Hôm nay,  

Ngày nhạc sĩ Lam Phương 80

22/03/201709:27:00(Xem: 18934)
Ngày nhạc sĩ Lam Phương 80
  
Trịnh Thanh Thủy

  

Đối với người Á Đông sống tới 80 tuổi, người ta gọi là thượng thọ. Ngày qua tuổi Bát Tuần, nhà văn Hoàng Hải Thủy hóm hỉnh bảo “tôi đã đến kỳ “tám bó” nhưng thấy mình trẻ lại như thời “ba bó””. Nhạc sĩ Lam Phương cũng đã leo đến bậc thang 80 nấc của đời mình, không biết ông nghĩ gì?.

Tôi gặp nhạc sĩ Lam Phương trong một buổi tiệc nhỏ nhân ngày sinh nhật 80 của ông được tổ chức tại nhà riêng. Buổi tiệc Thượng Thọ Bát Tuần cho ông do người thân và nhóm Nhân Ảnh Tân Văn tổ chức sẽ được diễn ra tại Kingston Garden, 9800 Bolsa Ave (Đối diện Catina Plaza), Westminster, CA 92683, vào ngày Chủ Nhật March 26, 2017 từ 12PM-7:00PM. Quý đồng hương thương mến nhạc sĩ Lam Phương có thể đến thăm và chụp hình kỷ niệm với ông vào lúc 12PM tới 1:00PM, sau đó là chương trình sẽ bắt đầu.

________________________________

Lam Phương sinh ra ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Nội tổ của Lam Phương vốn là người gốc Hoa. Năm 10 tuổi, Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Ca khúc đầu tay của ông là bài “Chiều thu ấy”, viết vào năm 15 tuổi. Bút danh Lam Phương do ông tự đặt, từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm  Phùng với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng"

Lam Phương gia nhập quân đội, đoàn văn nghệ Bảo An, ban văn nghệ Hoa Tình Thương và Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ. Ông hiện định cư tại Nam Cali, Hoa Kỳ. Ông có trên 200 ca khúc. Nhạc ông được nhiều người biết đến và mến mộ.(theo Wiki)

_____________________________

Ông sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937. Ông trông vẫn còn trẻ và thư thái dù đã bước qua tuổi 80, dù đã trải qua nhiều cơn sóng gió đời tung ông lên cao cũng như dìm ông xuống đáy rất sâu.

 blank

pic 1. Lam Phương

 
Bạn bè, người thân quây quần quanh ông, khiến khuôn mặt ông ánh lên nét rạng rỡ không biết mệt, kể cả sau vài giờ cô em gái giục ông lui vào nghỉ, ông vẫn từ chối. Ông tiếp chuyện tôi trong một nụ cười vui vẻ dễ mến:

Hỏi: Chú nghĩ sao về chuyện hai ca khúc “Rừng xưa” và “Chuyện buồn ngày xuân” của chú trong số 5 ca khúc mới đây bị cấm lưu hành trong nước?.

Đáp: Câu hỏi này đài VOA đã hỏi, nhưng nếu cháu muốn biết thêm thì chú xin trả lời. Theo chú thì chuyện cấm là chuyện của họ, chuyện làm là chuyện của mình. Dĩ nhiên mình làm khác đường lối của họ thì họ cấm thôi.

Hỏi: Cháu có đọc lời bài hát “Rừng xưa”, cháu đâu thấy có gì là đi ngược lại đường lối đâu. Theo chú, nếu phân tích kiểu sợi tóc chẻ làm tư, thì trong các từ ngữ hay nội dung của bài hát có gì đụng chạm tới họ không?

Đáp: Theo chú, chắc là có vì nội dung của bài hát trong hai đoạn giữa và cuối có lời kêu gọi người tình miền Bắc về sống với người tình miền Nam. (xin xem lời hát bài “Rừng Xưa” bên dưới).

Hỏi: Nói theo tinh thần tự kiểm duyệt, thì bài “Chuyện buồn ngày xuân” có gì không ổn chú?

Đáp: Thì.. (cười) …Nội dung câu chuyện nói về sự chia ly giữa hai người tình với nhau. Sau năm 75, trong thời gian lộn xộn của sự thay đổi chế độ. Trong cơn hốt hoảng người chồng hay người yêu đã chia tay và bỏ người kia ở lại, đi thoát ra ngoại quốc. Người ở lại tìm cách vượt biển để tìm gặp lại người thương. Chuyện giản dị thế thôi, chứ có gì mà họ cấm? (Xin xem lời hát bài “Chuyện buồn ngày xuân bên dưới)

Hỏi: Trong một bài cháu phỏng vấn chú nhạc sĩ Tuấn Khanh trước đây chú ấy kể, chú là người đầu tiên có nhạc bán chạy tự in lấy, rất thành công. Chú có thể nói thêm về kinh nghiệm tự phát hành nhạc của chú không?

