Hôm nay,  

Đồ Chiểu Với Thi Sĩ Tàu

23/10/201600:00:00(Xem: 3959)
Sống một cuộc đời thiếu ánh sáng, chịu bôi bỏ bao nhiêu nguyện vọng của một tâm hồn lúc nào cũng sôi nổi hào khí, cụ Đồ Chiểu đã cam yên phận chôn vùi thân danh trong lũy tre và vườn dừa, hôm sớm bầu bạn cùng lũ đồ đệ và ngâm đôi câu thơ cổ.

Yên phận và lánh đời, dường như ở thời ấy là một cứu cánh duy nhất của nhiều tâm hồn nhà nho dũng cảm mà chiến bại. như cụ Đồ Chiểu là một.

Tuy phải ở trong đêm dài vô tận, cụ không nản chí hay là tắt được lòng đạo, cụ đã vô tình muốn bày giải nỗi lòng u uẩn và buồn khổ của mình, mà để lại cho đời những trang bất hũ: Văn dĩ tải đạo.

Hồi tưởng đến một người lúc nào cũng chìm đắm trong cảnh âm u mà ánh sáng của thiên lương đã phát hiện bao vầng tươi rạng như thế, ta cũng có thể tự hào rằng thời dĩ vãng cũng không đến đỗi quá điêu tàn.

Là một nho gia, cụ Nguyễn Đình Chiểu đã cho ta một tấm gương thật sáng. Là một thân sĩ cụ đã cho ta nhận thấy nhiều khí tiết cao hùng, và khi đã không còn một ý tưởng nào được gọi là hoạt bát, với những câu văn chán nản châm biếm, cụ đã phát ra một ánh sáng bừng to lên của một ngọn đèn sắp tắt.

Thấy mình là một phế nhơn, nhưng nỗi u hoài không sao vơi được, mà chí hiên ngang của vị hùng nho như cũng không vì thế mà lụt đi, nên vịnh hoa sen cụ đã viết:

Phải chi sanh gặp nơi tiên cảnh.
Lá rụng cao che khắp cát hèn.

Sống vào thời loạn, thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu thêm mang một thân thế không may, tuy trong lời văn có nhiều câu khẳng khái hùng hồn cũng nhận thấy nhiều nỗi u uất buồn rầu của cụ.

Là một nhà nho đầy tiết nghĩa, cụ, mặc dầu mù tối, cũng cố nâng cao phẩm giá của mình trước trận bão lợi danh mịt mịt.

Đối với thi sĩ Tàu, cụ Đồ chiểu ngoại trừ văn phẩm có thể không thẹn tâm và chí, cái tâm chí không vì thiếu ánh sáng mà sỗ sàng, không vì thất thời cơ mà chán ngán.

Lỡ vận đành không riêng một ai. Trong lúc thiên hạ còn rối ben lòng dân còn phân loạn, người đời phải sống dưới bao sự hãi hùng ghê rợn, có một thi sĩ Tàu đã than: “Sĩ ư vong quốc, tác thi nhân”.

blank
Bìa quyển Lục Vân Tiên.

Danh nhân Trung quốc cũng không thiếu người vì thất chí mà hoặc chán đời lánh tục, hoặc thở than cho thân thế phù trầm của mình như ông Khuất Nguyên khi làm quan nước Sở bị người gièm mà phải đuổi, tự nghĩ lấy làm thương tấm lòng ngay chính hàm oan, nên khi qua sông Tương có làm một bài Sở Từ lời lẽ thâm trầm mà ý tứ như hơi oan ức:

… Đời đục mà không ai biết ta hề,
Ta cứ ruổi mau mà chẳng ngó…
Sớm mai ta sẽ vượt sông “Tương”
Đứng bến “Ngạc” quay đầu trông lại hề,
Ào ào nổi tiếng gió chi bi thương!...
… Vào bến “Tư” ta còn dùng dằng hề,
Ta chưa biết ở vào đâu!
Rừng sâu thẵm chi tối mò hề…
… Tuyết tơi bời chi khắp gần xa hề,
Mây đùn đùn mà kéo mau.
Thương cái sống của ta chi buồn bực hề,
Một mình ở trong núi sâu.
Ta không hay đổi lòng mà theo tục hề,
Đành ta trọn đời mà ôm sầu.
Kia Tang Hộ còn phải đi trấn hề,
Tiếp Dư còn phải tội gọt đầu.
Người trung đã chắc gì được dùng hề,
Người hiền đã chắc gì được ai cầu!
Người xưa mà còn như thế hề,
Ta còn oán gì người sau,
Ta cứ vững một lòng mà giữ đạo hề,

Thôi, chẳng quản gì buồn rầu!
(bản dịch của Phan Kế Bính)

Xa cách nhau hàng vạn dặm, và hàng mấy thế kỷ, nhà thi sĩ Trung hoa kia và cụ Đồ Chiểu tả vẫn có những ý nghĩ tương tợ nhau về vua về nước, tuy ân triệu và cảm giác có khác nhau vì hoàn cảnh xã hội.

