Hôm nay,  

Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký (7-10)

27/10/201600:01:00(Xem: 4096)
Chú Giải
Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký

 

Nguyễn Văn Sâm

(Chuyện 7, 8, 9, 10, sẽ đăng từ từ tiếp theo)

  

C:\Users\Admin\AppData\Local\Temp\Temp1_ChuyenDoiXua (1).zip\ChuyenDoiXua\#_Page_005.jpgC:\Users\Admin\AppData\Local\Temp\Temp2_ChuyenDoiXua (1).zip\ChuyenDoiXua\#_Page_009.jpg

.

(Hình trang đầu quyển Chuyện Đời Xưa, những sách quý như thế nầy ngày trước chủ nhơn Vương Hồng Sển (có chữ ký tên và triện) cắp ca cắp củm giữ gìn nay lưu lạc tứ tán như đàn ong bể ổ. NVS)

    

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt của nhà văn nầy. In tới lui nhiều lần, năm 1914 đã in tới ngàn thứ chín. Những lần in không đề tái bản lần thứ mấy và in bao nhiêu thì phải nói là cơ man.

Tại sao quyển truyện mỏng nầy lại có sức hấp dẫn như vậy? Chính là nhờ ông Trương khi viết đã đưa ra hai mục tiêu và đã làm gần như trọn vẹn

1. Giáo dục về luân lý. Cho người đọc thấy những bài học tốt d ùng trong cách ở đời, cách xử thế, ứng xử v ào trạng huống cần thiết, đề phòng kẻ xấu, chớ cả tin..

2. Dùng tiếng Annam (Việt Nam) ròng. Trong toàn quyển chuyện không sự kiện làm văn chương, mặc dầu điều nầy không hẵn là xấu, mà chỉ có sự sử dụng tiếng Việt thường nhựt, với những từ ngữ của người bình dân. Người đọc đón nhận cũng vì lẽ đó.

Ngoài ra vì tác giả khéo léo cho thấy sinh hoạt của dân chúng có thể nói là cuối thế kỷ 19 nên đây là nguồn tư liệu dồi dào về những chi tiết của cuộc sống dân ta mà gần như ngày nay không thể thấy (ăn ong, ăn bánh lớ, cái chày mổ, sư làm đám, hầm bắt cọp, bắt chồn, tục mai dong, tục ở rể…).

Sách viết hơn trăm năm trước, bằng chữ của dân miền cực Nam nên chắc chắn là khó hiểu với phần đông người đọc hiện giờ. Sự chú giải những từ nầy là cần thiết nên quyển sách Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký có lý do để ra đời. Bản đánh máy được cẩn thận dò theo bản in năm 1914. (NVS)

Nguyễn Văn Sâm (Victorville, CA, tháng 11, 2016)

 

 

7. Đặt lờ trên ngọn cây

 

     Có một lão kia[1] nghèo không biết lo phương nào, mà làm cho ra tiền, mà ăn qua tháng ngày với người ta. Than thở nói to nói nhỏ với vợ. (tr. 14) Vợ nó nói rằng: Cực thì thôi[2]! Có một mình anh dở làm vậy! Người ta sao lanh lợi khéo lo khéo liệu[3]. Chồng mới nói: tao mạnh giỏi[4], làm giống gì cũng được hết; ngặt[5] có một đều không ai chỉ vẽ cho mà mần. Thì vợ nó nói: Thôi để tôi biểu cho mà mần, đi mua ít cái lờ, mà đi đặt cá mà ăn. Thằng chồng khờ nói: Biết ở đâu có cá mà đem mà đặt? – Có khó gì đều ấy! Coi chỗ nào nhiều cứt cò[6], đem tới đó, mà đặt thì trúng. – Ừ, vậy tao làm được.

    Sáng ngày ra, lăng căng[7] xách tiền đi mua đó[8] mua lờ. Vác rựa đi coi chỗ, thấy trên cây bần[9] kia trắng những cứt cò, mừng, về vác lờ đem tới, leo lên đặt trên ngọn cây[10].

