Hôm nay,  

Những truyện cổ tích thời Hùng Vương

03/02/201700:01:00(Xem: 9035)
Trong không khí đầu xuân Đinh Dậu, mời xem: “Những truyện cổ tích thời Hùng Vương”.
____________
 
                           Những truyện cổ tích thời Hùng Vương
  
      Thời Hùng Vương có 18 chi, truyền được 2.622 năm (2879 TCN-258 TCN), gồm có 47 đời vua. Như vậy thời đại Hùng Vương ở ngôi lâu nhất, so với các triều đại Việt Nam nói riêng và cả các triều đại trên thế giới nói chung. Có lẽ thời các vua Hùng tuy mới lập quốc, nhưng đã kết hợp được lòng dân, cùng sống hài hoà, bảo bọc, dìu dắt săn bắn, trồng trọt nông nghiệp lúa nước để sinh sống. 
 
Thời vua Hùng, xác định đã dùng đồ sắt và đồ đồng nên truyện “Phù Đổng Thiên vương” vào đời vua Hùng Vương thứ 6; ghi: “Giặc Ân xâm lăng nước Văn Lang. Khi sứ giả đến làng Phù Đổng, bộ Vũ Ninh (nay Bắc Ninh), có cậu bé 3 tuổi không đứng ngồi được và không biết nói, thốt nhiên nói: Xin cha mời sứ giả vào. Cậu bảo sứ giả về tâu với Vua: Xin vua cho một con ngựa sắt và một roi sắt”. Rõ ràng thời vua Hùng đã có chữ viết, gọi là chữ “Khoa Đẩu”. Nhờ đấy, vào thời các vua Hùng mới ghi lại những chuyện cổ tích của nước Văn Lang đầy tình người, lưu truyền đến ngày nay.
  
 1- Chử Đồng Tử: Tương truyền là con ông Chử Cử Văn, cha làm nghề chài lưới, nhà nghèo. Khi cha mất chỉ còn cái khố phải tẩm liệm cho cha. Chử Đồng Tử ở trần truồng, thường sống quanh quẩn nơi bãi cát thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Một hôm, công chúa Tiên Dung là con vua vua Hùng thứ 18 đi tắm, cho vây màn trướng để thay đồ, lại run rủi nhằm ngay chỗ Chử Đồng Tử đang chui trốn dưới cát vì sợ binh lính. Tiên Dung nghĩ là lương duyên tiền định, nên bắt buộc Chử Đồng Tử kết duyên với mình. 
     Quân hầu về bẩm báo cho vua biết, vua nói: “Tiên Dung không biết danh tiết, tự ngao du bên ngoài, hạ mình lấy kẻ bần nhân, còn mặt mũi nào về trông thấy ta!”. Tiên Dung vì sợ phụ hoàng, không dám về triều, nên vợ chồng buôn bán để sinh sống, càng ngày càng phát đạt. Chử Đồng Tử thường đến núi Quỳnh Viên tu tiên, được một vị Tiên ông cho cây trượng và chiếc nón, bảo rằng: “Đây là vật linh thiêng, phải gìn giữ”. 
Từ đó vợ chồng họ Chử lo tu hành không màng danh lợi, vào núi hái thuốc trị bệnh cho dân và chỉ dân buôn bán làm ăn và khuyên mọi người làm lành lánh dữ. Vợ chồng họ Chử trên đường đi giúp dân lành, khi đêm tối đang ở giữa đường, phải cắm trượng dùng nón che để trú thân. Màn đêm vừa bao trùm vạn vật thì hiện ra cung vàng điện ngọc nguy nga, có quân lính hộ vệ, có người hầu sẵn sàng phục dịch. Dân dã ở làng mạc cách xa nghe tiếng nói năng, đi lại rầm rộ nên trông về nơi đấy thì thấy sáng cả một vùng rộng lớn, đến nửa đêm lại nghe một tiếng nổ lớn. Sáng ngày, dân đến xem thì vợ chồng ân nhân đã “phi thăng thành tiên”, để lại một cái đầm (chằm) gọi là Đầm Nhất Dạ, hôm đó là ngày 17 tháng Giêng Quí mão (318 TCN). Từ đấy, người ta tin rằng 4 vị “Tứ bất tử” (4 người không chết) thời Hùng Vương là: Tản Viên Sơn Thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử và phu nhân Tiên Dung (có tài liệu ghi người thứ tư là bà chúa Liễu Hạnh). 
 *- Có người nghĩ rằng: Hình ảnh cây trượng là tượng trưng cho cây nêu và nón thần của của Chử Đạo Tổ là tượng trưng cho vòng tròn, dùng trừ tà và lấy hên ngày tết Nguyên đán. Tiền nhân đã khuyên hậu duệ nên sống đạo đức sẽ gặp được may mắn mà Chử Đạo Tổ là tiêu biểu?!
 
