Hôm nay,  

Ngoại giao Đông-Á dưới thời Donald Trump

29/01/201708:02:00(Xem: 6255)

Ngoại giao Đông-Á dưới thời Donald Trump
 

Đoàn Hưng Quốc

 

Donald Trump lên làm Tổng Thống đặt ra tình huống vô cùng khó xử cho cả Trung Quốc lẫn khối ASEAN.


Từ nhiều năm nay các nước nhận định rằng thế lực của Hoa Lục ngày càng tăng trong khi ảnh hưởng của Mỹ giảm dần tại Đông-Á. Cho nên dù Tổng Thống Obama có chuyển trục hay thúc đẩy TPP nhưng Lào, Cam Bốt, Thái Lan, Phi và Mã đều “thức thời” nghiêng dần về phía Trung Quốc, một mặt vì lợi ích kinh tế trước mắt phần khác do Bắc Kinh không đòi hỏi các chuẩn mực về nhân quyền, dân chủ hay môi trường.


Dù vậy các nước vẫn trông cậy vào sự che chở của Hoa Kỳ để ngăn chận đà bành trướng của Trung Quốc trong khi chưa tìm ra một giải pháp lâu dài cho khu vực. Thái độ này lâu ngày trở thành chính sách “đu dây” giúp mỗi quốc gia thu vào quyền lợi ngắn hạn trong khi tránh né những câu hỏi lâu dài . Nếu chỉ có một liên minh công khai giữa Hoa Kỳ và các nước trong khu vực mới vẽ ra được làn ranh đỏ ngăn chận ý đồ bành trướng của Bắc Kinh thì ngược lại mọi quốc gia kể cả Mỹ, Nhật, Úc, Ấn đều chỉ chọn những bước nửa vời vì sợ làm mất lòng Trung Quốc.


Ngược lại Bắc Kinh cũng muốn tiếp tục chính sách “tầm ăn dâu” thay vì nhanh chóng thay đổì nguyên trạng. Thứ nhất Trung Quốc chưa đủ mạnh; thứ nhì theo kế hoạch “hấp tôm hùm” thì tránh được rủi ro (con tôm hùm khi bỏ trong nồi nấu thật chậm đến chết không dảy dụa).


Nhưng chính yếu vì Hoa Lục hưởng lợi nhiều nhất từ trật tự an ninh do Mỹ bảo hộ nhằm thúc đẩy mậu dịch toàn cầu. Bắc Kinh muốn đẩy dần ảnh hưởng của Mỹ khỏi vùng Đông-Á nhưng không vội vả vì sợ làm gián đoạn hải lộ và con đường thương mại huyết mạch ngang biển Đông. Giải pháp vẹn toàn của Trung Quốc là đợi đến năm 2030 khi quân đội đủ mạnh để ngăn chận hải quân Mỹ bên ngoài chuỗi đảo thứ hai còn nền kinh tế tiến lên hàng đầu thế giới trước khi độc chiếm biển Đông.


Donald Trump không biết vô tình hay có chủ mưu đã khiến Bắc Kinh và các nước Đông-Á bất ngờ vì phải đối diện với các thực tế này sớm hơn mong muốn.


Các nước Đông-Á sẽ phải chọn lựa thái độ giữa (1) nếu Hoa Kỳ thật sự cứng rắn như đã đe dọa phong tỏa các đảo nhân tạo, hay (2) nếu chần chờ do dự đến khi Mỹ thương thuyết chia xẻ quyền lợi với Bắc Kinh hay rút ra khỏi Biển Đông như đã hũy bỏ TPP (có những cánh trong chính trường Mỹ muốn đặt trọng tâm nơi Bắc Á, Âu Châu và Trung Đông và tránh chấp với Hoa Lục).

Tập Cận Bình đang tự hỏi nếu Mỹ tiếp tục dọa phong tỏa Trường Sa thì Trung Quốc có sẳn sàng chiến tranh hay không? Chọn lựa phản ứng thế nào thích hợp để không đẩy hai bên vào thế không thể lùi được khi mà chính Trung Quốc cũng muốn tránh né xung đột.


