Hôm nay,  

Mộ Khúc Serenade

13/01/201700:03:00(Xem: 7012)

Mộ Khúc Serenade
  

Sean Bảo

 
blank

Chủ nhật mùa hè 1826, buổi chiều nghiêng, nắng nuối tiếc rớt vài giọt vàng hấp hối. Trời đà thăm thẳm tím, chút tím vàng pha ráng hồng. Vài cánh chim lao xao khi ánh đèn thắp lên cuối làng. Những hàng sồi run rẫy. Người vẫn đi lang thang chưa muốn về. Nhưng chân đà mỏi và tim bồi hồi khát vọng mơ hồ. Cái khát vọng khó tả của người nghệ sĩ. Quán bên đường đã xôn xao tiếng người, cuộc vui như thường lệ của đời sống vào ngày cuối tuần. Những thửa lúa mạch đã gặt xong và con người như muốn gần nhau hơn khi nhàn rỗi. Tiếng cười nói cụng ly rộn ràng mời gọi, những ly bia đen sóng sánh bọt vàng trong ánh chiều. Những đôi nhân tình nắm tay khuất sau hàng giậu, trả lại những vạt nắng chiều dang dở cho kẻ cô đơn lang bạt. Schubert ngồi xuống cùng nhóm bạn, sau hàng rào ô liu thơm mùi cây trái. Vài cô gái trên hàng hiên cất quần áo đã khô nồng mùi nắng gió. Vài cô tựa ban công nhìn trời...

Schubert chạnh nhớ. 10 năm trước, trăng lưỡi liềm nhú lên trong vườn khuya. Không gian im ắng ngoại trừ tiếng con chim sơn ca lạc lõng hót. Tiếng hót giữa muôn trùng áo não thiết tha. Schubert đứng cạnh bên nàng Therese Grob, áo đầm phồng phủ trùm đôi chân nhỏ ngực nàng phập phồng trong chiếc corset bó sát, ánh trăng mờ soi những đường cong sáng trên làn da mịn. "Vì sao chàng không tiếp tục chơi đàn trong khánh phòng?" Nàng hỏi. "Đêm tha thiết gọi tôi ra đây!" Schubert trả lời. Nàng khẽ quay gót.” Xin đừng đi". Schubert nói khẽ. “Em chỉ đi dạo tí thôi.” Nàng dừng lại đợi. Schubert cầm tay nàng và bước theo, mắt không ngừng nhìn trời. Mặt chàng như thất thần và trống vắng. “Chàng đang nghĩ gì vậy?” Chàng quay lại và nói khẽ như thú tội. “Chỉ là một giai điệu, nó cứ âm vọng trong đầu.” Hát cho em nghe đi. Chàng từ chối: "Chưa đâu! bài hát chưa xong." Mắt chàng lại ngước lên khoảng không. “Khi nào xong chàng sẽ hát cho em nghe chứ!” “ Dĩ nhiên!” Chàng đáp. "Chàng chưa bao giờ tặng em bài gì cả, chưa có một bài ca ngắn ngủi nào cho em cả.” Nàng hờn dỗi. Ngực nàng thổn thức chừng như đón đợi giọt nước mắt long lanh. "Tấc cả đều dành cho nàng. Các ca khúc trong 3 năm vừa qua khi chúng ta yêu nhau.” Chàng trìu mến quay nhìn mặt nàng. Nàng không nhìn lại. “Tôi sẽ hát cho em khi trở lại.” Chàng hứa. Nàng vẫn còn hờn dỗi nhưng chừng như an lòng. “Giờ anh phải đi! một ca khúc đang gọi mời anh. Anh đã gần gũi ca khúc này lắm, dường như nắm chặt nó trong đầu.” “Dành cho em chứ?” Nàng nhắc lại trong mơ hồ nghi hoặc. Rồi nàng chợt hỏi: “Mà sao mọi khi các ca khúc chàng làm nhanh lắm? Không như ca khúc này.” “ Đúng vậy, ca khúc này sẽ không như bao ca khúc khác. Nó sẽ ngọt ngào, sẽ nhẹ nhàng xa vắng, sẽ tinh khôi như tuyết đầu mùa, như lộc non cựa mình. Giai điệu đang réo gọi anh..”Chàng lại thì thầm như mộng du. Nâng bàn tay nhỏ xinh trong tay áo lụa phồng, chàng khẽ hôn lên và quay bước. Bóng chàng khuất trong bóng đêm, tiếng bước chân như lá rơi…