Đáp: Thời ấy,(1952) chú là người đầu tiên đã in nhạc của mình. Hồi đó chú mới 15,16 tuổi, viết ca khúc đầu tay là bài “Chiều thu ấy”, còn đi học làm gì có tiền. Chú phải vay mấy trăm bạc của bạn bè để mướn nhà in, in nhạc, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Sau đó tiền bán nhạc không đủ để trả nợ nữa. Bước đầu dĩ nhiên là khó khăn, tuy nhiên đến bài thứ nhì là “Trăng Thanh Bình(1953)” thì chú bán được tới 1300 đồng. Thời ấy số tiền 1300 rất lớn, nhưng cuối cùng số tiền này chú bị bạn bè lột sạch ….(cười vui) . Càng ngày chú càng kinh nghiệm hơn trong việc in nhạc. Bài thứ 3 là “Tình anh lính chiến(1958)” phát hành, thì chú thu được số tiền lớn là 4000 đồng, nhờ đó chú mua được căn nhà ở Lữ Gia cho má chú ở.

Hỏi: Cháu có một người bạn nhỏ, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, yêu và chịu ảnh hưởng nhạc dân ca của chú đến độ cậu ấy sáng tác những bài nhạc dân ca có những hoạt cảnh đồng quê, hò, hát  vào ngày mùa thật thanh bình, dù bây giờ là thời đại điện toán.  Cháu chợt tò mò muốn hỏi, chú có những ca khúc viết cho miền quê VN vào những thập niên 50,60 nói lên cảnh thanh bình và cái đẹp của miền Nam. Những hình ảnh chú đưa ra và diễn tả thưở đó có thật không? hay chỉ có tính tượng trưng, hư cấu?

Đáp: Cái sung sướng của một người nhạc sĩ sáng tác là chính mình tạo được đường lối cho thế hệ sau này. Phần lớn hình ảnh hoạt cảnh ngày mùa là do chú tưởng tượng. Phần còn lại, chú có sống thật. Chú quê ở Rạch Giá. Thời chiến tranh, chú phải tản cư về một thành phố cách đó 10 cây số, ở đó có cái sóc của người Miên. Sau này khi rời thành, lúc sáng tác những bài dân ca, chú hồi tưởng lại hoạt cảnh thanh bình, ngày mùa của sóc Miên mà viết nhạc.

Hỏi: Nhạc của chú đa dạng, trong đó có chủ đề “Lính”. Cháu thấy trong các sáng tác chú viết cho người lính VNCH có sự chân thật trong tình yêu và bằng hữu. Theo cháu biết chú ở trong quân đội, vậy hồi đó chú có vì cuộc chiến và tinh thần “tâm lý chiến” mà được chỉ định viết nhạc cho quân đội không?

Đáp: Hồi đó, chú có gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An, ban văn nghệ Hoa Tình Thương, và sau cùng là Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương. Ở miền Nam không có sự chỉ định hay bắt buộc làm nhạc về quân đội. Vì chú là người lính và vì ý thức mà chú viết thôi. Chú có nguyên một tập đến khoảng 40 bài viết cho quân đội. Có những bài không có tựa đề là lính, người ta hát hoài, không để ý chứ nội dung có người lính trong đó, như bài “Biết đến bao giờ”, “Bức tâm thư” v..v..

 blank

Pic 2. Lam Phương, 2 con và em gái 

 
Hỏi:
Sau năm 1975, bài hát “Thành phố buồn” bị liệt vào danh sách bài hát cấm lưu hành của chính quyền mới do có nội dung "ủy mị". Chú nghĩ sao về chuyện này?

