Hôm nay,  

Hiến Pháp Mới 2016 Của Thái Lan

10/08/201600:00:00(Xem: 3352)

Đây là hiến pháp thứ 21 từ khi Thái Lan thành lập chế độ quân chủ lập hiến năm 1932 đến nay. Nó được trưng cầu dân ý và thông qua hôm Chủ Nhật 7/8/2016 với 61.4% đồng ý (bit.ly/2b9wLKz). Câu hỏi thứ nhì về việc Thuợng Viện do hội đồng quân nhân (Junta) bổ nhiệm chỉ được 57.1% đồng ý. Tỷ lệ đi bầu khoảng 55%, thấp hơn so với mục tiêu 80% dự kiến (BBC 7/8/16).

Trước ngày bỏ phiếu, các cựu thủ tướng của cả hai đảng lớn là Dân Chủ và Pheu Thai như Abhisit Vejjajiva, Thaksin, và Yingluck, đều chỉ trích dự thảo hiến pháp là phản dân chủ. Tuy nhiên, sau khi bỏ phiếu, cả hai đảng đều có vẻ chấp nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.

Kết quả cho thấy cử tri ở thủ đô và vùng trung tâm ủng hộ, trong khi hầu hết các nơi khác thì không ủng hộ (nyti.ms/2aHxJhk).

Đa số các chính trị gia cũng muốn nhanh chóng được trở lại sinh hoạt chính trị dân sự bình thường dù hiến pháp có những hạn chế, tương tự như sau khi đảo chánh Thaksin 2006, hiến pháp thiếu dân chủ 2007 do quân đội thảo ra được thông qua khoảng 58%, nhưng cũng đã đưa phía thân Thaksin lên nắm chính quyền.

Dù cử tri đã thông qua bản hiến pháp, nhưng cuộc trưng cầu dân ý này đã bị mang tai tiếng trong thời gian trước khi bỏ phiếu, do Junta thẳng tay đàn áp cuộc vận động để bỏ phiếu "chống" dự thảo của phe không muốn hiến pháp được thông qua. Junta hạn chế quyền tự do bày tỏ, áp đặt luật Trưng Cầu Dân Ý hết sức khắc khe với mức phạt lên đến 10 năm tù nếu thông dịch sai bản dự thảo, hay chỉ trích nội dung, hay cản trở bỏ phiếu, mà theo Human Rights Watch, đã có ít nhất 120 người bị bắt. Hồi tháng 6/2016 Liên Hiệp Quốc cũng đã quan ngại và lên tiếng. Junta cấm nhóm "Áo Đỏ" thân đảng Pheu Thai thiết lập các trạm thăm dò gian lận bầu cử ở các nơi.

Junta cho rằng các điều khoản mới của hiến pháp sẽ làm cho đảo chính quân sự không còn cần thiết nữa trong tương lai, cũng như có những điều khoản cho một loạt các cải cách sâu rộng về kinh tế, tư pháp và chính trị.

Nhưng mục tiêu thực sự và cốt lõi của nó là quân đội tham gia sâu sắc vào chính trị, giữ vai trò trọng tài cuối cùng của quyền lực, cũng như quyết định các giải pháp khi tình trạng bất ổn chính trị (gần như có tính chu kỳ) xảy ra, mà nó thường dẫn đến bạo lực hay làm tê liệt đất nước.

Các điều khoản mới được thiết kế để mạnh mẽ ngăn chận các phong trào quần chúng, như phong trào của cựu Thủ tướng Thaksin vừa qua.

Các điều khoản mới cũng bao gồm việc tạo ra cơ chế cho việc bổ nhiệm thủ tướng không do dân bầu, và tăng cường khả năng của cơ quan tư pháp để can thiệp những khi bất ổn.

Ngoài ra, hiến pháp giúp các ứng cử viên độc lập dễ dàng ra tranh cử hơn trong các cuộc bầu cử, hạn chế khả năng của các đảng cầm quyền trong việc ban phát chức vụ, và quy định giai đoạn chuyển tiếp từ 3 đến 5 năm sau kỳ bầu cử đầu tiên (dự trù 2017) quân đội có quyền phủ quyết chính quyền dân cử.