(Một nhận xét bên lề khi ông Tillerson cho biết có thể ngăn chận Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo thì các “chuyên viên” Tây Phương đều bình luận liệu Mỹ có dám chiến tranh hay không, nhưng không ai đặt vấn đề ngược lại là liệu Bắc Kinh có dám chiến tranh hay không? Thái độ này cho thấy tâm lý nửa vời của Tây Phương vốn thường bị Hoa Lục khai thác tuyệt đối).


Ngược lại Trung Quốc có cần phải công khai quân sự hóa Biển Đông trên quy mô lớn để răn đe hay không? Thái độ này sẽ buộc nhiều nước ASEAN và Nhật, Úc, Ấn phải quyết định liệu có công khai liên minh với Hoa Kỳ hay không.


Người viết không tin rằng sẽ có chiến tranh Mỹ-Trung và Hoa Kỳ cũng sẽ không phong tỏa các đảo nhân tạo giống như Cuba năm 1962. Nhưng trong hoàn cảnh Biển Đông hiện thời chỉ cần sự hiện diện của 1 hay 2 tàu chiến cũng đủ để mọi nhà lãnh đạo trên thế giới căng thẳng tự hỏi liệu có ai dám bắn phát súng đầu tiên hay không?


Ông Trump tạo hình ảnh ông dám liều lĩnh thấu cáy cho dù không ai biết ông đã lường được hậu quả hay không. Việc ông chê NATO, rút khỏi TPP hay tạo căng thẳng với Mexico ngay khi vừa mới lên làm Tổng Thống có thể chỉ là những bước dạo đầu chuẩn bị tư thế cho màn chính trong cuộc tranh hùng thế kỷ Mỹ-Trung. Trước đây người viết nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ “nắng gân” ông Trump sau khi vừa nhậm chức nhưng nay có thể ông Trump sẽ “sờ đít cọp mới biết cọp giấy” – như lời của Đặng Tiểu Bình mỉa mai Liên Xô năm 1979.


Tỷ phú Carl Icahn ngay sau khi được Tổng Thống Trump chọn làm cố vấn đặc biệt đã trả lời phỏng vấn với CNBC ngày 12/22/2016 rằng chiến tranh mậu dịch với Trung Quốc nếu có xảy ra nên sớm tốt hơn là muộn. Nhận xét này có thể khai triển rộng ra rằng Hoa Lục hiện giống như con cua đang lột vỏ ở vào giai đoạn yếu nhất trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế từ đầu tư sang tiêu thụ, phải giải quyết núi nợ khổng lồ cùng những tranh chấp quyền lợi và quyền lực giữa các khối lợi ích, nếu chờ thêm vài năm nửa khi Trung Quốc phục hồi sẽ muộn.


Nhiều nhà quan sát nhận định rằng Mỹ rút ra khỏi TPP là cơ hội cho Trung Quốc lấp vào khoảng trống. Nhưng Bắc Kinh hiện chưa chuẩn bị tư thế lãnh đạo, họ vẫn theo mô hình duy lợi nhuận (mercantilism) nên vội vã tham lam tất sẽ gặp nhiều chống đối từ các nước bị khai thác một chiều.


Đối với các nước ASEAN (và NATO) thì ông Trump dùng lá bài “suis l’amour l’amour fuit, fuit l’amour l’amour suit”. Trước đây khi Obama chỉ gởi tàu chiến chạy vô hại (innocent passage) thì vài nước đã yêu cầu Hoa Kỳ đừng tạo căng thẳng Biển Đông; nay Mỹ rút khỏi TPP và dọa phong tỏa các đảo nhân tạo thì ngoại trưởng Úc tuyên bố rất cần sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.


