Hôm nay,  

Các thách thức cho Donald Trump về chính sách đối ngoại

12/11/201613:24:00(Xem: 4664)

Các thách thức cho Donald Trump về chính sách đối ngoại  
  

Joseph S. Nye

Đổ Kim Thêm dịch
  

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump trong chiến dịch tranh cử đã có đặt vấn đề về các liên minh và định chế đã củng cố cho trật tự của thế giới tự do, nhưng ông chỉ nêu ra vài chính sách cụ thể. Có lẽ một câu hỏi quan trọng nhất đã đề ra trong chiến thắng của ông là liệu giai đoạn lâu dài của toàn cầu hóa mà trào lưu này bắt đầu vào cuối Thế chiến II về cơ bản là đã kết thúc chưa.

Không tất yếu phải như vậy. Ngay cả khi các hiệp định thương mại như Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương thất bại và toàn cầu hóa về kinh tế chậm lại, thì công nghệ đang thúc đẩy toàn cầu hóa về sinh thái, chính trị và xã hội trong các hình thức của biến đổi khí hậu, khủng bố xuyên quốc gia và di dân - cho dù Trump thích các vấn đề này hay không. Trật tự của thế giới không chỉ là kinh tế, mà còn hơn thế và Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của trật tự này.

Người Mỹ thường hiểu lầm về vị thế của chúng ta trong thế giới. Chúng ta dao động giữa hai trào lưu hân hoan chiến thắng và tàn lụn. Sau khi Liên Xô phóng phi thuyền Sputnik vào năm 1957, chúng ta tin rằng chúng ta suy vi. Trong những năm 1980, chúng ta nghĩ rằng người Nhật đã vực dậy cao lớn đến ba mét. Trong hậu quả của cuộc Đại Suy thoái vào năm 2008, nhiều người Mỹ lầm tưởng rằng Trung Quốc đã trở nên mạnh hơn so với Hoa Kỳ.
 

Dù qua các luận điệu tranh cử của Trump, nhưng Mỹ không có suy bại. Nhờ có người nhập cư mà Mỹ là một quốc gia phát triển chính không chịu tình trạng suy giảm dân số vào giữa thế kỷ; sự phụ thuộc của Mỹ vào việc nhập khẩu năng lượng giảm đi chứ không tăng; Mỹ đứng đầu trong những công nghệ lớn (sinh học, nano, thông tin) sẽ định hình thế kỷ này; và các trường đại học của Mỹ đứng đầu các bảng xếp hạng trên thế giới.

Trong chính sách đối ngoại của Trump có nhiều vấn đề quan trọng sẽ đưa vào chương trình nghị sự, nhưng một vài vấn đề chính có thể sẽ chiếm ưu thế - quan hệ với siêu cường Trung Quốc và Nga và những bất ổn ở Trung Đông. Một quân đội Mỹ hùng mạnh vẫn còn cần thiết, nhưng chưa đủ để giải quyết cả ba vấn đề. Duy trì sự cân bằng quân sự ở châu Âu và Đông Nam Á là một nguồn quan trọng về tầm ảnh hưởng của Mỹ, nhưng Trump có lý khi cho rằng các cố gắng để kiểm soát các vấn đề nội chính của các dân chúng ở Trung Đông đang theo phong trào dân tộc chỉ là công thức cho sự thất bại.

Trung Đông đang trải qua một loạt các cuộc cách mạng phức tạp, nó bắt nguồn từ các vấn đề ranh giới nhân tạo trong thời kỳ hậu thuộc địa; xung đột giữa các tông phái trong tôn giáo, và tình trạng hiện đại hoá bị trì trệ mà nó được mô tả trong Báo cáo về Phát triển con người Á Rập của Cơ quan Liên Hợp Quốc. Sự xáo trộn gây hậu quả có thể kéo dài trong nhiều thập niên, và sẽ còn tiếp tục để nuôi dưỡng các trào lưu khủng bố thánh chiến cực đoan. Châu Âu vẫn chưa ổn định trong 25 năm sau ngày Cách mạng Pháp, và can thiệp quân sự của các cường quốc bên ngoài làm cho mọi việc tồi tệ hơn.
  

Nhưng ngay cả việc giảm nhập khẩu năng lượng từ Trung Đông, Mỹ không thể quay lưng lại với khu vực vì đứng trước các lợi ích của Mỹ tại Israel, thí dụ như bên cạnh các vấn đề khác còn có việc không mở rộng các loại vũ khí hạt nhân gây sát thương đại chúng và tôn trọng quyền con người. Nội chiến tại Syria không chỉ là một thảm họa nhân đạo; nó còn làm mất ổn định cho khu vực và châu Âu. Mỹ không thể bỏ qua sự kiện này, nhưng một trong những chính sách của Mỹ là nên ngăn chặn, gây ảnh hưởng đến kết quả qua thúc đẩy hành động và củng cố đồng minh, thay vì cố gắng để dành quyền kiểm soát quân sự trực tiếp. Biện pháp này vốn tốn kém và vừa phản tác dụng.