Tranh cãi lớn nhất là các điều khoản về việc Thượng viện sẽ hoàn toàn được bổ nhiệm, cho phép định chế này ngăn chặn các dự luật được hạ viện do dân cử đưa lên.

Tất cả những yếu tố này nhằm mục đích làm suy yếu các liên minh cầm quyền, làm cho chính quyền dễ bị thao túng bởi các quyền lực truyền thống (quân vương, quân đội), do đó nó ngăn cản những đảng lớn như Pheu Thai của ông Thaksin thống lãnh quốc hội.

Bằng cách tăng cường quyền lực cho các nhà kỹ trị không do dân bầu, Junta hy vọng nó sẽ ổn định môi trường lập sách, tạo dễ dàng cho các kế hoạch cải cách kinh tế dài hạn để không bị tổn thương khi thay đổi chính phủ.

Và bằng cách tự cho mình (Junta) và cơ quan tư pháp những sự kiểm soát mạnh mẽ hơn lên chính phủ, Junta nghĩ rằng sự can thiệp thẳng thừng và mạnh bạo của quân đội, tức đảo chánh, sẽ không còn cần thiết nữa.

Với sự thông qua hiến pháp, nhiều nhà quan sát cho rằng tiến trình chuyển đổi trở về sự lãnh đạo dân sự có thể sẽ êm thắm hơn trước.

Các chính trị gia chống Thaksin (Áo Vàng) dù không bằng lòng bản hiến pháp nhưng vẫn sẽ tham gia vào hệ thống mới này, âm thầm cám ơn điều hứa hẹn của nó là đập vỡ sự thống lãnh của Thaksin.

Bên Thaksin cũng vậy, sẽ âm thầm chấp nhận kết quả. Mặc dù ông ta phản đối bản hiến pháp, và các điều khoản trói buộc nhắm vào việc kềm chế không cho đảng ông tiến tới một chính quyền dân cử mà ông ngầm kiểm soát, nhưng nó sẽ cung cấp cơ hội tốt nhất để tạo lại cảnh quan chính trị có lợi cho ông.


Nhưng liệu hiến pháp mới sẽ thành công trong việc ổn định Thái Lan trong lâu dài hay không thì không thể nào biết chắc được (Bit.ly/2b9lp5I).

Lợi dụng nhà vua Bhuminol 88 tuổi sắp băng hà, Junta thao túng hoàng cung. Thái tử Vajiralongkorn là nguời không được lòng dân, khi trẻ là playboy, tính khí thất thường, thậm chí thiếu suy nghĩ và tàn bạo và Junta đang muốn kiểm soát tiến trình kế vị ngôi vua. Thái tử được coi là có quan hệ với cựu Thủ tướng Thaksin, Junta sợ rằng sau khi lên ngôi, Thái tử sẽ khôi phục danh dự cho Thaksin và cho ông trở về nước. Cho nên, theo RFI, dường như đã có thỏa thuận giữa quân đội và Thái tử, theo đó Quân đội cho phép Thái tử lên kế vị ngôi báu, không gây rắc rối cho Thái tử. Đổi lại thì Thái tử phải thanh lọc hàng ngũ những người thân, đặc biệt là tham nhũng bên phía gia đình vợ cũ. Đồng thời, Thái tử đảm bảo là sẽ không ủng hộ Thaksin trong tương lai. Cựu Vương phi Srirasmi (vợ cũ) hiện nay đã hoàn toàn bị cô lập (RFI 6/3/15).

