Hôm nay,  

Cơ quan dịch vụ người Việt San Jose kỷ Niệm 40 năm

16/09/201608:26:00(Xem: 4646)

Cơ quan dịch vụ người Việt  San Jose kỷ Niệm 40 năm

       blank

Lời giới thiệu. IRCC là cơ quan bất vụ lợi cung cấp dịch vụ cho di dân và tỵ nạn lâu đời nhất đã tổ chức kỷ niệm 40 năm tại History Park San Jose vào ngày 10 tháng 9-2016. Nhân dịp này phóng viên báo San Jose Mercury News đã đăng bài tường thuật kèm hình ảnh.

 Bài của Tatiana Sanchez trong Bay Area News Group, trên San Jose Mercury News ngày 12/9/2016

Nguyễn Minh Tâm  dịch

***********

SAN JOSE: Năm 1976, khi Trung tâm Văn Hóa và Định Cư IRCC mới được thành lập, Giám Đốc điều hành trung tâm, Ông Vũ Văn Lộc chỉ có ý định lập ra một trung tâm để cung cấp dịch vụ xã hội và giáo dục cho hàng ngàn người tị nạn Việt Nam, lúc bấy giờ đang đổ xô đến vùng Bắc California, trốn chạy Cộng Sản khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Tính từ ngày khởi đầu, trong bốn thập niên, tổ chức bất vụ lợi này đã giúp đỡ cho khoảng 30,000 gia đình di dân từ khắp nơi trên thế giới, trong đó nhiều người là tị nạn. Hôm thứ Bảy, cơ quan IRCC tổ chức Dạ tiệc, và hoạt động gây quĩ tại Công Viên Lịch Sử của San Jose đánh dấu 40 năm ngày thành lập. Buổi Dạ tiệc cũng đánh dấu 10 năm ngày thành lập Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa, trực thuộc cơ quan IRCC. Nhiều người cho rằng đây là viện bảo tàng duy nhất trên thế giới trưng bầy lịch sử cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Viện Bảo Tàng có rất nhiều tác phẩm mỹ thuật, kỷ vật lưu niệm được sưu tầm từ nhiều thập niên qua.Ông Vũ đưa ra ý kiến lập Viện Bảo Tàng hồi năm 2006 như là một phương thức để bảo tồn văn hóa và lịch sử Việt Nam để các thế hệ tương lai người Mỹ biết. Ông Vũ nói: “Chúng tôi có một lịch sử dài 4,000 năm, nhưng chúng tôi không có gì để trưng bầy cho người ta xem.”.

Buổi Dạ tiệc có sự hiện diện của khoảng 400 người, gồm các nhân vật lãnh đạo,các nhà hoạt động trong cộng đồng, các chính khách, và nhiều người trong Quân Lực. Khách tham dự Dạ tiệc ghi nhận đây là một cộng đồng di dân hết sức sinh động, và cộng đồng này đã trở thành một phần quan trọng đóng góp cho đặc tính đa dạng và lịch sử phong phú của thành phố San Jose.  

 

Hiện nay, ở San Jose, hầu như cứ 10 cư dân là có một người gốc Việt. Và có nhiều người Việt sống ở San Jose hơn bất cứ một thành phố nào trên thế giới ở ngoài Việt Nam. Cộng đồng người Việt ở đây được nhiều người ghi nhận đã có công phục hồi sức sống cho con đường East Santa Clara Street, khởi đầu bằng những nhà hàng nổi tiếng, và nhiều cửa hàng kinh doanh khác từ cuối thập niên 1970’s. Hoạt động này có từ lâu trước khi danh xưng “khu downtown mới phát triển” trở nên phổ thông.
 

Bà Zoe Lofgren, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ, đảng Dân Chủ, San Jose, người có công giúp đỡ rất nhiều gia đình tị nạn trong những năm qua, kể lại với chúng tôi như sau: “Khi Saigon bị mất vào cái ngày bi thảm đó, chúng tôi mở rộng cánh cửa ở San Jose để đón tiếp những người may mắn chạy thoát được đến đây.”.