 

8. Nhơn vật đạo đồng

 

     Ông Trương Thủ Chỉ, đi câu dọc gành[11], thấy một cặp cua đi ăn với nhau. Rủi sao con cua cái tới kỳ lột, non da non thịt, yếu đuối đi không đặng. Con cua đực đi tha mồi về cho ăn. Nằm ngoài giữ kẻo cua khác tới ăn giành đi.

     Đến khi cua cái cứng gối[12], thì cua đực mừng vợ đã mạnh. Mà kế lấy[13] mình lại lột, rát rao[14] đau đớn quá, nằm một chỗ. Cua cái vô tình[15], không (tr. 15) nghĩ tình cũ ngãi xưa, bèn bỏ không màng đến[16], chẳng thèm tới lui thăm viếng. Cứ đi chơi bời, ngồi lê đôi mách[17], dạo xóm cả ngày. Chẳng những làm vậy mà lại rủ chúng bạn tới ăn thịt cua đực non da yếu gối.

     Ông Trương Thủ Chỉ thấy vậy, thì gẫm việc đời, mới than rằng: Nhơn vật đạo đồng[18]!

 

9. Nói láo mắc[19] nói láo

 

     Có một thằng đi xứ xa về nói chuyện: Tôi ngó thấy một chiếc tàu lớn và dài quá chừng. Cha tôi thuở hai mươi tuổi, mà bắt trước mũi[20] mà đi ra sau lái, đi mới tới cột buồm giữa đã già bạc râu bạc tóc, chết giữa chừng, không đi tới lái.

     Thằng kia nghe nó nói láo làm vậy, thì mới nói: Vậy chưa mấy! Cho bằng tao, tao đi rừng cao[21], tao thấy một cái cây cao lớn quá chừng quá đỗi! Từ gốc chí ngọn, chim bay mười năm chưa tới.

     – Mầy đã nói láo quá cha tao đi nữa[22], có lẽ nào mà có? Thì thằng kia lại nói: Ấy! Như không có, thì lấy cây ở đâu mà làm cột buồm, mà đóng chiếc tàu mầy nói với tao đó, cho được? (tr. 16)

 

10. Láo dinh láo quê[23]

 

     Hai đứa kia có một tài đi nói láo mà ăn mà thôi. Một đứa láo dinh, một đứa láo quê. Hai đứa đi đàng gặp nói chuyện với nhau, đâu vừa đến cái sông, mới rủ nhau mà tắm cho mát, kẻo trời nóng nực lắm. Thằng điếm quê muốn nói láo, mà gạt thằng kia chơi, thì buộc năm tiền vào lưng, không cho thằng kia thấy, mới lặn xuống dưới nước một hồi, rồi trồi lên, tay xách năm tiền, mà nói rằng: Anh này. Tôi xuống dưới, tôi gặp hai ông tiên ngồi đánh cờ tướng với nhau, tôi ngồi ghé[24] lại tôi coi. Thì hai ông cho tôi năm tiền biểu tôi thì đi đi, đừng có coi nữa. Tôi mừng xách tiền trồi lên.

     Thằng kia biết nó nói láo, thì tính bề lật độ[25] nó chơi, nên mới nói: Để tôi lặn xuống, tôi coi thử, có khi các ổng sẽ cho tôi[26] chăng. Nó mới lặn xuống quào dưới bùn, lấy miếng sành[27] rạch mặt cho trầy ra, rồi trồi lên kêu thằng kia: Anh ơi! Tôi xuống gặp hai ông tiên đó, mà họ giận, họ nói: Tao đã cho thằng trước năm tiền, biểu về mà chia nhau, sao mầy còn xuống đây làm chi nữa? Thì họ lấy bàn cờ mà quăng lả mặt[28] tôi đi đây[29]. (tr. 17)

     Té ra điếm mắc điếm: thằng kia phải chia cho nó hai tiền rưỡi; ăn trọn một mình không đặng[30].

 



[1] Lão kia: Người kia, cách nói nầy như nói thằng cha kia, cha kia…không có nghĩa là một người già.

[2] Cực thì thôi: Nhóm chữ chỉ sự xót thương, tội nghiệp. Cơ khổ.