Đỗ Phủ một thi hào đời Đường, có tiếng là nhà thơ lỗi lạc nhứt, cũng sống một cụôc đời ba chìm bảy nổi, lưu lạc khắp nơi, cũng có nhiều tứ thơ đau buồn nhưng mênh mông và dịu dàng, mà ta có thể tìm thấy ở cụ Đồ Chiểu nhà mình.

Nhà thi sĩ ấy một hôm đến Khúc Giang ngắm lá bay hoa rụng, bâng khuâng cho đời mình mà tơ lòng buông ra bao đường dìu dặt như ngao ngán, như oán hờn.

Hoa bay một cánh kém xuân rồi,
Gió dật muôn bông thật não người!
Hãy ngắm tả tơi hoa trước mắt,
Chớ nề be bét rượu mềm môi,
Dưới thềm trả đẻ, nhà chi tá?
Bên dậu nghê nằm, mộ của ai?
Vật lý dường này, vui cũng phải,
Cần chi tiếng hảo bận cho đời?
(Ngô Tất Tố dịch)

Sanh làm kiếp thị nhân không những buồn cho số kiếp của mình, thậm chí nhìn cỏ cây ủ rũ dưới trời thu, mà thơ cũng cảm thấy lòng sầu chan chứa, sầu quá hóa vui ngang.

Quả có những câu này của Đồ Chiểu:

Một phương thù tránh đường gai gốc,
Trăm tuổi cho tròn phận tóc da.
Chén rượu đỏ lòng xin cạn chén,
Nhớ nhau: ngày khác… biết sao mà!

Cụ Đồ Chiểu không nhìn thấy đời mà vẫn biết xót thương đời, và căm tức cho những người sáng không cố cập đạo lý:

Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi,
Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghì thiên luân!
Thấy rồi muôn việc trong trần,
Xin còn hai chữ “tâm thần” ở ta!
(Ngư Tiều vấn đáp)

Nhà thơ Đỗ Phủ không phải gặp cảnh tối tăm như cụ Đồ nhà ta, đứng trước cảnh thu về lá rụng vạn vật, như nhuộm vẻ ưu sầu, lòng khỏi căm hờn nhưng không khỏi sinh mối tiếc thương. Nhìn được mà cảm thấy buồn làm sao, thi nhân đã viết:

Giòng sông cồn cộn, trời tung sóng,
Ngọn ải mờ mờ, đất rợp mây.
Lệ tủi: sợ coi chòm cúc nở,
Lòng quê: mong buộc chiếc thuyền đầy.
(Ngô Tất Tố dịch)

Người mắt sáng lòng dường như chua xót đến lo sợ khi sẽ nhìn chòm cúc nở, người mắt tối lại lo cho bao kẻ thấy đường mà phải vì lòng tham muốn nhân nghĩa bỏ đi. Tuy khác nhau ở tối sáng, nhưng tấm lòng yêu đời lo đời vẫn một! Thi sĩ ấy mới chơn thi sĩ không bao giờ “Vô binh thân ngâm”. Hai ông đều có sống trong một xung đột của lịch sử, mà tư tưởng của hai ông thật là siêu thoát thanh cao.

Sống một cuộc đời luôn luôn sóng gió, cụ Nguyễn Đình Chiểu đã mang thân lưu lạc từ tuổi thơ ngây, và gặp phải nhiều ân hận giữa lúc tâm hồn bị kích thích ghẹo trêu mà cụ vẫn nêu cao được khổng học, không hổ mình là một chơn nho.

So với thi sĩ Trung hoa, cụ Đồ Chiểu thật đáng được chúng ta luôn luôn hằng năm truy niệm. Vả lại, đứng trước tấm gương sáng sủa thanh cao ấy, chúng ta, thanh niên của thời đại mới, nên tự nhận mình có bổn phận phải học đòi nhắc nhở và tán dương.

Chúng ta phải tự rèn luyện như thế nào để khỏi hổ thẹn cảm hoài, các bực tiền bối chí sĩ và làm cho câu “hậu sanh khả úy” sẽ không phải là câu nói mỉa mai ở đời nầy và xứ nầy.

(Trích Tạp chí “Hạnh Phúc” số 52 – 1943, trang 8 – 9

Nguyễn Văn Sâm sưu tầm và đánh máy)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.