Hôm nay,  

Lời Của Hai Tấm Hình

04/06/201600:00:00(Xem: 9505)
Người dân Việt Nam ở hai thành phố lớn đứng đầy hai bên lề đường, dưới trời mưa lớn, vẫy tay chào đón tổng thống Hoa Kỳ đi ngang qua, với những tiếng reo hò đồng thanh “Obama! Obama!”. Tên của ông tràn ngập cả trên vỉa hè, quán café, quán nhậu, … trong những ngày qua.

Hình ảnh đó quả thật là một sự bất ngờ, khó có ai có thể hình dung được người dân Việt Nam lại bày tỏ tình cảm nồng nhiệt như vậy đối với tổng thống Hoa Kỳ, một quốc gia thù địch như chế độ ra rả tuyên truyền cho tới ngày 30/04 vừa qua. Trong khi đó, chánh quyền Việt Nam dành cho quốc khách một sự đón tiếp với nghi thức tối thiểu phải có.

Về phía khách, ông Obama vẫn thản nhiên, hoàn toàn không để ý đến nghi lễ ngoại giao, vẫn thoải mái, chân tình, cười hồn nhiên, ngồi lê hàng quán, bắt tay mọi người đứng gần một cách thân thiện, … Trọng tâm thật sự của ông là muốn đo lường thái độ của người dân đối với chánh phủ huê kỳ và dân huê kỳ. Có ý kiến cho tất cả đó là sự giàn cảnh tinh vi của Holywood nhưng thực tế là đã thu hút nhơn tâm của mọi từng lớp người dân Việt nam. Ngoại trừ nhà cầm quyền bởi theo biện chứng hể cái gì dân hoan nghênh thì họ đề cao cảnh giác. Do từ nguyên lý nhà cầm quyền cộng sản là không phải của dân và vì dân.

Obama đã đi rồi

Giới cầm quyền ở Hà nội, cũng như đồng chí vàng của họ ở Bắc kinh, khi tới thăm viếng Hoa thạnh đốn hay Paris, chẳng những không được kiều bào của họ đón tiếp nồng nhiệt, mà còn bị la ó, phản đối sự thăm viếng, tố cáo những hành động dã man của chế độ ở trong nước, làm cho họ nhiều lúc đã phải ra về bằng cửa hậu.

blank
Obama và cậu bé (ảnh Pete Souza/The White House)

Trái lại, ông Obama, sau bốn ngày viếng thăm Việt nam, ra về còn để lại trong lòng người Việt nam, nhứt là tuổi trẻ, những tình cảm trân quí.

“Hỏi vì sao dân tôi mến mộ ngài
Có phải vì ngài là tổng thống
Hay vì xứ ngài đôla chất đống
Không! Chúng tôi yêu vẻ đẹp toả từ ngài.
…. Nụ cười tươi và những cái bắt tay...dệt lối chân tình
….. Mà rung động hàng triệu con tim người Việt
Ngài bàn việc đại sự bằng lời chân thành tha thiết
Chẳng buộc tội ai...nhưng bao kẻ phải cúi đầu.” ….(Thơ của Thương Hoài )

Và người phụ nữ Phượng Trần bị sự chơn tình của khách đã làm cho trái tim của bà rung động sâu xa:

“…Em như đang trong mơ
Khi nghe Anh nói đến
Nam Quốc Sơn Hà ấy
Chỉ có Nam Đế cư
Anh muốn nói gì ư?
Dẹp dã tâm Khựa nhé!
Anh ơi lời Anh khẽ
Chạm đến triệu lòng dân!”… (Thơ của Phượng Trần)

Và cả chơn dung của ông cũng được sinh viên hội họa tự ý thực hiện với lời ghi chú đầy thiết tha quí mến.

Obama và tấm hình ở Tòa Bạch ốc

Ông Obama có gốc gác từ một gia đình da màu nghèo, cha mẹ xa nhau, thuở nhỏ từng sống ở Nam dương, một xứ đông nam á kém mở mang, tức ý muốn nói ông thuộc thành phần xã hội không lấy gì làm khá hơn đám cộng sản lãnh đạo ở Hà nội nhưng ông lại hoàn toàn không cùng bản chất với họ. Nhờ hấp thụ môt nền giáo dục nhân bản, khai phóng, tự do.