Một trong những người tị nạn nổi tiếng được bà giúp, là cựu Thiếu Tá Không Quân miền Nam Việt Nam, ông Nguyễn Quý An. Trường hợp định cư của ông An trở nên  tiếng tăm trong giới cựu quân nhân Mỹ tham chiến ở Việt Nam, và cựu quân nhân người Việt, vào thời đầu thập niên 90’s khi chính phủ Hoa Kỳ từ chối không cho ông An định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình đền ơn những cựu sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Chương trình này cho phép các cựu sĩ quan quân lực VNCH được di cư sang Hoa Kỳ do sự trung thành của họ.
 

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã từ chối không cho ông An sang định cư với lý do ông “ở tù trong trại cải tạo” chưa đủ số năm theo qui định của chương trình định cư. Lý do là vì kẻ bắt giam ông cho rằng ông “vô dụng”, không có đủ hai cánh tay, chúng đuổi ông về nhà sau chín tuần giam giữ ông.

Chiếu theo qui định của chương trình dành cho các cựu tù nhân chính trị, người ta không màng đến sự kiện ông An trong vai trò một phi công trực thăng từng được nhận Huy Chương Anh Dũng của Hoa Kỳ: US Distinguished Flying Cross khi ông liều mạng vào rừng sâu ở nước Lào, nơi có đầy kẻ địch ở dưới đất bắn sẻ lên, để cứu thoát bốn người lính Mỹ. Trong chuyến bay anh dũng sau đó, ông An bị cụt mất hai cánh tay.

Cuối cùng chính Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Clinton đã can thiệp đem ông An và cô con gái sang định cư ở Vùng Vịnh vào tháng Giêng năm 1994, tổ chức buổi tiếp rước long trọng đón vị anh hùng ở Căn Cứ Không Quân Travis. Nhưng phải mất nhiều năm các quan chức chính phủ mới tìm ra phương cách giúp ông An trở thành thường trú nhân Hoa Kỳ. Sự đợi chờ của ông chỉ chấm dứt vào năm 1997 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua một dự luật riêng do bà Dân Biểu Lofgren đệ trình. Dự luật này đặc cách trao cho ông An quốc tịch Hoa Kỳ không cần phải đợi chờ năm năm như thường lệ.

 

Bà Dân biểu Zoe Lofgren kể cho chúng tôi nghe: “Hiện nay trong nước chúng ta đang có cuộc thảo luận về việc nhận người tị nạn. Đôi lúc, tôi nghe được những lời bình phẩm gay gắt như: “Chúng tôi không muốn nhận người tị nạn vào nước chúng ta nữa.”. Khi nghe được như vậy, tôi luôn luôn kể cho họ nghe câu chuyện về thành phố quê nhà của tôi, San Jose, đã trở nên phong phú nhờ có người Mỹ gốc Việt đến đây trong tư cách người tị nạn, và những người tị nạn này đã giúp chúng tôi xây dựng cộng đồng của chúng tôi trở thành nơi mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn.”.

Tình trạng kinh tế khó khăn, đàn áp về chính trị và đánh nhau với các nước láng giềng đã khiến cho gần một triệu người tị nạn trốn chạy khỏi chế độ cộng sản Việt Nam sau chiến tranh. Hàng trăm ngàn người đã đến Hoa Kỳ sau một thời gian tạm trú ở các trại tị nạn trong vùng Đông Nam Á.

Phúc trình năm 2016 của Viện Nghiên Cứu về Chính sách Di Dân- Migration Policy Institute, hiện nay có khoảng 100,000 người di dân Việt Nam sống tại các thành phố San Jose, Sunnyvale và Santa Clara. Theo tài liệu của của một tổ chức nghiên cứu, trụ sở ở Hoa Thịnh Đốn, từ năm 2010 đến năm 2014, cứ ba người Việt di dân là có một người sống tại một trong ba địa điểm ở Hoa Kỳ: San Jose, Los Angeles và Houston.

