Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Huỳnh Thúc Kháng

16/06/201700:01:00(Xem: 5052)
HUỲNH THÚC KHÁNG
(1876 - 1947)
 
      Huỳnh (Hoàng) Thúc Kháng quê Quảng Nam, tên lúc trẻ là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu Minh Viên. Năm 1900 ông đỗ Giải nguyên, năm 1904 đỗ Tiến sĩ. 
    Ông với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quí Cáp là những nhân vật chủ chốt của phong trào Duy tân, vì vậy năm 1908, bị Pháp bắt đày Côn Đảo, đến năm 1921 được thả về (bị tù 13 năm).
 
      Năm 1926, ông làm Viện trưởng viện Dân biểu Trung kỳ, luôn tranh đấu cho quyền lợi đất nước, không theo sự mong muốn của Jabouille là Khâm sứ Pháp, vì vậy những sự đề đạt của ông không được đáp ứng nên ông từ chức.
 
      Năm 1927, ông lập tờ báo Tiếng Dân ở Huế, ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, mỗi tuần xuất bản 2 lần, được đông đảo Đồng bào hưởng ứng. Ông đã khẳng khái tuyên bố trên diễn đàn Tiếng Dân: “Tôi là nhà cách mạng công khai, tôi đấu tranh cho quyền lợi dân tộc một nước Việt Nam, một cách công khai. Vì đất nước có biên cương và lãnh thổ công khai trên bản đồ thế giới. Cho nên tôi cũng công khai nói lên tiếng nói người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do và tự chủ. Do đó tôi thách đố mọi trừng phạt và hiểm nguy đến với cá nhân tôi”. Tờ báo Tiếng Dân là báo tranh đấu nên Pháp đã bắt buộc đình bản năm 1943.
 
      Đời ông luôn đấu tranh cho tự do và độc lập của tổ quốc nhưng vào năm 1945, ông đã lầm lỡ làm Bộ trưởng Nội vụ cho Chính phủ Liên hiệp lâm thời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và làm Quyền Chủ tịch nước (1946) khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, có lẽ ông ân hận suốt đời!. 
      
    Ngày 21-4-1947, ông bị bệnh qua đời. 
    Những tác phẩm chính của ông: Lịch sử Phan Tây Hồ Tiên sinh. Thơ văn và thời đại. Bức thư gởi Cường Để. Thi tù tùng thoại...
 
Cảm miệm: Huỳnh Thúc Kháng
  
Huỳnh Thúc Kháng, lo lắng nước nhà!
Quyết tâm chống Pháp, mới xông pha
Giống nòi hạnh phúc, luôn mong mỏi 
Lầm lỡ Việt Minh, luống xót xa?!   
 
Nguyễn Lộc Yên  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đọc trên báo mời đi tham dự một buổi ra mắt sách "TẤM LÒNG BIỂN" vào trưa Chủ Nhật 05/08/2007 tại Nhật báo Người Việt trong khu Little Sàigòn
Ngoài việc quán chiếu Tâm Tánh của mình, người tu học còn phải quán chiếu cặn kẽ Tâm Sinh Lý của mình.
Lễ tưởng niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đã được trang trọng tổ chức vào lúc 10:30 sáng ngày 4 Tháng 8, 2007 tại Mason District Government Center
Nội dung bài viết phản ảnh chân thực, ngôn từ hiền lành, thái độ xây dựng khi nói lên thực trạng nỗi thống khổ của giai cấp công nhân Việt Nam
Ngay từ khi đặt chân đến đất nước rộng lớn, một thời từng là cựu thù của nhân dân Việt Nam, lòng tôi tràn ngập cảm xúc
Chủ nghĩa Cộng sản thời mở cửa theo định nghĩa của nhân dân là "cộng hết tài sản nhân dân, phân đồng chia đều cho đảng viên Cộng sản".
Tôi viết những dòng này có hơi muộn màng đối với một sự cố vừa xảy ra trên quê hương tôi. Nhưng tôi vẫn phải viết, không thể ngưng được
Ngày 13 tháng 7 năm 2007, biện lý luật sư Scott N. School thuộc Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, tuyên bố Jack Easter
Toàn thể vũ trụ, vạn vật đang cùng chúng ta hòa nhịp điệu rất tự nhiên, từng giây, từng phút, không hề ngưng nghỉ
Việt Nam càng khoe có Tự do Báo chí thì người làm báo càng bị nhốt chặt vào Cũi sắt để phải làm theo những điều nhà nước muốn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.