Hôm nay,  

Đảng Nói Chả Ma Nào Nghe

03/03/201700:00:00(Xem: 5774)

blank
Phạm Trần.

“Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay; không ít địa phương, cơ quan, đơn vị tiến hành kiểm tra, giám sát còn chiếu lệ, hình thức, chưa quyết liệt; hiệu lực, hiệu quả thấp, chưa đủ sức răn đe; đấu tranh với những vi phạm vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, đùn đẩy, không nghiêm túc.”

Đó là xác nhận của Tổng Bí thư đảng Cộng ản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ngày 24/02/2017 tại Hà Nội, do Đài tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) phổ biến.

Nhưng tại sao cho đến nay, sau 5 tháng thi hành Nghị quyết Trung ương 4/XII (30/10/2016) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” và 10 năm áp dụng Quy định số 115- QĐ/TW, ngày 07/12/2007 của Bộ Chính trị về “19 điều đảng viên không được làm” mà đảng viên vẫn coi “kỷ luật đảng” là thứ nói chả ai nghe và làm theo ?

Thậm chí, theo lời ông Trọng: “Còn có tổ chức đảng thiếu bản lĩnh, dĩ hòa vi quý, cá biệt có biểu hiện bao che cho cán bộ, đảng viên có chức, có quyền vi phạm. Sự phối hợp công tác giữa uỷ ban kiểm tra với các cơ quan có liên quan như thanh tra, kiểm toán, công an, viện kiểm sát, toà án… có lúc, có việc chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, hiệu quả còn thấp.”

Vì vậy ông kết luận: “Chính vì còn những khuyết điểm, hạn chế nêu trên, nên tình hình vi phạm của tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên còn diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, suy thoái về đạo đức, lối sống…”

Than phiền, chê trách về công tác xây dựng đảng của ông Trọng không mới mà chỉ chứng minh đảng không còn kiểm soát được đảng viên viên nữa. Hay vì thượng đã bất chính thì hạ phải tắc lọan ? Nhân nào thì sinh ra qủa nấy là lẽ tuần hòan của tạo hoá không ai cưỡng được.

Nhưng những người cầm đầu đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) từ xưa cho đến bây giờ cứ tưởng học tập lời “Bác nói” càng nhiều thì cán bộ, đảng viên sẽ biết sợ để tu thân tích đức mà cống hiến hết mình cho dân cho nước.

Khổ nỗi, ông Hồ nói nhiều điều dạy đảng viên nghe rất nổ như “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, hay “cán bộ là đầy tớ của nhân dân”, nhưng chính các cháu ngoan của ông lại tham nhũng ngập đầu và tranh nhau làm chủ nhân dân để bóc lột mồ hôi nước mắt. Thậm chí có kẻ còn cam tâm cúi đầu trước ngọai bang để được yên thân mà miệng cứ oang oang kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.

Vì vậy không lạ khi thấy những khẩu hiệu như “xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh”; “đảng ta là đạo đức, là văn minh”; “nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm; “trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh đã được xào qua xáo lại không biết bao nhiêu triệu lần mà tham nhũng thì lúc nào cũng “vẫn còn nghiêm trọng” và “tinh vi”. Tình trạng kèn cựa trong đảng, lợi ích nhóm, nịnh trên nạt dưới, vây bè kết cánh cũng đã được nói hết trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa đảng XII.

NƯỚC ĐỔ ĐẦU VỊT

Vậy tại sao 3 công tác “kiểm tra”, “giám sát” và “kỷ luật” trong đảng vẫn cứ trơ gan cùng tuế nguyệt ?

Theo quy định thì: “Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng; tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.”

Và nục đích của Quy định 115- QĐ/TW ngày 07/12/2007 là để “tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng.”

Cả hai tài liệu cùng nhằm mục tiêu bảo vệ chặt chẽ kỷ luật đảng đối với ngót 4 triệu đảng viên, nhất là cấp lãnh đạo và những người đứng đầu.

Về tư tưởng, đảng viên phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh; phải tuyệt đối trung thành với đảng; phải thường xuyên “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” để rèn luyện bản thân.