Ngược lại, sự cân bằng quyền lực trong khu vực châu Á làm cho Mỹ đuợc hoan nghênh ở đó. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm tăng mối lo ngại ở Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác. Ứng phó với sự trỗi dây của Trung Quốc trong khắp thế giới là một trong những thách thức trong chính sách đối ngoại lớn của thế kỷ này, và chiến lược song hành của cả hai đảng của Mỹ để theo đuổi "vừa tích hợp nhưng đảm bảo" - theo đó Mỹ mời Trung Quốc tham gia vào trong một trật tự của thế giới tự do, trong khi Mỹ tái khẳng định hiệp ước an ninh với Nhật Bản – đó vẫn là môt phương sách đúng đắn.
  

Không giống như thế kỷ trước, khi nước Đức trỗi dậy (đã vượt qua Anh vào năm 1900) làm dấy lên những lo sợ, mà nó đã giúp đưa nhanh tới các thảm họa vào năm 1914. Trong sức mạnh tổng thể, Trung Quốc sẽ không vượt qua Mỹ. Ngay cả khi nền kinh tế của Trung Quốc vượt qua Mỹ trong tổng quy mô vào năm 2030 hoặc 2040, thu nhập bình quân tính theo đầu người của Trung Quốc (một cách đo tốt hơn về sự trưởng thành phức tạp của nền kinh tế) sẽ tụt hậu. Hơn nữa, Trung Quốc sẽ không bằng được Mỹ về "sức mạnh cứng" hay quân sự hoặc "sức mạnh mềm" hay "quyền lực mềm" đầy thu hút của Mỹ. Như Lee Kuan Yew đã từng nói, bao lâu mà Mỹ vẫn rộng mở và thu hút những nhân tài của thế giới, thì Trung Quốc sẽ không dễ bị đánh bại, nhưng sẽ không thay thế được Mỹ.

Vì những lý do này mà Mỹ không cần một chính sách ngăn chặn Trung Quốc. Quốc gia duy nhất có thể kiềm chế Trung Quốc là Trung Quốc. Khi Trung Quốc áp lực với các nước láng giềng về các xung đột lãnh thổ, Trung Quốc kềm chế chính mình. Mỹ cần khởi động các sáng kiến ​​kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, tái khẳng định liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc, và tiếp tục cải thiện quan hệ với Ấn Độ.
  

Cuối cùng, còn có Nga là nước đang suy bại, nhưng với kho vũ khí hạt nhân đủ để làm Nga tiêu diệt Mỹ - và do đó vẫn còn là một mối đe dọa tiềm tàng cho Mỹ và những nước khác. Nga gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thu từ các nguồn tài nguyên năng lượng, Nga có một "một nền kinh tế chỉ có một vụ thu hoạch" với các định chế nhũng lạm và các vấn đề nhân khẩu và y tế bất kham. Các biện pháp can thiệp của Tổng thống Vladimir Putin ở các nước láng giềng và khu vực Trung Đông, và tấn công trên không gian mạng vào nước Mỹ và các nước khác, mặc dù có ý định làm cho Nga vĩ đại trở lại, tất cả  các việc này chỉ làm cho các triển vọng lâu dài của đất nước xấu đi. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các nước đang suy sụp thường có nhiều rủi ro và do đó nguy hiểm hơn - bằng chứng là ​ Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914.

Điều này đã tạo ra một tình thế khó xử trong chính sách. Một mặt, điều quan trọng là để chống lại thách thức của Putin đang thay đổi trò chơi để cấm các nước do tự sau năm 1945 về việc sử dụng vũ lực quốc gia để chiếm giữ lãnh thổ của các nước láng giềng. Đồng thời, Trump có lý để tránh sự cô lập toàn diện của một đất nước mà chúng ta đang có các lợi ích chồng chéo nhau như an ninh hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố và các vấn đề Bắc Cực và khu vực như Iran và Afghanistan. Các biện pháp trừng phạt tài chính và năng lượng cần thiết cho sự răn đe; nhưng chúng ta cũng có lợi ích đích thực: nó được thăng tiến tốt nhất bằng cách giao dịch với Nga. Không ai có thể đạt được thắng lợi từ một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Mỹ không suy bại. Nhiệm vụ trước mắt về chính sách đối ngoại của Trump là nên điều chỉnh lại các ngôn từ trong luận điệu và trấn an các đồng minh và những nước khác về vai trò của Mỹ còn đang tiếp tục trong một trật tự của thế giới tự do.
  

***

Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy ban Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, Giáo sư Đại học Harvard. Ông là tác giả Is the American Century Over? Nguyên tác: Donald Trump’s Foreign-Policy Challenges.

https://www.project-syndicate.org/commentary/donald-trump-foreign-policy-challenges-by-joseph-s--nye-2016-11

 



.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.