Hôm nay,  

Bụi Thu Mờ

19/11/201518:02:00(Xem: 5032)


 
blank
 .
Những buổi sáng cuối thu sao mà đầy sương. Con đường trắng như một dòng sữa chảy, trôi bồng bềnh trong làn sương mờ đục chẳng thấy rõ mặt người bên kia vỉa hè. Lắm khi thấy mình trôi đi trên hai chân khiu khẳng. Nơi đây không gần một bến sông, không gần một mặt hồ, mà sao sương phủ! có lẽ hàng cây sồi lâu năm ​ph​ủ trùm nhiều mộng ướ​t​ ủ dột nên sáng thu về mờ đục như sương. Ngày không biết lên bao giờ vì nắng vừa le lói đã chết ​yểu ​sau những áng mây trắng đục..
Em có còn ngồi đó để nhớ có một thời linh hồn tôi vẽ chân dung: Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn / mà mùa thu dài lắm ở chung quanh(Nguyên sa) Tóc em ngày đó dài lắm, bàn tay tôi lùa trong vùng tóc rối, đã mấy lần không tìm được lối ra. Để tình ấy đậu lại ở đường ngôi rẽ phân vân. Và ước đẫm môi tôi​,​ nụ hôn tóc thơm mùi cỏ nội cùng sương mai. Tóc ngắn mà mùa thu thì quá dài. Phải chăng không tha thiết gì một mùa thu úa bất hạnh, mà thầm trách cho một mùa thu ​dài ​lê thê?  
Ngày ấy cũng quanh mấy ngã đường thành nội u trầm. Sáng mùa thu không trong xanh mà mơ màng​. Như thành phố còn ngái ngủ, chưa kịp rửa mặt, nhìn cái gì cũng mờ mờ. Những con sâu đo buông mình từ trên hàng cây bàng lá đỏ. Cứ đong đưa làm hoảng hốt những bước chân học trò. Ngày ấy cũng sương khói như hôm nay tù mù quanh bờ hồ ven thành cổ. Chẳng biết là sương muối từ dưới mặt hồ sen bốc lên hay từ các đám mây thấp như tầm tay với, những đám mây mọng nước chạm trên đỉnh đèo rồi tan ra ngàn ngàn giọt sương nhỏ, rơi xuống nội thành rồi cứ lửng lơ. Những tưởng nội thành ​là ​nhiều sương. Đi ra thành, qua sông về ​Đ​ập ​Đ​á lại thấy sương càng nhiều hơn. Con sông Hương giờ như mái tóc nàng con gái, chợt bạc trắng sau một đêm trằn trọc mơ chồng. Chiếc cầu Tràng Tiền như chiếc lược ngà, cài hờ hửng những bước chân bồng bềnh lãng du về bên ni bên nớ. Cũng mù sương khắp chốn, bàng bạc trong hồn. .
Bên kia Thôn Vỹ, nắng không lên trên hàng cau, vườn ai lá thu không còn xanh biếc, sương khói cứ theo sông nước ​mà ​đắn đo để nhân ảnh mịt mờ xa xăm. Sương mù như thế thì làm sao thấy rõ được người, nên cảm nỗi nhớ người cứ la đà như sương...Ôi! cái mảnh đất thần kinh sao mà đẹp, mà buồn. Đẹp vì sông nước l​ả​ng đãng vào thu như tranh thủy mặc. Buồn vì sương mù nhiều​ lắm​​. Bởi một nắng mà hai sương​: sương sớm và sương khuya. Trong hai sương đó luôn phủ xuống trên vai gầy của em ​những​ nhọc nhằn cơm áo.     
Chạnh nhớ câu chuyện xưa của một Tô Đông Pha tài hoa mệnh bạc. Tuổi trung niên mà sớm mang kiếp lưu đày biếm trích. Đi từ nội địa kinh kỳ ra tới đảo hoang, đi từ khi 45 tuổi tóc hai màu tiêu muối hư phù, lúc tuổi đời chuẩn bị bước về những năm tháng nhàn hạ hưu trí. Đi biền biệt đến năm 66 tuổi tóc trắng như lau mới trở lại cố quận phai màu. Lúc ấy cũng vào mùa thu. Mùa thu và tóc trắng.
​.​
Hai thứ tóc, người đi ngoài bảy ngàn dặm​.​
Một thân côi, thác đổ xuống mười tám thác ghềnh​.​