Nhưng Nghị quyết Trung ương 4/XII, ngày 30/10/2016 lại thừa nhận: “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu. Nội dung sinh hoạt đảng ở nhiều nơi còn đơn điệu, hình thức, hiệu quả chưa cao.”

Tại sao lại như thế nhỉ?

Có thắc mắc vì công tác này, trên nguyên tắc đã bắt đầu từ sau khi ông Hồ Chí Minh qua đời năm 1969 với “khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.” (Theo tài liệu Ban Tuyến gíao 4/10/2016)

Chả ai biết chuyện học tập này có đi đến đâu không. Chỉ biết mãi đến ngày 27-3-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX thời Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư đảng thì công tác “học Bác” mới chính thức trở thành phong trào với Chỉ thị số 23-CT/TW về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”, có xác định mục đích: “Tạo ra phong trào rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức, lối sống”. (Tài liệu Ban Tuyên giáo, 4/10/2016)

Tài liệu tuyên truyền này viết tiếp: “Năm 2005, Bộ Chính trị khóa IX đã quyết định làm điểm việc tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở kết quả việc làm điểm, ngày 7-11-2006, Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Sau 2 nhiệm kỳ 10 năm, ông Mạnh về vườn “vui thú điền viên” mà công tác học Bác vẫn ngổn ngang trăm bề khiến cho người kế nhiệm, ông Nguyễn Phú Trọng phai lăn lưng ra yêu cầu tại khoá đảng XI “đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cán bộ, đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đảng và các tầng lớp nhân dân.”

Ngày 14-5-2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Nhưng sau 5 năm thi hành Bộ Chính trị do ông Trọng cầm đầu lại thấy: “Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có những hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự giác của không ít tổ chức đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị và một bộ phận cán bộ, đảng viên.”

Sau 5 năm xôi hỏng bỏng không, ông Tổng Trọng lại tung chưởng tại Đại hội XII để “tiếp tục khẳng định “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Tài liệu của Ban Tuyên giáo viết: “Mục đích, yêu cầu của việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định cao hơn, phạm vi rộng hơn so với Chỉ thị 06-CT/TW và Chỉ thị 03-CT/TW. Trong đó, nhấn mạnh, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là về tư tưởng chính trị và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.”

Như vậy, nếu tính sơ từ thời Nông Đức Mạnh (10 năm) đến gần nửa nhiệm kỳ khóa XII của ông Nguyễn Phú Trọng (7 năm), đảng CSVN đã mất toi 17 năm học Bác mà vẫn chưa làm nên cơm cháo gì. Đấy là không ai đếm, đong được những tháng năm, thời giờ và tiền bạc của dân đã bị tiêu phí cho chuyện “học” ít mà “hành” nhiều này.

Vậy mà Tuyên giáo vẫn còn khoe: “Lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng định xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh không chỉ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, mà còn nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức.

Đây cũng là lần đầu tiên “phong cách Hồ Chí Minh” được nhấn mạnh chính thức trong văn kiện Đại hội Đảng. Ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, với trọng tâm là học tập và làm theo phong cách, tác phong Hồ Chí Minh về: dân chủ, nêu gương, quần chúng, khoa học, nói đi đôi với làm.., với mục tiêu tạo động lực mới trong việc đổi mới phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành.” (Tuyên giáo, 4/10/2016)

Thật tội nghiệp cho cái miệng Tuyên giáo cứ nói như con vẹt. Chả nhẽ họ không biết rằng cán bộ, đảng viên CSVN đã suy thoái nghiệm trọng. Nền móng đảng cũng đang rữa ra từng mảng khi Nghị quyết 4/XII, 30-10-2016 thừa nhận hiện nay, đang có “số không nhỏ cán bộ, đảng viên”:

(1) “Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu.

(2) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

(3) Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.

(4) Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh.”

Trong khi ấy thì trong Quy định số 115- QĐ/TW ngày 07/12/2007 về 19 điều cấm đảng viên không được làm, có ghi:

1 - Nói hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép công dân, cán bộ, công chức làm.

