội vào mặt mình trong ngày đông. Như kính chiếu yêu soi chiếu, nhờ đó mà thấu suốt bản lai diện mục của mình!
 
Đúng thế, cuộc đời đâu có cần mình, đâu có nợ nần gì mình. Mình đã cống hiến gì cho cuộc đời nầy dể xứng đáng đổi lấy nhà cửa, xe cộ, áo quần, thực phẩm, tiền bạc cho con ăn học, tiền bạc để dành khi về hưu, đi chơi, thuốc men khi đau ốm... trong hơn sáu mưoi năm qua? Not much, really! Vượt biên qua đây rồi phước đức may mắn làm cho công ty nầy đã hơn hai mươi mấy năm. Họ cực kỳ rộng rãi và tử tế, từ trên xuống dưới, từ những người chủ tới ông kiến trúc sư, ông luật sư, ông CPA, ông làm vườn, tu sửa building tới bà kế toán. Có năm Huế gặp lụt, vưà mới email mấy cái hình cho một người chủ và hỏi bà giúp dùm đuợc không thì bà qua ngay phòng đưa cho một tấm check khá lớn mà mắt thì rưng rưng. Còn bà làm ở accounts payable, bảo mình đưa sẵn invoice nguyên năm cho bà để bà cut check mang qua mỗi lần bà sắp đi vacation, sợ không ai ‘lo’ cho mình, phải nhận tiền trễ nãi. Có đem hết khả năng và lòng tận tụy cũng chưa chắc giúp được gì cho cái bottomline, hay đáp lại sự rộng rãi, tử tế họ dành cho mình.
 
Rồi mình đã làm gì để giúp cho quê hương khốn khó? Cho những bà cụ già gánh mấy tấm thùng giấy đi chân trần trên đường bốc khói mùa hè ở Huế. Cho những anh đạp xích-lô sẽ đạp mãi cho tới cuối đời mình. Cho những em sinh viên không có một bữa ăn no trước khi tới lớp. Cho những người đã bỏ cả cuộc đời dể bảo vệ những người như mình được tiếp tục học mà nay phải sống đời tàn phế. Cho những cụ già lặn lội đường xa tìm tới nơi làm việc của medical mission ở Mỹ về, không phải để chửa bệnh mà để hỏi có còn cho mì gói như những chuyến trước không.
 
Ph. vẫn nuôi mấy em bé và đóng góp tiền hằng năm cho một tổ chức thiện nguyện làm việc ở VN. Còn mình, những điều mình đã và đang làm không thấm vào đâu so với bao điều cuộc đời đã rộng rãi ban cho. Nếu không làm hơn, mình sẽ bước ra khỏi cuộc đời nầy mang theo sự hổ thẹn trong lòng. Như khi bước ra khỏi một tiệm ăn, chỉ để lại một ít tip mà không trả tiền bill, không nói lời cám ơn tới người chef đã nấu cho mình một bữa ăn ngon.
 
** 
 
Thế thì, dù sức khoẻ có mỗi ngày mỗi yếu, trí tuệ mỗi ngày mỗi chậm lụt, quảng đường trước mặt mỗi ngày mỗi ngắn, nhưng nếu sống nhẹ nhàng tỉnh thức, bỏ bớt đi những đòi hỏi, theo vận hành của trời đất để thong dong giữa đời, thu ăn măng trúc đông ăn giá, xuân tắm hồ sen hạ tắm ao. Trời nắng thì đội nón, mưa thì khoác áo mưa, nóng thì mặc áo mỏng, lạnh thì mặc thêm áo len. Vào tiệm ăn nếu họ hết halibut fin thì mình ăn tuna, không có tuna thì mình ăn yellowtail... Rồi bên cạnh lại có gia đình, bè bạn, sách vở, văn chương, âm nhạc..và quan trọng là không quên trả lại ơn đời thì không có chi để buồn phiền, mà lòng còn phơi phới dậy tương lai (TH) là đằng khác.
 
Như bài Cáo Tật Thị Chúng của Thiền Sư Mãn Giác
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
 
Với bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ:

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua Ố sân trước Ố một cành mai.

**
Ngày mai, sẽ ra Bolsa gởi tiền hằng năm giúp hai gia đình TPB ở Huế và Quảng Trị mà người cháu ở VN vừa báo tin dã verify được địa chỉ và tài khoản.
Hai người con đã chuyển tiền qua từ tháng trước để cùng làm việc nầy với nhau, vì thế mà càng vui hơn.

Tháng Sáu, 2017.

      

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.