Chính giáo dục đào tạo con người. Nhìn tấm hình dưới đây để hiểu tại sao ông Obama qua Việt nam lần đầu tiên mà được dân chúng dành cho ông những tình cảm quí trọng sâu xa như vậy. Thực tế này là phản ứng nghịch lý của những điều mà dân chúng tiếp thu được từ truyền thông chánh quyền. Cũng là kết quả trái chìu của sự giáo dục quần chúng về bạn và thù của chế độ.

Nhiều thập kỷ qua, Nhà Trắng treo rất nhiều ảnh chụp các đời tổng thống, hoặc làm việc hoặc vui chơi. Tấm mới thay chỗ tấm cũ. Nhưng tấm ảnh này chụp Tổng thống Barack Obama đã yên vị suốt 3 năm qua, không bị tháo xuống.

Bé trai trong ảnh là Jacob Philadelphia, sống ở Columbia, bang Maryland. Khi chụp tấm ảnh này vào tháng 5 của ba năm trước, Jacob mới 5 tuổi. Lúc đó, cha cậu là ông Carlton Philadelphia, một cựu lính thủy, rời Nhà Trắng sau hai năm làm việc trong Hội đồng An ninh quốc gia. Như nhiều nhân viên khác, ông Philadelphia cũng đề nghị tổng thống chụp ảnh cùng gia đình ông trước khi ra đi.

Ảnh chụp xong, gia đình Philadelphia sắp giã từ thì ông Carlton nói với ông Obama rằng hai con trai của ông có hai câu hỏi tổng thống, mỗi đứa một câu.

Jacob nói trước: “ Cháu muốn biết tóc cháu có giống tóc tổng thống không? ”. Cậu bé nói nhỏ đến nỗi ông Obama phải bảo nhắc lại. Sau khi nghe rõ, ông Obama trả lời: “ Sao cháu không sờ thử đi, xem có giống tóc cháu không ”? Rồi Obama hạ thấp đầu ngang tầm với của Jacob. Cậu bé ngần ngừ, tổng thống khuyến khích: “Sờ đi, anh bạn! ”.

“Cháu thấy sao? – ông Obama hỏi.

- “Dạ, cũng giống nhau”, Jacob đáp lời.

Cậu bé Isaac, nay đã 11 tuổi, thì hỏi ông Obama tại sao lại loại trừ chiến đấu cơ F-22. Ông Obama cho biết vì quá tốn kém.

blank
Đỗ Mười và nhà Toán học Ngô Bảo Châu (ảnh: VietnamPlus)

Theo thông lệ có từ thời Tổng thống Gerald R. Ford, mỗi tuần các phóng viên ảnh Nhà Trắng lại chọn ảnh ấn tượng để trình bày. Tuần đó, tấm ảnh của Jacob là số một. (Theo Bằng Vy, The New York Times)

Đỗ Mười, cựu Bộ trưởng, cựu Thủ tướng và cựu Tổng Bí thư đảng cộng sản hà nội, khi tìếp thanh niên Ngô Bảo Châu vừa kết thúc Trung học với thành tích hoc tập xuất sắc, thể hiện rỏ thái độ câm thù những người có học và học giỏi. Theo quan điểm của ông thì chính cách mạnh mới nâng cao con người chớ không gì khác hơn hết cả. Quan điểm này phát xuất từ bản thân của ông và từ quá trình học tập giáo lý của người cách mạng.

Đỗ Mười tên thiệt là Nguyễn Cống, người làng Đông Phủ, gọi quen thuộc là làng Nhót, Thanh Trì, Hà Đông. Giáo sư Đại Học Khoa học Sài gòn, ông Nguyễn Trọng Ba, nhỏ hơn Nguyễn Cống vài tuổi, cùng làng nên quen bìết Nguyễn Cống và kể chuyện lại (Bảo Giang). Cụ Tiên chỉ là thân sanh của Giáo sư Ba, có mở lớp chống mù chữ miển phí dành cho trẻ trong làng. Thù lao thầy giáo do sự đóng góp vì lòng hảo tâm của viên chức và những nhà có tiền trong làng. Nhờ đó Nguyễn Cống tới học được ít lâu.

Người được làng mời dạy học là thầy giáo Dư. Vốn đã được bổ làm giáo học, Dư hoạt động cho Việt Minh, bị bắt, sau hơn một năm tù, được tha và trở về làng Nhót, không có công ăn việc làm.

Dư được đề nghị lãnh dạy trẻ con nhà nghèo, với thù lao khiêm tốn của dân làng đóng góp nhưng với điều kiện không được hoạt động và tuyên truyền cho Việt Minh nữa.