2 - Cung cấp những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tản phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Như vậy thì tình hình hiện nay trong nội bộ đảng CSVN có rối như canh hẹ không, hay khi cá Đối đã bằng đầu thì đảng có hét lên cũng chả ai thèm nghe ? -/-

Phạm Trần
(03/017)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những người đấu tranh cho quyền hợp pháp của di dân có trong Tu chính án thứ Tư và thứ Năm của Hiến Pháp, vui mừng gọi phán quyết của chánh án liên bang hôm thứ Sáu 11/7 là “chiến thắng.” Chánh án Maame E. Frimpong ra phán quyết các cảnh sát di trú ở Nam California phải tạm dừng việc bắt giữ, tra hỏi di dân chỉ dựa vào chủng tộc hoặc ngôn ngữ Tây Ban Nha. Nhưng Jaime Alanís Garcia, 57 tuổi, người làm việc ở nông trại Glass House Farms, quận Ventura 10 năm, đã không có cơ hội vui với chiến thắng tạm thời này. Với ông, và gia đình ông, tất cả đã quá muộn. ICE đã thực hiện cuộc đột kích quy mô lớn ở nông trại Glass House Farms gần Camarillo, quận Ventura hôm thứ Năm 10/7. Đoạn video ghi lại cảnh những chiếc xe bọc thép có chữ Police rượt đuổi theo nhóm nông dân tháo chạy hoảng loạn. Càng chạy, xe càng lao tới, bất kể có người đang cố bám vào đầu xe để chặn bánh xe lăn. Súng hơi, đạn cay mù mịt trên cánh đồng từng rất yên ả với những cây cà chua, dưa leo, và cây cannabis có giấy phép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa áp đặt mức thuế cao hơn nữa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là dược phẩm. Thông qua các vòng đàm phán mới, EU hiện đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn nguy cơ này. Tuy nhiên, triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn rất mong manh, trong khi mức thiệt hại kinh tế dự kiến đối với EU có thể lên đến khoảng 750 tỷ đô la, một con số khổng lồ.
Rạng sáng thứ Bảy, tại Rafah, một em bé 12 tuổi – chưa xác định tên – bị bắn chết ngay tại chỗ hôm 12 tháng 7, khi em đang cố len lỏi tiến lên rào sắt để nhận phần lương thực cho gia đình. Cùng hôm đó, hơn ba mươi người khác gục xuống giữa bụi cát và khói đạn, trong lúc chen chúc tại điểm phát thực phẩm của một tổ chức mang tên Gaza Humanitarian Foundation (GHF).Trước đó, tại trại Nuseirat, sáu trẻ em – có em chỉ độ sáu tuổi – trúng pháo kích thiệt mạng khi đang hứng nước vào ca. Trong tay các em không có đá, không có súng… chỉ có chiếc bình nhựa, vài mẩu bánh mì chưa kịp đem về nhà. Giữa cảnh Gaza bị phong toả hoàn toàn, dân chúng đói khát, bệnh tật, kiệt sức… thì chính phủ Hoa Kỳ chọn rót ba mươi triệu Mỹ kim cho GHF – một tổ chức tư nhân, lập ra vội vã, không kinh nghiệm, không kế hoạch, không kiểm toán, không ai giám sát.
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy? Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện này, phần lớn dựa trên tư tưởng của nhà triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre, một người mới qua đời vào tháng Năm vừa rồi, thọ 94 tuổi. Ông là một trong những nhà trí thức lớn hiếm hoi dám đào tận gốc sự suy đồi đạo lý của thế giới Tây phương, và của nước Mỹ hiện nay.
Donald Trump không giống như các vị tổng thống tiền nhiệm. Ông từng úp mở chuyện tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, khiến không ít đối thủ phải giật mình. Nhưng trước mắt, Trump đang phải đối mặt với một quy luật lịch sử đã từng làm khó các vị Tổng thống khác: lời nguyền nhiệm kỳ hai. Từ trước đến nay, có đến 21 Tổng thống Mỹ bước vào nhiệm kỳ hai, nhưng không một ai đạt được thành tựu tương đương như giai đoạn đầu tiên. Thành tích nhiệm kỳ hai thường tụt dốc – từ thiếu sức sống, mờ nhạt cho đến những giai đoạn đầy biến động hoặc thậm chí thảm khốc. Người dân không còn hài lòng, tổng thống bắt đầu mệt mỏi, và không còn hướng đi rõ ràng cho tương lai.
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.