Tuy nhiên liên minh nhằm ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc vẫn còn là ý tưởng nhưng chưa được phác thảo, lý do vì sợ làm Bắc Kinh giận dữ. Nhưng trong hoàn cảnh bất định khi không còn dựa vào chiếc dù an ninh của Mỹ thì mỗi quốc gia trong khu vực không còn tránh né câu trả lời là liệu thần phục hay hợp sức lại để tạo thế lực cân bằng với Trung Hoa – liên hoành hay hợp tung? Cái khó nơi mềm cứng chổ nào để duy trì thương mại với nền kinh tế nhất nhì trên thế giới đồng thời khuyến khích Trung Quốc không trở nên mối đe dọa trong khu vực.      


Nếu có một liên minh nếu thành hình thì các nước Á-Châu phải chi tiền và chấp nhận rủi ro chớ không thể núp bên sau chiếc dù an ninh. Lý do là ông Trump sẽ đòi sòng phẳng, Mỹ không đủ sức bao thầu, các nước Đông-Á phải tự quyết tâm bảo vệ mình trước trong khi Hoa Kỳ chỉ là cây cột để tựa vào chớ không phải mặt tiền.

Bà Merkel muốn tăng gấp ngân sách quốc phòng lên 2.5% dù hàng chục năm nay nước Đức không giữ mức cam kết với NATO. Ông Trump đòi Nhật-Hàn phải trả thêm tiền cho lính Mỹ đồn trú thì ngược lại ông cũng yêu cầu Quốc Hội cho tăng con số tàu chiến lên 355; nước Mỹ nếu muốn tự cô lập không cần đến số tàu này để tự bảo vệ. Dù chưa ai biết chính sách ngoại giao của ông Trump ra sao nhưng ông cũng đã làm đảo lộn tâm lý thụ động (inertia) của các đồng minh truyền thống.



Ý kiến bạn đọc
30/01/201714:22:36
Khách
Hoàn toàn đồng ý 100% với Ông Nguyễn Văn Nguyên !
Chỉ xin thêm một điều : Mỹ mạnh vì MÃI LỰC của dân chúng Mỹ RẤT CAO , nên mọi nước trên Thế Giới đổ xô mang hàng hoá tới Mỹ để bán . Còn Trung Cộng thì dân nghèo mạt , cong lưng làm Cu Ly để rồi Đảng CS TC giữ hết tiền của . Người ta đổ xô tới TC để kiếm cu ly rẻ tiền chớ không phải để bán hàng .
Người xưa đã để lại định luật bất di , bất dịch là :
Dân Giầu , Nước Mạnh > Đó là Mỹ .
Còn " Dân Nghèo , Đảng Giầu > Đó là Trung Cộng . TC chết chắc chắn " Dead as door a door nail" !
Trung Cộng chỉ còn một cách duy nhất : QUỲ XUỐNG !
30/01/201708:02:34
Khách
Võ Trump thời nay chưa có cách giải !
Trump không cần các nước khác, kể cả Trung quốc và Asia !
Ấy vậy mà thiên hạ lại cần Mỹ, thiếu dola là khốn khổ !
Chơi kiểu nào thì dola vẫn là số một, Mỹ sẽ thắng ! Không nước nào có thể tự túc và giữ vững nội lực của mình cho bằng Mỹ ! Đó là thành trì vững nơi hậu phương mà không nước nào có !
VN mà không có ngoại quốc VN toi đời !
TQ mà hàng hóa không bung ra được cũng toi đời !
Dù kiểu nào thiên hạ vẫn thích hàng hiệu Mỹ ! Tôi nhớ ngày xưa, cái quần Jin Levis nhãn USD đặc xịt, thiên hạ lấy làm hãnh diện khi mặc nó, cho dù cả Liên Xô !
Mỹ không cần - Dân Mỹ mua hàng Mỹ, hãng Mỹ dùng công nhân Mỹ !
Đó là nội lực, 50 tiểu bang giống như 50 quốc gia ! Tài nguyên và nhân lực, tài năng rất phong phú !
So cựa với Mỹ là khốn đốn !
Nguyên cái tâm lý là cả thế giới muốn tìm tới Mỹ để nương thân thì đủ biết là Mỹ thắng ! Tất nhiên người đi thì của đi theo !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.