Hôm nay,  

Phản ứng của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phản ứng đối với Đề Nghị Ngân Sách của Thống Đốc Brown

5/11/201721:33:00(View: 7082)

Phản ứng của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn
phản ứng đối với Đề Nghị Ngân Sách
của Thống Đốc Brown
 

(Sacramento, CA) Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn vừa ra thông báo phản ứng với Đề Nghị Ngân Sách tài khóa 2017-2018 của Thống Đốc Jerry Brown, như sau:

“Dự thảo ngân sách của Thống Đốc Brown một lần nữa không bảo vệ các gia đình trung lưu và có thu nhập thấp. Rất đáng tiếc là ngân sách mới không bao gồm chương trình học bổng gọi là Middle Class Scholarship, một khoản tài chánh mà, trong nhiều trường hợp, là nguồn trợ giúp tài chánh duy nhất mà các sinh viên thuộc giới trung lưu có thể nộp đơn xin. Tệ hại hơn nữa, đề nghị ngân sách mới này tiếp tục thu tiền của quỹ Proposition 56 để chi cho các chương trình khác. Số tiền của quỹ này chỉ định được dùng để chi các chương trình cho tình trạng thiếu nha sĩ, phòng bệnh và chữa bệnh về răng, cũng như giúp người dân gia tăng sự tiếp cận chương trình y tế tốt hơn, giờ đây lại dùng vào mục đích không theo đúng ý muốn của cử tri. Đây là sự thất hứa đối với cử tri California đã bó phiếu cho Proposition56.

May mắn là các nhà lập pháp có thể tranh đấu để bảo vệ các gia đình ở California. Trong vai trò lập pháp, chúng ta có thể bắt đầu với Dự Luật SB 326 của Tôi nhằm bảo đảm chương trình Middle Class Scholarship vẫn được duy trì, và được tiếp tục cung cấp ngân khoản như hiện nay.

Trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe, Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu để gia tăng sự tiếp cận chương trình này, và sẽ để ý kỹ việc điều chỉnh ngân sách, để bảo đảm người dân đóng thuế không bị mất quyền lợi.”



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bị cạnh tranh và hiệu năng kém lẫn tham nhũng cao của khu vực nhà nước khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhân viên bị sa thải... Việt Nam đang nuôi cả hy vọng lẫn mối lo trong viễn ảnh gia nhập tổ chức WTO. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ đề cập tới những vấn đề trên qua phần trao đổi với
Vào ngày 12 tháng 7 năm 2006 vừa qua, Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, thường được gọi là Ban chỉ đạo 33, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tổ chức một cuộc tọa đàm tại Hà Nội để bàn về phương hướng và giải pháp khắc phục hậu quả mà chánh phủ
Mục tiêu chính của phái đoàn thương mại Hoa kỳ ngồi thương thuyết với phái đoàn cộng sản Việt nam là làm sao đạt được những đòi hỏi có lợi cho tư bản Hoa kỳ với những đặc quyền, đặc lợi ở thị trường Việt Nam. Đó là cái gía mà cộng sản Việt Nam phải trả để
Nghệ thuật mượn sức đôi khi là nghệ thuật mệt sức. Trong mọi cuộc thương thảo, người ta chỉ đạt kết quả khi đôi bên cùng nhượng bộ… một phần. Khi cần nhượng bộ, nhà thương thuyết phải nói với đối phương: "đây là cố gắng tột cùng của chúng tôi, chúng tôi mà lùi thêm một bước nữa thì… chúng ta cùng chết." Sau đấy, khi trở về trình bày với đồng chí,
Thế giới đang e ngại nguy cơ suy trầm kinh tế thì đúng một tuần sau khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn tại Đông Bắc Á, quân khủng bố lại đánh bom tại Mumbai của Ấn Độ; thế rồi xung đột vừa bùng nổ tại Trung Đông và có thể suy đồi thành chiến tranh lan rộng. Diễn đàn Kinh tế Đài RFA sẽ tìm hiểu về hậu quả của cuộc chiến đối với kinh tế
Việc Bắc Hàn gây rối sẽ còn kéo dài, với hậu quả bất lợi cho kinh tế Đông Á. Trước mắt thì xăng dầu và lạm phát sẽ càng khiến kinh tế của khu vực dễ bị suy trầm. Việc Bắc Hàn phóng hỏa tiễn vào tuần qua sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Đông Á trong viễn ảnh kinh tế Á châu có thể bị suy trầm vào năm tới" Diễn đàn Kinh tế đài RFA nêu
Có thể thấy một mối liên hệ dù gián tiếp nhưng vẫn đáng kể giữa thành quả trong giải World Cup với thành tích kinh tế của một xứ mở cửa... Trong suốt một tháng, thế giới lên cơn sốt với giải vô địch bóng đá thế giới World Cup. Với không khí nhộn nhịp tưng bừng ấy, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu khiá cạnh kinh tế của hiện tượng
Vì sao Hồ Cẩm Đào trở lại bài bản Mao Trạch Đông" Ngày xưa, hơn hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình đánh giá Mao Trạch Đông theo tỷ lệ "tứ-lục". Bốn phần tiêu cực, sáu phần tích cực. Ngày nay, Hồ Cẩm Đào lại có cái nhìn khác. Chưa khi nào Hồ Cẩm Đào công khai phê phán Mao Trạch Đông. Năm 2003, nhân lễ kỷ niệm 110 
Những việc cải cách về chính trị, cơ chế và luật pháp lẫn sách lược kinh tế vẫn là đòi hỏi khách quan...Phải trả lại đất nước cho người dân, trả lại quyền định đoạt về đời sống cho người dân
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.