Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Phan Văn Hùm

23/05/201700:01:00(Xem: 6087)
PHAN VĂN HÙM 
(1902 - 1946)
   
     Phan Văn Hùm bút hiệu Phù Dao, quê làng An Thạnh, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ông sinh trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ Phan Văn Hùm học tại Sài Gòn, sau ra Hà Nội học trường Công chánh, rồi đi làm tham tá công chính ở Huế.
     Đến năm 1927, ông bị thôi việc vì ủng hộ trường Đồng Khánh (Huế) bãi khóa nhân đám tang của ông Phan Chu Trinh. 
 
     Năm 1928, ông với Nguyễn An Ninh bị cảnh sát xét giấy tùy thân và bị đánh tại đấy. Ông đánh trả nên bị bắt vào khám lớn. Trong tù, ông viết cuốn “Ngồi tù khám lớn”. 
 
     Năm 1929, ông ra tù sang Pháp học tại Đại học Sorbonne, tốt nghiệp cao học triết. Thời gian ở Pháp, ông chịu ảnh hưởng Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản, an ninh Pháp lùng bắt, ông trốn về nước năm 1933. Ông hợp tác với Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Nguyễn văn Tạo... xuất bản báo La Lutte (Tranh đấu), làm chủ bút tờ Đồng Nai và viết cho nhiều báo khác... 
 
     Ngoài việc viết báo, ông còn đi dạy học ở các trường trung học tư thục, trường Trung học Paul Doumer. Năm 1936, Phan Văn Hùm với Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo, trúng cử vào Hội đồng thành phố Sài Gòn. Nhóm của ông đã gây một tiếng vang và có tư tưởng chống Pháp, nên chính quyền bảo hộ rất ghét. 
      Tháng Tư năm 1939, ông trúng cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, nhưng bị nhà cầm quyền Pháp loại trừ còn bắt giam và kết án đày đi Côn Đảo. 
      Đến năm 1942, được thả nhưng vẫn bị quản thúc tại Tân Uyên (Biên Hoà). Những ngày ở Tân Uyên, ông viết bộ Phật giáo triết học.
 
     Đầu năm 1946, Pháp muốn tái chiếm Nam Bộ, trong lúc rối ren, ông bị Kiều Đắc Thắng giết tại miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, có tin Dương Bạch Mai thuộc Đệ Tam Quốc tế giết ông chỗ đường sắt giữa ga Phan Thiết và Tháp Chàm. 
 
                Cảm niệm: Phan Văn Hùm
  
Phan Văn Hùm, Quốc-Cộng phân vân?!
Tranh đấu gian nguy, chẳng ngại ngần
Quyết chí vẫy vùng, không khuất phục
Ngậm ngùi, ai giết, chẳng lương tâm?!
 
Nguyễn Lộc Yên  


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài báo của phóng viên Martin Wisckol ghi nhận là năm 2000 chỉ có một vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam. Vậy mà bây giờ có tới 10 dân cử gó6c Việt, trong đó 4 người mới thắng cử
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
Vấn đề dự án xây Chùa Quan Âm tại Garden Grove đã trở thành một đề tài được đề cập đến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.