Nàng và Schubert đang đắm trong mối tình đầu ngất ngây. Cả hai đều che giấu một thực tế nghiệt ngã. Cha nàng mất sớm, người mẹ góa bụa phải trông nom một xưởng  tơ lụa nhỏ, cách không xa ngôi nhà của Schubert. Nàng có một giọng ca trong veo quyến rũ, làm ngất ngây những buổi sáng chủ nhật trong nhà thờ, nơi Schubert hàng tuần đến dự như con chiên ngoan đạo. Em trai nàng là một tay đàn piano và violon có năng khiếu. Âm nhạc đã vang lên giữa hai gia đình như sợi tơ duyên vô hình quấn quít. Thế nhưng chàng vẫn chưa có danh phận và tiền bạc. Luật lệ khắc khe buộc hôn nhân phải được bảo đảm bằng nghề nghiệp cơm áo vững chắc. Năm 1816 khi ấy Schubert tròn 19 tuổi mộng đầy mà tay trắng, chàng đệ đơn lên tòa án thành phố xin cưới nàng. Tòa bác đơn.

...

Ly bia mang ra sóng sánh đầy. Schubert nâng cạn cùng bạn bè. Tay chàng lau bọt bia trên miệng, ly bia ngon làm lòng hứng khởi. Chợt ánh mắt chàng rơi xuống cuốn thơ của Ludwig Rellstab mở sẵn trên bàn. Bạn của chàng đang đọc dở dang. Bài thơ Serenade - Mộ khúc. Như nam châm chàng bị cuốn hút vào những dòng thơ. Khuôn mặt chàng biến đổi, khi giãn ra khi dằn vặt, chàng cười mĩm rồi ngâm nga nhè nhẹ. Rồi chàng ngẩn lên nhìn quanh vào trời chiều. Xung quanh ồn ào tiếng người cười nói. Đèn sáng trong vườn quán và bóng chiều tím sẫm như ly rượu vang. "Đưa tôi cây bút chì!" Mắt chàng sáng rực, tay run rẫy. Ai đó đưa chàng cây bút, một tờ hóa đơn với vài khung nhạc kẽ vội ở mặt sau. Bạn bè lơ đãng tiếp tục cạn ly nói cười. Vài phút sau Schubert ngẩn lên, chiếc gọng kính nhấc lên trán, chàng khẽ ngâm nga và cất vội tờ giấy vào túi áo. Đám bạn vây lại đòi xem . "Không dành cho các bạn!" Chàng đáp: "Đã lâu tôi tìm kiếm bài ca này, qua núi cao, trong bão giông, trong bình minh, nhưng giờ mới gặp." Chàng lắp bắp như nói với chính mình, giai điệu mộ khúc âm vang trong hồn:    

                                                                   

Chiều buồn nhẹ xuống đời
người tình tìm đến người
thấy run run trong chiều phai…

 

Schubert như thấy mình đứng trong vườn khuya kỷ niệm. Mối tình đầu xanh xao như ánh trăng non, đủ soi sáng ánh mắt nàng xanh lơ và mái tóc vàng trong đêm, khi nàng tựa ban công nhìn về xa thẳm. Trong bóng tối phủ vây tứ bề của hàng sồi, buổi chiều tạ từ để đêm xuống mang nỗi tự tình lao xao run rẫy. Chàng đứng đó dưới ban công nhà nàng, cất tiếng ca trong bóng đêm như đồng lõa, che giấu đi nét ngại ngùng tỏ tình.

Vẻ sầu của đóa cười
tình bền của lứa đôi
thoáng hương trong chiều rơi...

 

Lá cây trên cao lao xao cùng tiếng chim về tổ. Thoảng nghe tiếng con chim sơn ca hót thảnh thót giữa yên ắng của đêm. Tiếng chim lạc lỏng thiết tha như tiếng lòng chàng thổn thức cho mối tình tuyệt vọng. Buổi chiều chết lịm êm ả. Cho hoàng hôn đến cô liêu. Cho người cần người, những tiếng yêu thương.

Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời
cho người thôi khóc thương ai!
Cho niềm yêu đến bên tôi!

 

Và chàng hát thì thầm khúc nhạc chiều. Dạ khúc hay mộ khúc? Giai điệu ru mơ như chiều xuống, giai điệu êm ả như khuya rơi, giai điệu thanh thoát như tình buông. Tiếng đàn trầm gót chân hò hẹn. Cung thứ buồn lãng đãng giọt thương. Sầu riêng tư gởi gắm muôn phương. Cho tình cũ hay dặm trường nhân thế.  

