Hôm nay,  

Trạch Gầm, Người “Nhốt Vòng Nhớ Thương”

29/11/201600:00:00(Xem: 5272)

Benjamin Franklin cho rằng “Thời gian đã mất không bao giờ tìm lại được” nhưng những kỷ niệm của quá khứ xảy ra trong cuộc sống đã in sâu vào tâm thức được khơi dậy trong ngòi bút có thể tìm lại được thời gian đã mất. Và, sau tác phẩm Bên Lề Cuộc Chiến, tác giả Trạch Gầm mày mò trong ký ức để trang trải cho nhau qua Nhốt Vòng Nhớ Thương!

Nhà văn Pháp Marcel Proust với tác phẩm Đi Tìm Thời Gian Đã Mất (À La Recherche Du Temps Perdu) với cách tự truyện trong bối cảnh xã hội với 200 nhân vật, sinh hoạt trong vòng nửa thế kỷ mà theo lời nhận xét của nhà báo Thụy Khuê: “Tìm lại thời gian đã mất, theo phong cách Proust, là khai quật lại kho tàng thời gian… Nhờ nguồn chẩy của ký ức, nhà văn phục hồi dĩ vãng…”. Và lời kết: “Như thế khi vĩnh viễn ra đi Proust đã gửi lại ký ức và thời gian, hai bảo vật trân quý nhất của mình về cho sự sống”.

Tác phẩm Nhốt Vòng Nhớ Thương của Trạch Gầm dày 228 trang gồm năm mươi bài thơ và mẩu chuyện xen kẽ với nhau mà theo lời tác giả “Tất cả những mảnh vụn nầy đã xảy ra trong mười năm” được ghi lại rất tự nhiên, chân thật và sống động.

Trong những lần gặp gỡ, trò chuyện với nhau bên tách cà phê, Trạch Gầm đã kể từng mảnh vụn, anh em nghe rất thú vị nên gợi ý với anh cố gắng ghi lại vì tuổi già thường tìm về quá khứ như câu nói của Sacha Guitry “Quá khứ còn sống trong hiện tại” nếu ta biết khơi dậy.

Tương tự như những bài viết về Chuyện Người Tù Cải Tạo, Chuyện Người Vợ Tù Cải Tạo… nhưng ngoài sự nghiệt ngã, khốn khổ, cay nghiệt, Trạch Gầm ghi lại từng mẩu chuyện vui, buồn giữa các bạn tù với nhau. Lối sống, cách sống của kẻ chiến bại và sự ngây ngô, dốt nát của kẻ chiến thắng. Những nhân vật của Trạch Gâm đề cập có thật, bên nầy và bên kia chiến tuyến, một số đã ra người thiên cổ, một số còn hiện diện và lưu lạc nơi xứ người.

blank
Bìa sách “Nhốt Vòng Nhớ Thương”.

Tác phẩm Nhốt Vòng Nhớ Thương không chỉ dành riêng cho tuổi già mà thế hệ con em, hậu duệ cảm nhận được “giai đoạn lịch sử” sang trang, nỗi bất hạnh của thế hệ đi trước trong thời kỳ chinh chiến khi buông súng!

Những mẩu chuyện được tác giả kể, không theo thứ tự thời gian mà rải rác qua các trại tù từ Nam ra Bắc.

Khi “Vác thân trình diện đi tù” nơi trường Võ Trường Toản ở Sài Gòn “Phòng số I, lớp đệ nhất ngày nào của tôi. Bàn ghế vẫn còn là bàn ghế xưa, thân quen, trong lòng tôi cảm nhận hình như các vật vô tri nầy, nhìn tôi có chút oán hờn. Từ cửa bước vào, dẫy bàn thứ tư nhìn lên bảng, tôi, ký ức hướng dẫn, đến ngồi ngay vị trí ngày xưa của mình, nhìn quanh đục mờ kỷ niệm…” (Chạy, Thấu Tim Gan).

Sau đó chuyển về căn cứ Long Giao. Lúc ở trại tù nầy, tác giả chứng kiến hình ảnh người bạn “Anh bị đau bụng, tay quân y sĩ khám, kết luận anh bị ruột thừa cấp tính, cần phải phẫu thuật ngay.

Anh được đặt nằm trên một cái bàn dài, tay chân được cột vào chân bàn. Căng một cái mùng phủ lên tránh ruồi bu. Bụng anh được dằn một cục nước đá lớn. Nước đá vừa tan hết, ca phẫu thuật được tiến hành. Anh liệm ngất không rõ vì đau hay vì hãi hùng” (Khai Bệnh). Giới trẻ bây giờ không thể nào hình dung nền y học nầy, có lẽ từ thời kỳ sơ khai và lạc hậu.

Trong thời gian ở trại tù Long Giao, cuộc đời binh nghiệp trong ngành Thám Báo, quen với sở trường lặn lội trong núi rừng nên cùng bạn bẻ rủ trốn trại. Cuộc vượt thoát bất thành “Tôi bị cùm trong một cái conex. Conex nằm giữa một hàng rào kẽm gai vây chung quanh. Bên trong conex sát đáy của chiều ngang có xếp hai thanh gỗ lớn mà chiều dài của hai thanh gỗ nầy vừa sít với chiều ngang của conex… Để khỏi nhúc nhích, một đầu của hai thanh gổ nầy được siết bằng một cái bù lon, đầu còn lại được giữ bằng một thanh thép xỏ ngược từ dưới lên trên, phần trên của thanh thép, có khoan một lỗ, móc vào ống khóa… Đêm đầu thọc chân vào cùm, với cái thân thể nửa chết nửa sống của tôi chẳng mang đến cho tôi một cảm giác nào”. Vệ binh coi tù còn dùng thanh sắt đập vào conex “Cách thức tra tấn uy hiếp tù thế nầy kể ra cũng là một đòn độc, trắng đêm chập chờn” (Dở Ẹt).