Đáp: Họ nói gì thì nói, bài hát “Thành phố buồn” hiện là bài hát ăn khách và chạy nhất trong nước. Bây giờ các ca sĩ nổi tiếng trong nước hay hát và thu băng. Tác giả Nguyễn Ngọc Giang có viết, “Trong các bản nhạc viết về Đà Lạt thì bài hát “Thành phố buồn” là một trong những bài hát có nét độc đáo riêng. Bài hát viết về Đà Lạt nhưng không có một từ nào trong bài có chữ “Đà Lạt”. Đây là kĩ thuật miêu tả gián tiếp rất khó. Cố nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn cũng đã từng sử dụng kĩ thuật miêu tả gián tiếp này trong bài hát “Diễm xưa” để viết về xứ Huế mơ mơ thực thực. Kĩ thuật này cho đến nay vẫn hiếm người sử dụng thành công trong thơ, trong nhạc. Chính vì thế, bài hát “Thành phố buồn” có một dấu ấn không thể thay thế trong lòng bạn nghe nhạc.”

Hỏi: Nội dung bài này nói đến cuộc chia ly của một đôi tình nhân trẻ, có người bảo chú nghe và kể lại câu chuyện ấy, nó có thật ?

Đáp: Chỉ là hư cấu, tưởng tượng thôi. Chú sống về tưởng tượng nhiều lắm.

 blank

Pic 3. Lam Phương và vợ chồng nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh

 
Hỏi:
Chú là một nhạc sĩ sáng tác có được một tài sản âm nhạc trên 200 Nhạc của chú được nhiều người biết tới, hát và vẫn tiếp tục thích hát từ năm 1952 cho tới nay. Qua 65 năm âm nhạc thăng trầm, chú lại kẹt vào hoàn cảnh không còn sáng tác được, chú có buồn, thất vọng vì sự bất lực? hay chú vui vì sự nổi danh của trên 200 bản nhạc và cho thế là đủ?

Đáp: Dĩ nhiên là sung sướng, hãnh diện vì mình làm được một chuyện gì thành công để tự mình an ủi cho cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên đối với âm nhạc thì không bao giờ là đủ. Chú nghĩ nếu còn sức để làm nhạc thì đó là chuyện mơ ước khác. Bây giờ mỗi lần phải suy nghĩ đầu chú bị đau nhức nên chú ngừng không suy nghĩ nữa và không dám suy nghĩ nhiều. Cho chú gởi lời cảm ơn đến tất cả các vị đã có lòng thương mến chú bấy lâu nay.

Trịnh Thanh Thủy

 oOo
 

Lời bài nhạc “Rừng xưa” của Lam Phương
 

Người về đâu hỡi người về đâu? 
Có nhớ chăng một chiều bên suối mơ ? 
Nghe gió cuốn mây trôi về nơi xa tít chân trời: 
Tình đã trao không lời . 

Rồi mùa thu thương tiếc quá . 
Anh nỡ đi trong lòng hoa xác xơ 
Ôi thắm thoát trôi qua 
mười năm quá xa 
mà tình mãi còn vương 

Bao năm qua người ơi 
mang tin yêu cho đời 
Mong có ngày đoàn viên 
giữa núi reo triền miên, 
Về với em nghe nắng mai chan hòa, 
nghe lúa vàng dâng tràn đầy hương yêu . 

Người về đâu hỡi người về đâu? 
Đây ước mơ của miền Nam mến yêu 
Tha thiết đến tin anh về bên mái ấm gia đình 
tìm hạnh phúc ngày qua

 

Lời bài nhạc “Chuyện buồn ngày xuân” của Lam Phương

 

Sao anh đành bỏ em để ra đi một mình 
Giữa đêm Xuân lạnh lùng 
Chim xa bầy còn thương tổ ấm 
Huống chi người tội lắm anh ơi 

Xuân năm nào có nhau mình chung ly rượu đào 
Mùi quê hương thơm ngạt ngào 
Nhưng bây giờ người đi kẻ nhớ 
Đến bao giờ lòng hết bơ vơ. 
 
ĐK: 
Trùng dương sóng gào đưa anh vào tương lai mờ tối 
Em biết anh vì xôn xao trong phút giây kinh hoàng 
Đời anh đâu muốn phụ phàng 
Nhưng tình vẫn ngăn đôi 
Khi bước chân lên tàu 
Là ngàn năm ta chia phôi 
 
Thương anh em mới biết đêm dài 
Mưa hay nước mắt tuôn trào vì anh... 
Em xin dành trái tim đã yêu anh nồng nàn 
Khắc tên anh đời đời 
Mai cho dù ngàn năm sau còn nhớ 
Đến câu chuyện buồn của đôi ta .

 blank

Pic 4. Nhóm Nhân Ảnh Tân Văn

  

blank

Pic 5. Vợ chồng nhạc sĩ Lê Văn Khoa và vợ chồng nhà văn Việt Hải

 

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.