Hoàng gia rõ ràng đang trên đà suy vi, trong khi quân đội muốn nắm thực quyền. Giai cấp ưu tú (elite) và các nhóm thế lực lợi ích lâu đời ở vùng thủ đô và vùng trung tâm (qua phong trào Áo Vàng) muốn dựa vào quân đội và đảng Dân Chủ để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của họ. Nông dân mạng bắc và đông-bắc cũng như phía nam (theo hồi giáo) thì ủng hộ phía Thaksin. Mặc dù Thái Lan có nhiều đảng, nhưng thế lưỡng đảng (với hai đảng lớn nhất, tương tự như ở Ấn Độ) đã khó khăn để hình thành đang bị quân đội làm cho suy yếu.

Thái Lan có 68 triệu dân (Việt Nam 94 triệu), diện tích 513,120 km2 gấp 3 lần tiểu bang Florida (VN 331,210 km2) với tổng sản lượng quốc gia là 395 tỷ đôla năm 2015 (VN 192 tỷ), Thái Lan là nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Thái Lan mua bán lớn nhất với TQ, 1/5 du khách đến Thái là từ TQ (4.6 triệu), đường ray cao tốc từ tây-nam của tỉnh Vân Nam qua Lào, Bangkok và Singapore đang trong tiến trình hình thành, một dự án thời đại khác là kinh đào Kra dài 44 km (28 dặm) xuyên qua bán đảo Thái-Mã với kinh phí 28 tỷ đôla mà Việt Nam đón gió bằng cách xây hải cảng ở Phú Quốc (Economist 19/9/2015). Với Junta thao túng quyền lực, ông Robert Kaplan cho rằng Thái Lan "đang ngày càng mờ nhạt trong vai trò mỏ neo của khu vực và đối trọng cố hữu của Trung Quốc tại Đông Nam Á.

Mùa hè năm 2015, Ngoại trưởng Thái Lan, Tướng Tanasak Patimapragorn, nói công khai trong cuộc họp báo chung có mặt Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng: "Tôi mà là phụ nữ, thì tôi sẽ yêu ngài ấy thôi" (RFI 25/11/15). Nó cho thấy Junta đang nằm trong game của TQ.

Sau khi tướng Prayut Chan-ocha đảo chánh tháng 5/2014 và lên làm thủ tướng, Hoa Kỳ đã mất dần ảnh hưởng ở Thái Lan. Junta nghiêng về phía TQ và Thái là một mắt xích quan trọng trong khối ASEAN mà TQ nhắm tới để chặt, tóm thu Cam Bốt, Lào, Thái (3 nước không có tranh chấp Biển Đông và có quyền lợi kinh tế lớn với TQ) để phá chiến lược dùng khối ASEAN của HK, đồng thời cô lập và khống chế VN.

Điều mà người ta hy vọng là phong trào dân chủ của Thái Lan đã mạnh và qua những kinh nghiệm đau thương đã có một sự trưởng thành. Trong sách của ông Lý Quang Diệu "One Mans View of the World" (Thế giới quan của một con người), ông cho rằng ông Thaksin đã giúp cho dân chủ Thái Lan vượt được lên trên vương quyền cũng như quân đội, và tương lai dân chủ Thái Lan không thể bị đảo ngược.

Một trong những trở ngại lớn có lẽ là hệ thống giá trị dân chủ pháp trị chưa được tôn trọng, hay tin tưởng vào và tranh đấu cho một cách đúng mức để nó được nằm cao trên nấc thang giá trị. Báo Economist số ngày 31/5/2008 trích lời của ông bộ trưởng Jakrapob Penkair trong chính phủ của thủ tướng Samak rằng "hệ thống trung thành với đàn anh kẻ cả (patronage) dễ làm cản trở sự phát triển của đất nước, làm cho người ta mắc nợ sự trung thành với người chủ của mình thay vì với các định chế mà người ta lẽ ra phải phục vụ, làm thiệt hại nền pháp trị và khuyến khích sự nhũng lạm".

Hoàng gia càng ngày càng lu mờ, lực cản thực sự cho dân chủ là quân đội, tiến trình dân chủ ở Thái Lan tuy gập ghềnh nhưng chắc không thể nào bị đảo ngược.

Lê Minh Nguyên

9/8/2016

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.