 

Một ngày đó tóc mây đã phai màu
Có chờ ta oán trách đâu?
Có vì duyên kiếp không lâu

 

Yêu nàng khi còn thơ, mối tình đầu ngu ngơ. Nay chàng 29 tuổi nhưng chàng đã nhuốm bệnh. Thất vọng vì âm nhạc và đời nghệ sĩ chẳng đem đến danh vọng sự nghiệp. Chàng hối hả sống và sáng tác. Một sự nghiệp sáng tác lấp đầy dòng nhạc cổ điển trử tình Châu Âu. Những dàn hợp xướng, những bản nhạc kịch. Những đoản khúc ngợi ca tình ái. Ngay cả Beethoven trong những ngày cuối đời trên giường bệnh đã cảm thán khi đọc những dòng nhạc của Schubert: “Thật là một thiên tài ẩn náu trong Schubert này!” Vậy mà tấc cả vẫn chưa đem đến kịp cho chàng cuộc sống phong lưu. Một mái ấm hôn nhân. Và chàng nhuốm bệnh phong tình qua những cuộc chơi. Chàng tiếp tục tiêu pha hết đời mình vội vã. Như sợ chiều sẽ đến sớm và đêm thì không dài.  

   

Đời sẽ thấy chúng ta sống không cầu
Cho tình cứ úa phai mau 
cho người cứ mãi phụ nhau...(*)

 

Schubert vứt bút và bỏ đám đông rảo bước về. Đêm đặc quánh những thôi thúc huyền ảo. Tiếng đời thôi còn lao xao sau lưng. Con đường về gập ghềnh trong đêm vắng. Cô đơn đi với âm giai, vương vấn trong lòng. Một khúc nhạc chiều ra đời, đẹp ngời hơn cả chuyện tình riêng tư của chàng. Bởi chàng đã tìm thấy cứu cánh trong âm nhạc. Âm nhạc đã giải thoát xác thân nghèo nàn. Ca khúc ngỡ chỉ dành cho Theresa đã trở thành cho các tình nhân. 4 năm sau thì nàng đã thành hôn với một người chủ tiệm bánh. Lời hứa năm xưa đã mãn nguyện. Giai điệu thai nghén 10 năm trong cuộc tình đã bật ra một chiều. Một giai điệu êm ái mà thiết tha, sâu lắng mà đậm đà, không hờn trách tuyệt vọng, đã trở thành giai điệu bất tử cho đời.

Hai năm Schubert từ biệt cõi đời một buổi chiều, chàng vừa qua tuổi 31. Hai năm sau khúc hát được đưa vào tuyển tập Bài ca thiên nga, những khúc hát của con chim thủy chung, mang vũ khúc hân hoan đến phút cuối cùng, trên mặt hồ đời sống áo cơm đầy sóng vỗ. Mộ khúc mãi còn đó đẹp như một bản tình ca bất tử. Cái đẹp đi thẳng vào lòng người không cần giải bày. Đẹp đến thiên thu. Chừng nào trái đất còn quay, chiều rơi mỗi ngày và người tìm đến người.




Ý kiến bạn đọc
14/01/201702:10:28
Khách
Đã lâu mới đọc được những dòng văn chương
êm ả, tình tứ.

Có đoạn như kéo luôn sự say sưa thả lỏng của
cảm xúc.

Đưa người đọc về kỷ niệm man mác một thời.
Để lại cho người đọc một chút sững sờ, tiếc nuối.
13/01/201711:56:39
Khách
Đã 30 năm tôi mới được tiếp xúc trở lại với dòng văn học lãng mạn đặc sắc mang âm hưởng của thế kỷ 19 , đầu thế kỷ 20 .
" Bóng chiều tím sẫm như ly rượu vang "

"Mối tình đầu xanh xao như ánh trăng non, đủ soi sáng ánh mắt nàng xanh lơ và mái tóc vàng trong đêm, khi nàng tựa ban công nhìn về xa thẳm. "

"Đêm đặc quánh những thôi thúc huyền ảo. Tiếng đời thôi còn lao xao sau lưng. Con đường về gập ghềnh trong đêm vắng. Cô đơn đi với âm giai, vương vấn trong lòng."

Văn chương chất chứa thì ca , âm nhạc , hội hoạ làm nền tảng của xúc cảm mà chỉ có đôi mắt của người nghệ sỹ mới quan sát tình tế đến như thế .

Lời kết của án văn rất gần gũi với " HOA DẠI " , mạng tính triết lý cuộc đời !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.