Vài năm sau, Cống đã biết đọc, biết viết và có thể làm được những bài toán cộng, toán trừ đơn giản. Khi ấy, mẹ Cống ngửa mặt lên trời: trước là cám ơn Trời Phật, sau là cám ơn các viên chức làng đã cho bà một niềm vui ngoài sự ước mong của bà.

Cũng từ dạo ấy, bà không bao giờ ngớt lời khuyên Cống phải biết ơn, phải giữ lễ nghĩa đối với những người đã ban ơn cho gia đình nó. Và bà cũng tính đến việc, vì Cống đã biết làm toán cộng toán trừ, sẽ mua chịu phần thịt thặng dư và lòng lợn của bà phó Hồi để mẹ con bà gánh đi bán, thay vì tiếp tục gánh thuê bán mướn như trước giờ.

Phần Cống, từ ngày được đi học, nó vẫn không thấy thiết tha việc học. Tuy nhiên, nó cảm thấy cũng dễ chịu phần nào vì được ra khỏi nhà trong những giờ giấc nhứt định mà mẹ không thể la mắng nó. Hơn nữa, nó nhờ những con số cộng trừ giúp mẹ trong việc bán thịt như một lá bùa cho phép nó tự do rong chơi với bè bạn, và mặc tình đi sớm, về trễ.

Riêng thầy giáo Dư, tuy đã có lời cam kết với viên chức trong làng là sẽ chuyên tâm dạy dỗ cho lũ trẻ thoát nạn mù chữ, nhưng cứ mỗi khi nhìn thấy thầy thông, thầy phán hoặc các viên chức và những nhà phú hộ trong làng là uất khí hận thù giai cấp vụt bốc lên nghẹn cổ. Do đó, thay vì dạy cho trẻ chữ nghĩa, lễ phép, Dư lại lén tuyên truyền Việt Minh cho chúng. Đám trẻ được Dư sớm nhồi sọ lòng thù hận, dạy dùng mã tấu để giành lấy phần cơm ăn áo mặc từ những người có chút ăn, chút để ngay trong làng.

Học được những điều mới mẻ này, Cống như mở bừng con mắt. Trí nó linh động nghĩ đến ngày đi làm Việt Minh, với mã tấu trong tay. Quả thật, chỉ ít lâu sau đó, nó liền hăng hái đứng dậy, đi theo bọn thằng Chân, thằng Khắc, cùng bỏ học, đi làm cách mạng dưới sự dìu dắt của thầy Dư.

Trong khi ấy, bà đậu Tiến, tức mẹ của Cống, lại không thể hiểu và cũng không bao giờ biết cậu con trai của mình đang nuôi dưởng giấc mơ đi làm cách mạng. Bà nghĩ đến việc phải cưới vợ cho Cống. Bà chọn được một người con gái trong làng, báo tin cho mừng cho con. Nghe qua, Cống chẳng vui và cũng chẳng buồn. Nó chỉ muốn bỏ nhà đi theo Việt Minh. Nhưng chưa đi được nên đành tạm nghe lời khuyên của mẹ. Cưới vợ xong, Nguyễn Cống giữ lấy một phản thịt heo trong chợ cho mẹ. Nhơn đi tìm heo mua đem về làm thịt, Cống lảnh luôn thiến heo. Thiến con nào chết, Cống mua đem về làm thịt cho mẹ bán. Lúc nào không có heo, Cống đi lãnh sửa ống khóa và cửa nhà cho người trong làng. Giá cả do Cống đề nghị. Nhưng sau này, khi thật sự cán bộ đảng viên, Cống thường lấy bản thân minh chứng giới lao động bị tư bản, cường hào bốc lột!

Một hôm, vợ Cống hớt hãi để đôi quang gánh xuống trước cửa, chạy bay vào trong nhà báo tin cho bà đậu Tiến:

- U ơi! thầy thông Ký chết rồi! Tất cả mọi người ở chợ đều chuyền tai, bảo nhau rằng chồng của con và đám thằng Khắc, thằng Chân, đã giết ông ấy! Anh Cống đã bỏ đi từ nửa đêm... Lợn thì đêm qua không mổ.

Nhờ thành tích giết “cường hào” trong làng, Cống được sớm kết nạp vào đảng. Và đời Cống cũng phất lên từ đây, dưới tên Đỗ Mười.

Hai tấm hình, mỗi tấm có lời nói của nó. Người nghe hiều chắc không khác nhau lắm.