[3] Khéo lo khéo liệu: Biết tính toán, biết lo xa.

[4] Mạnh giỏi: Có sức khỏe.

[5] Ngặt: Cái khó khăn. HTC, Ngặt: Nguy hiểm, gian nan, túng cùng hết thế.

[6] Cứt cò: Cò kiếm ăn, tìm chỗ có nhiều cá, thường đậu trên cây gần đó, ỉa cứt, dính trắng cây, nông dân có kinh nghiệm biết chỗ nước ở đó có cá.

[7] Lăng căng: Vội vã, lo túi bụi. Nay ta nói lăng xăng mặc dầu thời Petrus Ký hai từ nầy đều được dùng.

[8] Đó (cái): Dụng cụ để bắt cá.

[9] Bần (cây): Loại cây mọc mé nước, có nhiều ở vùng sông nước miền Nam, trái chua chua chát chát, con nít nhà quê thường bẻ ăn cho vui miệng khi đi tắm song, leo cây… CD: Bần gie đơm đớm đâu sáng ngời./ Lỡ duyên tại bậu trách trời sao đang.

[10] Thường trong dân gian ngày trước có nhiều chuyện như cười ngạo người khuyết tật, Petrus Ký ở đây chỉ ghi lại bằng giọng văn của ông. Nên đọc chuyện nầy để hiểu rằng lời dặn không rõ ràng thì người nghe dễ hiểu sai lệch hơn là để ý đến sự thiếu thông minh của người khờ khạo mà cười ngạo.

[11] Gành (cái): Chỗ đất gie ra bên mé biển, như Gành Ráng, gành Hào.

[12] Cứng gối: Nói đàn bà sau khi sanh để một thời gian thì mạnh trở lại. Đây chỉ cua cái, vỏ cứng lại sau khi lột.

[13] Kế lấy: Kế đó, sau đó.

[14] Rát rao: Rát, rát lắm.

[15] Vô tình: Không có tình cảm với ai. Nay nói vô cảm, chữ vô tình chỉ nói về trường hợp vô ý, không để ý

[16] Không màng đến: Chẳng để tâm đến.

[17] Ngồi lê đôi mách: Đi xạo sự đằng nầy đằng nọ. Nay nói là đi tám chuyện, đi buôn chuyện.

[18] Nhơn vật đạo đồng: Tánh người và tánh thú vật có điều giống nhau. Chuyện nầy gần đây được viết thành bài ca Vọng cổ rất hay. Thiệt ra một vài trường hợp chứ không phải là tất cả. Ông Trương Vĩnh Ký có qua bi quan chăng?

[19] Mắc: bị, bị thua.

[20] Bắt trước mũi: Từ đằng trước mũi mà đi tới.

[21] Rừng cao: Rừng nhiều cây cao lớn.

[22] Quá cha tao đi nữa: Hơn cha tao nữa. Nay  nói: quá cha tao, hơn cha tao, quá cha tao nữa, hơn cha tao nữa. Tiếng đi trong câu nầy đã bị biến mất.

[23] Láo dinh láo quê: Nói láo ở thành phố, ở nông thôn.

[24] Ngồi ghé: Ngồi chỉ để một phần đít lên ghế thôi, tỏ ý kính trọng người đương ngồi ở đó

[25] Lật độ: Làm cho lòi chành, làm cho thấy bên kia là sai trái mà cứ nói mình phải. HTC đưa ra một nghĩa khác nữa: Lật độ: Phá việc tức ngang. Đàng gái lật độ, không chịu gả con.

[26] Sẽ cho tôi: Chia cho tôi.

[27] Miếng sành: Miểng sành, mảnh bể của chai lọ, đồ sứ…

[28] Lả mặt: Rách mặt.

[29] Tôi đi đây: Tôi đây. Cũng cũng như nhiều câu nói khác, chữ đi nay đã bị biến mất

[30] Ăn trọn một mình không đặng: Câu nầy không đúng với sự kiện trong chuyện vì thằng kia đem tiền của mình ra mà đùa giai.



..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.