Hôm nay,  

Nhiệm kỳ tổng thống tương lai của Bà Clinton

04/11/201615:20:00(Xem: 6753)

Nhiệm kỳ tổng thống tương lai của Bà Clinton

(The Clinton presidency is going to be a miserable slog)

Michael Brendon Dougherty - Nov 01, 2016
  Trần Trung Tín chuyển ngữ

  

Ngay tại thời điểm chín muồi cho việc bầu lên người nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, và đánh bại một Đảng Cộng Hòa gầm gừ, thô lỗ thì đúng ra phe tả phái của Hoa Kỳ phải nên cảm thấy hăng hái phấn chấn.  Nhưng thay vào đó là một sự mệt mỏi.  Vì những người Đảng Dân Chủ không tuyển chọn bất cứ một người phụ nữ nào khác. Mà họ bị kẹt cứng khi chỉ có thể chọn bầu mỗi một người đàn bà này, Hillary Clinton. Đó là cả một sự việc nặng nề vất vả.(1) 

 

Bà Clinton đã không thể dễ dàng đánh bại được ông Bernie Sanders, ứng cử viên đối thủ trong Đảng Dân Chủ có khuynh hướng xã hội. Bà đã không chịu công bố nội dung của những bài diễn văn mà bà đã được trả công để diễn thuyết trước giới ngân hàng của Wall Street. Bà Clinton cũng không thể nêu ra những thành tích khi còn là ngoại trưởng(2).  Cũng như, bà vẫn phải đóng vai người quản lý(3) những hậu quả chính trị tai hại gây ra bởi những chuyện lăng nhăng luyến ái (affairs) của ông chồng, hoặc sự xuất hiện của tham nhũng trong công việc của tổ chức từ thiện Clinton Foundation.

 

Trong tuần qua khi Giám Đốc FBI James Comey nhắc cho chúng ta nhớ đến email scandal của bà Clinton(4), thì những người tự do (liberals) bên cánh tả hẳn đã phải nhận ra rằng: Không phải chỉ trong cuộc tranh cử, mà nhiệm kỳ tổng thống của bà Clinton cũng sẽ vất vả vì các cuộc điều tra của FBI.(5)

 

Trong tiêu chuẩn lượng định giá trị của hành vi chính trị của gia đình Clintons luôn luôn có sự trơn trợt lươn lẹo vẫn thấy trong giới luật sư. Khi scandals xẩy đến, thì cũng còn tùy thuộc vào định nghĩa của bạn như thế nào về chữ "is." Khi tin xấu xuất hiện trên báo chí, thì đột nhiên chúng ta khám phá ra rằng tất cả những người bạn của Clinton đều ký xuống giấy nhận làm chứng nói ngược lại với người đứng ra tố cáo (accuser) hay tố giác (whistleblower). Và, thực vậy, tại thời điểm này, đâu có gì khác biệt? (what difference, at this point, does it make?(6) ). Những người có đầu óc phe phái sẽ nói rằng những sai sót về đạo đức và những lỗi lầm của bà Clinton không đáng kể so với những sai trái của ông Trump. Nhưng những so sánh đó sẽ không thành vấn đề trong những ngày sắp tới.

 

Có một số sẽ phản đối điều ghi trên. Họ sẽ trả lời rằng vấn đề ở đây là sự quá khích của những người Đảng Cộng Hòa rất tích cực muốn truy tố bà. Và thực sự cũng đúng là những người Đảng Cộng Hòa vẫn thường xuyên có ác cảm với bà Clinton. Nhưng cứ tạm cho rằng quả có những âm mưu đen tối của các thành phần cực hữu mà họ ghét Tổng Thống Obama cũng nhiều như ghét gia đình Clintons.  Nhưng tại sao chỉ có bà Clinton mới có khả năng khơi dậy những scandals rất hấp dẫn cho tin tức?  Phải chăng, dù bị giới bảo thủ ghét bỏ thế nào đi nữa, ông Obama vẫn hành xử theo những tiêu chuẩn đạo đức cao hơn hai ông bà Bill và Hillary Clinton?