 

Buổi Dạ tiệc hôm thứ Bảy được tổ chức tại khu vườn phía trước Viện Bảo Tàng, nơi đây trưng bầy quanh bàn ăn, nhiều tấm hình phóng lớn người tị nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ bằng những chiếc thuyền mong manh. Những tấm hình đó thường được trưng bầy bên trong Viện Bảo Tàng.

 

Bà Salle Hayden, từng làm việc ở IRCC trong nhiều năm kể cho chúng tôi nghe rằng ông Vũ là người có ý kiến cho rằng ông phải để lại một di sản cho con, cho cháu, cho chắt của ông biết vì sao có người Việt ở đây..

 

Bà Hayden nói thêm: “Ông ấy bắt đầu sưu tầm đủ mọi thứ, có lẽ ngay từ ngày đầu ông mới đến đây. Ông đi ra chợ trời, đi đến nơi bán đồ cũ như garage sales, và thu lượm, mua lại những vật này bằng tiền túi riêng của ông, với ý kiến đó, ông cần tìm một địa điểm trưng bầy những vật sưu tầm này để mọi người hiểu được người Việt trước đây sinh sống ra sao, và họ là ai mà lại có mặt ở đây.”.        


                                                                              

       blank  News blank

   San Jose Vietnamese organization marks 40th anniversary

Tatiana Sanchez/Bay Area News Group
Santa
Clara County Supervisors Dave Cortese and Cindy Chavez recognized the Immigrant Resettlement and Cultural Center during its 40th Anniversary gala Saturday. Executive Director Loc Vu, pictured left, received the recognition.
 blank
SAN JOSE — When the Immigrant Resettlement and Cultural Center was founded in San Jose in 1976, Executive Director Loc Vu set out to provide a panoply of educational and social services to the thousands of Vietnamese refugees who were streaming into Northern California to escape the aftermath of the Vietnam War.In the four decades since its inception, the nonprofit has assisted an estimated 30,000 immigrant families from all over the world, many of them refugees.The organization marked the milestone Saturday with a gala and fundraiser at San Jose’s History Park. The event also marked the 10th anniversary of the agency’s Museum of the Boat People and the Republic of Vietnam, believed to be the only museum in the world showcasing the Vietnamese diaspora. The museum includes art and memorabilia collected over several decades.Vu set out to build the museum in 2006 as a way to preserve Vietnam’s culture and history for future generations of Americans.
 
“We have a 4,000-year history, but we didn’t have anything to show people,” he said.The gala — which brought together about 400 community leaders and activists, politicians and members of the Armed Forces — recognized a dynamic immigrant community that has become a significant part of San Jose’s rich history and diversity.Nearly one in 10 residents is now of Vietnamese heritage.
 
And more Vietnamese people live in San Jose than any city outside of Vietnam. The Vietnamese community is widely credited with helping to revitalize East Santa Clara Street by starting popular restaurants and other businesses in the late 1970s, long before the term “downtown redevelopment” became popular in San Jose.“When Saigon fell on that sad day, we opened up our doors here in San Jose to people who were lucky enough to escape,” said U.S. Rep. Zoe Lofgren, a San Jose Democrat who has interceded over the years to help numerous Vietnamese refugees. One of the most high-profile refugees was former South Vietnamese air force Maj. Nguyen Quy An, whose case became a cause celebre among Vietnamese-Americans and Vietnam veterans in the early ’90s after the U.S. government denied An entry into a program aimed at rewarding former South Vietnamese officers for their loyalty by allowing them to immigrate to the United States.U.S. State Department officials had ruled that An didn’t spend enough time in a “re-education” camp to qualify for the program. The reason was that his captors had deemed him “useless” because he lacked arms and threw him out after nine weeks. Under rules of the program for former political prisoners, it didn’t matter that An, a helicopter pilot, had won a U.S. Distinguished Flying Cross after risking his life to save the lives of four American soldiers in a sniper-filled Laotian jungle — or that  An had lost his arms in a subsequent mission.The Clinton White House eventually interceded and brought An and his daughter to the Bay Area in January 1994 for a hero’s welcome at Travis Air Force Base. But it took years for government officials to figure out a way to make An a permanent U.S. resident. His wait ended after Congress in 1997 passed a private bill by Lofgren that granted An citizenship without the usual five-year wait.“We have a discussion in our country right now about refugees. Sometimes in Washington I hear these harsh comments,  ‘We don’t want refugees in our country.’ And when I hear that, I always tell the story of my hometown San Jose and how enriched we are by Vietnamese-Americans who came here as refugees and helped build our community to be a stronger, better place.”Dire economic conditions, political repression and conflicts with neighboring countries caused nearly 1 million refugees to flee communist Vietnam after the war. Hundreds of thousands came to the U.S. after spending time in Southeast Asian refugee camps.
 