Đi đày đọa cuộc lao viễn mộn​g​​. Lúc thăng lúc trầm​;​ lúc ngồi ghế quan quyền cao​,​ tay cầm cọ nét trúc phong trần tiêu sái​;​ lúc làm nông dân cày cuốc nhà tranh vách đất mà đức trọng xao xác những vần thơ. Miên man một dòng thơ ngút ngàn trong cuộc lữ đọa đày​.​ Tuệ Sĩ gọi là phương trời viễn mộng. Những lao viễn mộng tù đày trên thân xác của tuổi chớm già, khi gió heo may nhè nhẹ về mà bạo tàn như bão lốc. Nhưng trong lòng, thơ vẫn phiêu lãng một cuộc lữ bạt ngàn. Thơ lúc ấy là cứu rỗi. Thơ lúc đó là nghiệp chướng đam mê. Cứ đeo đẳng mộng đời, hay mộng đời cứ đeo đẳng lấy thơ. Cũng như Phùng Quán đã lắm lần "vịn ​câu ​thơ mà đứng dậy". Thơ chính là chổ tựa và bám víu cuối cùng cho con người khi thân phận bị cu​ố​n phăng trên dòng lũ mệnh số hắt hiu​ bạo tàn​. 
Sương mù sáng hôm nay cũng giống như sương mù Đà Lạt. Sương đó như mây thấp ngang đầu, đi ngang qua những ngọn đồi thông ướt át, đi qua tháp chuông có con gà gáy trong mùa thu. Sương la đà quanh gót chân theo triền dốc quanh co​,​ cũng như theo cành liễu rũ ven hồ mọng nước. Mùa thu không có phấn thông vàng bay mà chỉ có phấn bụi cây bông liễu sa xuống mặt hồ. Tô Đông Pha hình như cũng có tả: 

Chi thượng liễu miên xuy hựu thiểu. Thiên nhai hà xứ vô phương thảo. 
​(​Lớp bụi phấn bông liễu trên cành, gió thổi rồi vơi dần. Ven trời hàng vạn nẻo, nơi nào không là cỏ non? Tuệ Sỹ dịch.​) 