 

Những scandals và hành vi bất chánh của bà Clinton thường chẳng có liên quan gì đến việc đấu đá giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Ngay cả những luật lệ do chính quyền Obama đặt ra, bà Clinton cũng xem thường. Tổng Thống Obama đã cấm bà Clinton không cho Sidney Blumenthal, một mưu sĩ loại cần thì gọi (on-demand) của bà Clinton, làm một việc nào của chính quyền.  Nhưng bà Clinton lại trả lương cho Sidney Blumenthal(7) bằng tiền "từ thiện" của bà và thường xuyên liên lạc với ông này về các vấn đề liên quan tới Libya, dù ông có liên hệ làm ăn với chính quyền hậu Gadhafi. Mặc dù chính quyền Obama đã đặt ra những luật lệ minh bạch, tổ chức Clinton Foundation tiếp tục hoạt động(8) như là một ngân hàng mà các lãnh tụ và chính quyền nước ngoài có thể ký thác tiền vào đó, trong khi bà Clinton, người đứng đầu Bộ Ngoại Giao, có thể “đáp lễ lại” (pro quos).

 

Ngoài chuyện có xu hướng hay tạo ra scandal, chính quyền Clinton sẽ còn phải vất vả vì một lý do khác lớn hơn.  Đặc thù của cuộc tuyển cử năm 2016 là sự đòi hỏi muốn có một thay đổi rộng lớn. Và bà Hillary Clinton đã vận động tranh cử như thể là người muốn bảo vệ nguyên trạng của mọi thứ đang có, đang vận hành, và bảo vệ luôn cho thành phần được hưởng lợi từ các thứ này.

 

Các thành phần cánh tả trong đảng Dân Chủ đã mạnh mẽ thách thức bà Clinton và những người này đã không ngần ngại tự nhận họ là người theo chủ nghĩa xã hội (socialists). Trong khi thành phần đứng giữa bên cánh hữu (center-right party) thì đã vứt bỏ những kết ước (commitments) từ lâu của họ về tự do mậu dịch và tự do di dân (liberalized immigration), và họ cũng đứng lên đặt nghi vấn về sự khôn ngoan và công bằng của giềng mối trật tự chính trị của Hoa Kỳ thời hậu Chiến Tranh Lạnh. Nhưng bà Clinton sẽ bước chân vào Tòa Bạch Ốc như một người chuyên chăm sóc (caretaker) cái nguyên trạng (status quo) của đời sống chính trị của người Mỹ.

 

Cả ông Donald Trump và Bernie Sanders đều không phải là người có khả năng chuyên chở thông điệp của sự bất bình đó đến sự vinh quang thực sự của một chiến thắng chính trị.  Cả hai vị này đã là những tiêu biểu tệ hại cho lý tưởng của họ. Ông Trump thì tự chính bản thân đã quá sức tục tằn, thô lỗ và không đạo đức. Và ông Sanders thì không có chút bản năng chính trị nào và cũng không đủ sâu sắc để có thể thực sự "truy kích" (go after) bà Clinton trong những cuộc bầu cử sơ bộ.

 

Bà Clinton là gương mặt của giới chức sắc (establishment) giàu có, tham lam không chịu được bất cứ sự thách thức nào đến từ tả hay hữu phái.  Khả năng thoát hiểm của bà từ scandal này sang scandal khác sẽ không được đón nhận như là một bằng chứng về sự thông minh (canniness) chính trị hay sự chính trực thâm sâu của bà. Mà điều đó sẽ được đón nhận giống như là việc một hệ thống đang vùng vẫy chống trả lại cuộc tấn công nhắm vào nó. Khả năng thoát hiểm và tranh thắng của bà Clinton là một sự cống hiến đáng giá cho quyền lực và lòng tự tôn của giai cấp chính trị.  Và giai cấp này không có được một giải pháp hợp lý cho Hoa Kỳ về mặt chính sách ngoại giao, hệ thống di dân, hoặc hệ thống kinh tế đã tiếp tay hỗ trợ cho sự phân ly, tách rời giới ưu tú ra khỏi quốc gia của họ.