Today there are an estimated 100,000 Vietnamese immigrants in the cities of San Jose, Sunnyvale and Santa Clara, according to a 2016 report by the Migration Policy Institute. From 2010 to 2014, one in three Vietnamese immigrants lived in one of three U.S. places — San Jose, the greater Los Angeles area and Houston — according to the Washington, D.C.-based think tank.Saturday’s event was held on the museum’s front lawn, where enlarged photos of Vietnamese refugees, some arriving in the U.S. on rickety boats, surrounded dinner tables. The photos are usually on display inside the museum.Vu “got this idea that he needed to leave a legacy, to let the kids and the grandkids and the great-grandkids know why the Vietnamese are here,” said Salle Hayden, who worked for the Immigrant Resettlement and Cultural Center for several years.Added Hayden:
“He started collecting things, probably from the time that he came here. Going to flea markets, going to garage sales and picking up things with his own money, with this idea that he needed a place to display these things so that people would understand what the Vietnamese people used to be and who they are here.”

 blank

           

oOo

 GHI CHÚ:

Cuối tuần vừa qua, nhân dịp IRCC kỷ niệm 40 năm và ghi dấu Việt Museum 10 năm, báo San Jose Mercury News có đăng bái tường thuật. Xin quý thân hữu xem bản dịch của Minh Tâm và nguyên văn bài báo đính kèm...

 

Bài báo có đề cập đến bà dân biểu San Jose là Zoe Lofgren. Mở trang điện toán ghi danh bà dân biểu Zoe là chúng ta thấy hàng trăm bài viết bằng cả hai ngôn ngữ Mỹ Việt về thành tích của nhà tranh đấu nổi tiếng trong nghị trường.

 

Nhân dịp này chúng tôi xin đặc biệt loan báo bà Zoe Lofgren sẽ có kỳ họp mặt và gây quỹ rất tượng trưng hàng năm. Lần nầy tổ chức ngay tại San Jose History Park trên đường Senter với chi tiết như sau. Vào lúc giờ 12 trưa ngày thứ bẩy 17 tháng 9 năm 2016. Chương trình họp mặt này thường rất đơn giản và thân mật. Cá nhân góp $50 đồng và quý vị cao niên chỉ đóng $35.Tham dự buổi ăn trưa Picnic. Chúng tôi tha thiết kêu gọi các đoàn thể đấu tranh và xã hội. Các gia đình và cá nhân đã từng được bà hết lòng giúp đỡ trong nhiều năm qua vui lòng tham dự và thông báo cho thân hữu cùng tham dự. Xin lưu ý đi vào cổng chính trên đường Phelan ngay góc Senter.

 

 

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393




.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chất phóng xạ theo định nghĩa được chia làm hai loại: phóng xạ ion hóa và phóng xạ không ion hóa. Phóng xạ không ion hóa đến từ các dạng như ánh sáng, các làn sóng điện radio hay radar
Bài báo của phóng viên Martin Wisckol ghi nhận là năm 2000 chỉ có một vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam. Vậy mà bây giờ có tới 10 dân cử gó6c Việt, trong đó 4 người mới thắng cử
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.