Mùa Đông năm 1976, tù nhân bị chuyển ra Bắc “Lúc mới ra Yên Bái, tôi bị nhốt ở trại 9 thuộc liên trại I của đoàn 77”. Rồi lần lượt trải qua các trại tù nơi núi rừng miền Bắc. Những mẩu chuyện xảy ra như hình ảnh thằng cà dẹo vì có tật ở chân, đi khập khiểng, sinh năm 1952 “Một gã ăn xin ở chợ Bà Chiểu, lượm được cái áo của một thiếu tá nào đó quăng xuống đường, tròng vào. Bị bắt và bị ghép bao nhiêu thứ tội. Nào là ngoan cố không trình diện, nào là không tuân lịnh đầu hàng, vẫn tiếc quân hàm, mưu đồ chống phá… thế là cái gã ăn xin đó được cùng ngồi tàu Sông Hồng ra Bắc với bọn mình”. “Nó đi trình diện ở tù thế cho một thằng bạn theo cách giang hồ của nó, ơn đền oán trả, chuyện ở tù mười ngày đối với nó chẳng là cơm áo gì. Nó không ngờ mà các tay đàn em nó, khuân vác, đứng bến ở Lâm Đồng cũng không ngờ nó ở tù biền biệt… 6 năm” (Học Được Cái Ngu).

Nói đến chốn lao tù là nói đến cái đói, đói triền miên. Đói hành hạ xác thân! “Trong tù có ai cái say rất đáng sợ. Nhất là say khoai mì (H34 loại mì kỹ nghệ, rất độc) trên tuôn dưới tè ra, không cách nào cưỡng được. Nhì là say mật, bụng cứng căng, móc họng cũng không ói, lạ lùng… Một thằng bạn trước khi xuôi tay vĩnh biệt anh em, chỉ mơ được một bữa khoai mì no bụng” (Quà Thăm Nuôi).

Thế mà hoàn cảnh xã hội bên ngoài khốn cùng trong thời điểm đó “Thời còn ở trại tù Tân Lập Vĩnh Phú, tôi đã từng chung đụng, tiếp xúc với đám tù hình sự nam… Những ngày tháng tù đối với chế độ nầy không khác gì một giấc ngủ trưa… còn được sướng cái là ngày ngày khỏi phải chạy kiếm hai bữa ăn. Mấy thằng đảng viên chúng ăn trộm cả nhà lầu, ô tô con thế mà vẫn phè phỡn, em chỉ ăn trộm mỗi một con heo đã mút tầm ngày tháng. Đó là câu nói của thằng Hùng Lợn, tù 7 năm chưa rục rịch, tù 7 năm mà chẳng thiết tha ngày về. Với nó trong tù cực như con chó nhưng so với đám thanh niên ngoài xã hội nó… còn sướng hơn cả trăm lần” ( m Mưu Lật Đổ Chính Quyền). Bữa ăn trong tù với bobo, cơm độn khoai, sắn… thiếu trước hụt sau, chỉ lót dạ cho qua ngày thế mà Hùng Lợn so sánh còn hơn bên ngoài thì người dân sống trong cảnh lầm than không kể xiết!

Xen lẫn trong cảnh khốn cùng ở các trại tù, có vài mẩu chuyện vui vui trong giữa anh em, giữa các chiến hữu với nhau đã một thời vào sinh ra tử. Cái đau của Trạch Gầm có lẽ là nỗi đau của nhiều người cùng sát cánh bên nhau trong cơn binh lửa “Chỉ mỗi một cái lệnh buông súng đầu hàng vô điều kiện, còn đau hơn cả trăm viên đạn thù ghim vào người, thế hệ của những lính trẻ, mà có đứa hơn chục năm gối đầu gió sương…” trong bài viết cuối cùng của tác phẩm nầy khi gập sách lại, cảm thấy ngầm ngùi.

Từ lúc “trình diện” nơi ngôi trường cũ, sang Long Giao, lưu lạc các trại tù ở núi rừng Bắc Việt rồi trở vào Z30 D Hàm Tân qua hai mươi lăm mẫu chuyện với “Lò cừ nung nấu sự đời. Bức tranh vân cẩu, vẽ người tang thương” (Nguyễn Gia Thiều).

Trạch Gầm đã ấn hành 3 tập thơ: Vụn Vặt (207), Ráng Chịu (209), Dấu Giày Chinh Chiến (2013). Anh coi thơ như là hơi thở, nguồn sống, là những dòng chia sẻ với đồng đội, bằng hữu và tha nhân. Vì vậy tác phẩm nầy được xem là tuyển tập thơ văn.

“… Anh đã mất đã quên niềm thương nhớ
Đường tương tư em mòn mỏi trăng thâu
Nghe nhớ thương dâng lên tùng góc phố
Cánh chim bằng gãy cánh bỏ trời cao…”

“… Gởi tặng em lại một ngày nghiệt ngã
Của bọn anh trong năm tháng điêu tàn…!”

“… Dăm thằng bạn trắng tay đời đau điếng
Gánh đau thương mòn cả lối ngậm ngùi
Tóc đã bạc, đời tha phương cũng bạc
Gặp lại nhau đong thương nhớ đầy vơi…”

Đọc những dòng thơ trên mới cảm nhận ý nghĩa nội dung của tựa đề Nhốt Vòng Nhớ Thương.

Vương Trùng Dương

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.