 

Nhiệm kỳ tổng thống của bà Clinton sẽ nặng nề vất vả, giống hệt như hệ thống mà bà đang bảo vệ.  Bà có thể chỉ ra sự giầu sang hết mực mà hệ thống này đã sản xuất ra cho các khách hàng đứng đầu của nó.  Nhưng bà Clinton hay những người đi theo tung hô phụ họa (cheerleaders) thực sự cũng không thể nói rằng điều đó giống như sự khôn ngoan (wisdom) hoặc công bằng (justice) đối với bất cứ ai khác.

                                                             Trần Trung Tín chuyển ngữ -Nov 03, 2016
  

Chú thích:

(1): http://theweek.com/articles/551606/hillary-clintons-campaign-going-huge-slog-democrats

(2): http://dailycaller.com/2015/09/17/hillary-clinton-cant-name-a-top-accomplishment-while-secretary-of-state-video/

(3): http://www.washingtontimes.com/news/2016/jan/14/hillary-clinton-haunted-by-efforts-to-destroy-bill/

(4): http://www.nbcnews.com/news/us-news/fbi-re-open-investigation-clinton-email-server-n674631

(5): http://www.wsj.com/articles/laptop-may-include-thousands-of-emails-linked-to-hillary-clintons-private-server-1477854957

(6): "What difference – at this point, what difference does it make?": câu nói của bà Clinton trong cuộc điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ v/v tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Benghzai, Libya bị tấn công ngày Sept. 11, 2012 http://www.politifact.com/truth-o-meter/article/2013/may/08/context-hillary-clintons-what-difference-does-it-m/

(7): http://www.politico.com/story/2015/05/clinton-foundation-sidney-blumenthal-salary-libya-118359

(8): https://www.washingtonpost.com/politics/foreign-governments-gave-millions-to-foundation-while-clinton-was-at-state-dept/2015/02/25/31937c1e-bc3f-11e4-8668-4e7ba8439ca6_story.html

 

NOTE: Người dịch, Trần Trung Tín, là cộng tác viên thường trực của đặc san Lâm Viên online tại www.dslamvien.com.

 



.

.

Ý kiến bạn đọc
09/11/201622:57:31
Khách
Công lý và sự thật đã thắng gian tà và dối trá Y, Dân là ý trời Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, kẻ thua trắng tay là truyền thông DC. thay vì thông tin trung thực đã lựa chọn việc lừa dối, xuyên tạc tuyên truyền bôi bẩn đánh đổi lấy danh dự và tiếng tăm cuối cùng đã mất cả chì lẫn chài. Đây là bài học để đời.
05/11/201603:58:15
Khách
Michael Brendon Dougherty không phải là nhà báo chuyên nghiệp hoặc có uy tín trong giới truyền thông HK nên không có bài viết nào được đăng trong các tờ báo tên tuổi hàng đầu như The New York Times, The Washington Post, The Wall Street Journal, etc.

Hiện tại, Michael Brendon Dougherty, hình như thất nghiệp mặc dù có thêm nghề tay trái là chuyên viên phần mềm. Có lẽ dư thì giờ nên viết lách lăng nhăng cho qua ngày tháng và hy vọng, hão huyền, là mấy tờ báo lá cải sẽ chú ý tới và cho việc làm.
04/11/201623:38:51
Khách
Chửi thì chửi nhưng vẫn nghĩ rằng Mụ sẽ làm TT !
Hãy nhớ lời Trump : " Mụ là thứ đàn bà xấu xa " !
Dân Mĩ không đơn thuần dễ bị sai khiến bởi truyền thông hay bài viết này hay bài của Nguyễn Xuân Nghĩa hay bài của Giao Chỉ Sang Số Xe !
Từ trước tới nay dân Mĩ bị khuynh đảo bởi thế lực siêu chỉ vì họ đầy tiền, Trump đã phá được thế cờ này cách vẻ vang ! Trump tốn rất ít tiền, có thể chỉ bỏ vài đồng đã ăn tới bạc triệu ! Ngoài ra với dân tình :
Nước Mĩ là nước Dân Chủ, tạo cơ hội cho mọi người, nhưng không tạo cơ hội lần thứ hai cho người xấu xa ! Theo tôi đây là luật bất thành văn của đại đa số dân chúng Mĩ !!!
Càng ca cẩm bà, càng cố bán bêu phần dưới của Trump càng chết !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.