 2- Truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh: Truyền thuyết kể rằng: Vua Hùng thứ 18, có con gái là Mỵ Nương (công chúa Bạch Hoa), duyên dáng, nết na. 
     Sơn Tinh (tương truyền thần núi Tản Viên xưng là Nguyễn Tùng) và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn một lượt, cả hai đều khôi ngô và tài trí phi thường. Vua đắn đo không biết gả cho ai, nên phán: “Ngày mai nếu ai dâng đủ lễ: Một trăm ván cơm nếp, hai trăm đệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, và ai đến trước sẽ được rước dâu”. 
     Sáng hôm sau, Sơn Tinh đến sớm dâng vua đủ lễ vật nên được rước dâu về núi Ba Vì. Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mỵ nương, tức giận hô mưa, gọi gió, nước dâng cuồn cuộn, rồi huy động binh tôm tướng cua của thuỷ cung đuổi theo Sơn Tinh để cướp lại Mỵ nương. Sơn Tinh không nao núng liền biến núi cao hơn mực nước, rồi dùng sấm sét đánh xuống, Thủy Tinh bị thua rút quân về. Ngày nay, ở miền Bắc Việt Nam vào mùa đông nhằm ngày Thủy Tinh theo cướp lại Mỵ nương, thường có mưa gió và bão lụt, người ta nghĩ rằng tích xưa tái diễn?!. 
 *- Qua truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh, có phải tổ tiên chúng ta đã nhắn nhủ Hậu duệ: Nước ta có rừng sâu núi cao nếu có giặc ngoại xâm thì kiên cường kháng chiến sẽ chiến thắng, như: An Dương Vương dùng tiêu thổ kháng chiến để đuổi xâm lược. Triệu Quang Phục đã dùng Đầm Dạ Trạch và chiến thuật du kích đánh đuổi quân Lương (Tàu)... Tổ tiên ta còn nhắn nhủ quân xâm lược phương Bắc: “Chớ có hung hăng sẽ bị đánh tơi tả như binh tôm tướng cua của Thuỷ tinh đấy?!”. 
  
 3- Sự tích Trầu Cau: Vào đời vua Hùng thứ sáu, có hai anh em sinh đôi giống nhau như đúc, anh là Cao Tân, em là Cao Lang; vợ người anh là nàng Phù Lưu.           Một hôm, người em đi làm về sớm, Phù Nương là vợ của người anh, tưởng lầm Lang là chồng của mình, nên nàng đến cầm tay âu yếm. Người em thẹn thùng bỏ nhà ra đi, đi mãi, thân thể rã rời, ngồi ủ rũ bên lề đường rồi bị chết biến thành hòn đá vôi. Người anh về nhà không thấy em nên đi tìm, tìm nhiều ngày bị kiệt sức, ngồi ủ rũ chết bên hòn đá vôi, xác anh lại mọc lên một cây cau. Người vợ còn một mình quạnh quẽ, nhung nhớ chồng, rời nhà đi tìm chồng, đi đi mãi quá mệt mỏi lại gặp cây cau, ngồi dựa lưng vào gốc cây cau, sụt sùi khóc thảm thiết, rồi nàng gục chết và biến thành dây trầu leo quấn quít cây cau. 
 
    Vua Hùng Vương đi ngang qua, nghe dân làng kể lại mẩu chuyện thương tâm này. Vua bảo lính hái lá trầu nhai với ruột trái cau, người lính bẩm với vua là có vị cay nồng, khi nhổ nước ấy gặp đá vôi thì thấy màu đỏ tươi. Vua ngẫm nghĩ cả ba người đều chan chứa tình nghĩa, nên ra lệnh từ nay dùng trầu cau làm lễ cho việc cưới xin. 
 *- Có lẽ về “Sự tích Trầu Cau”, Tiền nhân đã nhắn nhủ Hậu duệ: Tình anh em, tình vợ chồng khắng khít nhưng tách bạch hẳn hoi. Hãy lấy đấy để làm nền nếp sống chăng?! 
  
blank
Dây trầu leo thân cây cau. (Ảnh Internet)
  
 4- Truyện Dưa Hấu: Mai An Tiêm lúc 7, 8 tuổi bị lưu lạc, được vua Hùng đem về nuôi dưỡng, An Tiêm rất thông minh nhưng tính tình kiêu ngạo, thường nói: “Ta được sống sung sướng là phúc đức của ta, nào phải ơn vua”. Vua nghe vậy không vui, đày An Tiêm đến cửa biển Nga Sơn (nay thuộc Thanh Hóa). Cho một ít lương thực để tự túc mà sống. 
Bốn bên nước mênh mông, vợ chồng An Tiêm phải sống nơi chơi vơi, quạnh quẽ. Hai người ở đó, một hôm có một con bạch trĩ từ hướng tây bay qua, hả miệng kêu mấy tiếng, từ miệng rơi mấy cái hột, rồi mọc lan tràn ra trái sum sê, khi trái chín ruột màu đỏ, hột đen, ăn ngọt mát, hột từ con bạch trĩ ở phía tây bay qua nên đặt là trái Tây Qua. Vợ chồng bắt đầu trồng trọt và buôn bán, trở nên giàu có. Có người biết chuyện này trình lại với vua. Vua phán: “Có lẽ trời giúp nó, nên cho trở về triều phục chức”. Bãi cát nơi ấy bắt đầu gọi là bãi An Tiêm và trái Tây Qua gọi là trái Dưa Hấu.   
 
Nguyễn Lộc Yên




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.