Nguyễn Thị Cỏ May

Ý kiến bạn đọc
15/06/201603:45:58
Khách
Xem đến chữ "BANG GIAO HỮU NGHỊ, TÔN TRỌNG LỢI ÍCH CỦA NHAU thì Chính phủ và nhân dân đều nồng nhiệt hoanh nghênh " mình bật cười chảy nước mắt không nhịn được làm con cháu cả nhà xúm xít theo hỏi. Cảm ơn tg Van Lam nha! Xin thưa theo tg đóng góp thế nào khi CS còn toàn quyền cai trị? Ông/ bà đang CÔNG TÁC đóng góp?
08/06/201616:10:49
Khách
Hồi âm Van Lam - Viết rất đúng là dân tộc VN luôn Nhân Hậu và Giầu Lòng Vị Tha nhưng cố tình không viết rằng chỉ có dân Vẹm luôn Độc Ác và Giầu Thủ Đoạn để giết hại Đồng Bào của mình.

Không riêng gì tác giả bài này mà còn nhiều tác giả khác và độc giả của VB luôn cố gắng đóng góp thiết thực bằng cách viết để nói lên sự thật về chế độ CS Độc Tài, Tàn Bạo, Dốt, Ngu, Hèn, Tham Nhũng, phung phí Tài Nguyên và Nhân Lực của Tổ Quốc chỉ để bảo tồn cái xác thối, Không Hồn và Hôi Hám, đang nằm chình ình ở Ba Đình.

P.S: Ngay đầu ngõ nhà mình có nhà hàng ăn thuộc hạng Sang Trọng đang cần gấp một "Thợ Lặn"(chữ dùng của BS Thú Y Nguyễn thượng Chánh để chỉ công việc rửa chén bát) không cần kinh nghiệm, lương thấp, có bảo hiểm sức khỏe, được nghỉ hè hai tuần có trả lương, Van Lam nên đóng góp thiết thực bằng cách nộp đơn làm công việc này hơn là viết lách để phá làng phá xóm.
05/06/201602:30:22
Khách
Tầm hiểu biết về chính trị còn phiến diện. Nên nhớ dân Việt Nam từ cổ chí kim luôn nhân hậu, giầu lòng vị tha; Pháp, Nhật, Tàu gây bao nhiêu đau khổ, chết chóc cho dân mình, nhưng khi họ ăn năn, quay lại đặt quan hệ bang giao hữu nghi, tôn trọng lợi ích của nhau thì Chính phủ và nhân dân đều nồng nhiệt hoan nghênh. Đối với Mỹ cũng vậy, mặc dù ai cũng biết Chính phủ Mỹ không làm bất cứ việc gì khi không có lợi cho họ, tiêu chuẩn ngoại giao của họ là tiêu chuẩn kép. Tác giả có nhiệt huyết thì nên có đóng góp thiết thực xây dựng nước nhà, còn đăng tải bằng các nhận định cá nhân phiến diện chỉ vô ích mà thôi .
04/06/201622:07:56
Khách
Còn nhớ khi vừa mới mất nước VNCH, Đỗ Mười tiếp lãnh đạo nước ngoài, trong khi gnười ta mặc áo vest cà vạt ngồi chờ. Đồng chí ta từ trong đi ra mặc áo sơ mi không ủi, bỏ ra ngoài quần tay xắn ống thấp ống cao. Hình chiếu trên TV không biết có báo chí nào chụp được không. Nếu có thì quí lắm vì nó tiêu biểu cho sự bình dân, gần gũi với dân bần cố nông, lao động!
04/06/201615:39:17
Khách
Tổng thống xứ tự do dân cử đến VN trong thời điểm mà 80-90% dân chúng đang , khổ đau ngao ngán chế độ cs thì cảm tình và sự đón tiếp nồng nhiệt là chuyện ắt có như một qui luật chứ không lấy gì làm ngạc nhiên. Giả sửVN vẩn còn VNCH thì nhất định không có những cảm xúc này,
Bài thơ của Thương Hoài diễn tả cảm xúc nồng nhiệt chân thành dễ mến đáng yêu nhưng tiếc thay lạicũng có thể làm cho người ta thấy khó chịu vì rơi vào trường hợp tâng bốc cá nhân tương tự những bài ca tụng HCM mà các em phải tụng suốt thời thơ ấu! , trong khi đất nước tự do có cả hàng triệu triệu người như thế! Phải nói hầu hết cán chính ở HK đều như thế.
Âu cũng vì ai mà nên nỗi!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.