Liễu miên là lớp bụi mỏng của bông liễu. Vô phương thảo là cỏ xanh non phương nào trong mùa thu. Thật ra Tô Đông Pha diễm phúc ngút ngàn khi trong cuộc lưu đày ấy có nàng Triêu Vân. Như người tình tri bỉ tri kỷ trong cơn hoạn nạn, ​người tình trẻ​ tuổi đời thanh xuân như cỏ non. Nàng mất khi xuân mãn 34 tuổi và lúc ấy Tô Đông Pha đà 61. Một đầu tóc xanh, một đầu tóc trắng, trong mùa thu chia tay vĩnh quyết ngàn trùng khói sương. 
Đích thực đó là lần màu quan san biệt ly mãi mãi. Người trẻ xuân nồng đi về trong đất lạnh, kẻ luống thu già mãi miết cuộc lưu vong. Quan san là quan ải núi non. Trong mùa thu chia lìa ấy lá phong đỏ vàng ngập bìa rừng. Xa xăm mây trắng quyến luyến chân núi.
.
Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong Thu đã nhuốm màu quan san. (Truyện Kiều)  
.
Ngày ấy những tráng sĩ lên đường giã biệt tình riêng, ​nhập ngũ ​nguyện vì non sông bảo vệ giặc Bắc phương, thề da ngựa bọc thây cũng vào mùa thu, trước khi mùa đông về rét buốt nơi đồn trú biên thùy. Biệt ly mà lại có sắc màu? Đó là màu quan san. Mà màu quan san như thế nào nhỉ. Đã có hương thời gian với mùi thạch thảo tim tím nhớ, thì màu quan san ắt cũng là màu sương trắng của nước mắt nhạt nhòa pha lẫn với đỏ vàng của lá chết thu phai. 
Lại quay về sương mù sáng thu nay. Trái đất có làm gì lầm lỗi với cậu bé El Nino mà mùa thu năm nay đã chớm xáo động những đổi thay không lấy gì làm vui. Sẽ lạnh lẽo và băng giá hơn lệ thường. Nghe đâu bên Luân Đôn đã dày đặc sương mù. Sương mù nhiều lắm và không đẹp như tranh của Claude Monet về sương mù bên dòng sông Thames​,​ chấm phá trên nền vải trắng những mảng cọ tung hoành. Sương ở đó dày đặc sánh đến mức người Anh gọi là "súp đậu". Dày đến mức không thể thấy bàn chân mình khi rảo bước trên phố mù căm. Thành phố ngày càng đông dân cư và xưởng máy  thì sương càng trở về mỗi năm mỗi nhiều, về rồi ở lại lâu hơn. Mùa đông tháng 12 năm 1952, Một tấm chăn màu trắng đục và dày đặc của sương mù bao trùm xuống thành phố Luân Đôn. Thành phố bao quanh bởi những ngọn đồi nhỏ, những miền đất trủng nước thấp, có con sông Thames lớn chảy qua. Mặt đất nóng bốc hơi, khí lạnh trên cao đè xuống, màn sương kết tụ là đà không lối thoát, cùng với khói bụi ô nhiễm của xe cộ, các lò sưởi than, các quặng thải li ti của nhà máy công xưởng....
Tất cả quyện đặc lại như màu một bát súp đậu là vậy. Năm đó màn sương kinh hoàng này đã ở lại 5 ngày, giết chừng 4,000 người, làm hơn 100 ngàn người đau yếu vì các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Màn sương mù này không thơ mộng và đẹp như thi ca và tranh ảnh. Hồi xa xưa hơn nữa, năm 1873 cũng ​ở Luân Đôn, ​có lần sương mù vào tháng 12, giết 273 người. Sương mù đến nỗi trong nhà hát ca kịch dù đóng kín cửa thế nhưng cũng không thể trông thấy diễn viên, chỉ nghe được tiếng hát. Gia súc và trâu bò chết vì nghẹn thở, tai nạn và tội phạm gia tăng. Tai nạn vì những vụ đụng xe ngựa hay xe tông vào cửa hàng bên phố. Những tay lãng tử say rượu và té xuống dòng sông Thames bên dưới sương mù...Tội phạm vì có những chú bé hay thanh niên làm nghề "linklighters" nghĩa là dẫn đường trong sương mù. Bằng một vài xu, chúng cầm bó đuốc dẫn lừa hành khách vào những con hẽm tối. Sương mù dày đặc ​bao ​che cho các vụ cướp bóc ngay tại gia khi mà các gia chủ còn ở trong nhà...
Mùa thu nơi tôi ở mọi năm trời ​thường vẫn ​cao mà nắng ​không ​oi nồng. Ngày và đêm thì dài bằng nhau. .
​Gió hiu hiu nhẹ nên lá úa nằm ngoan chở che mặt đất. Bầu trời trong không một hạt bụi. Nơi này không có nhiều rừng thu đầy lá phong vàng đỏ. Chỉ có lắm cây sồi và thông cedar. (Những đám rừng cedar đến mùa hè trổ bông bụi bay trong gió, mang theo những hạt phấn làm dị ứng đến sốt người, nước mắt chảy dài, khan tiếng ho đêm.) Mùa thu quanh đây vẫn ​ngai ngái​ màu xanh. Cái màu xanh evergreen của các loài cây sống mãnh liệt chịu đựng hạn hán và giá rét (c​hắc cũng​ chịu đựng như anh và em?) Riêng chỉ có một loài cây Bradford Pear thật đẹp. Tạm gọi là cây Lê Bradfort, vì trái giống trái lê, nhỏ xíu bằng ngón tay út. Ăn chua chua chát chát, nhưng lá cây thì tuyệt đẹp. Đẹp vì khi thu chín lá chuyển sang vàng rồi đỏ cam. Mùa thu dài lá th​ay màu mà​ không rụng, cứ dính vào cành ​cây, những chiếc lá vàng đỏ ​lay xoay​ như chong chóng,​ lấp lánh trong nắng thu. 
​​Những con nắng thu hiếm hoi ​lại ​đỏng đảnh sáng nay không chịu về. Chỉ có sương mù tê tái. Mùa thu nơi đây có lẽ không đẹp như em nghĩ. Chẳng có màu quan san vì mọi chuyện đã xa rồi. Em ngày đó giờ không còn tóc ngắn. Tóc râu tôi chừng cũng lấm tấm sương. Chẳng biết vì tóc điểm bạc hay sương mù. Mà ngay cả con mắt nhìn sáng nay mọi thứ trong sương cũng mờ mờ. Chẳng biết có hạt bụi nào trong mắt. Mùa thu đẫm sương làm sao có bụi! Cũng không có sợi khói nào bay để đôi mắt cay. Không có phấn thông vàng, không có rừng phong đỏ, không có cành ngô đồng và mưa bụi tháng chạp. Trầm hương cũng chưa bay vì năm chưa hết. Vậy mà mắt cứ cay.          
.
Mòn con mắt sầu đưa từ cổ độ
Bụi thu mờ ai phủi với hai tay. (Bùi Giáng) 
.
A! đúng rồi. Sương mù sáng thu này chính là bụi thu ​mờ​​ Chẳng màng tay phủi. Chẳng màng lau kính. ​Cứ để nhạt nhòa cho thu tàn. Tôi bước vào dòng đời, bồng bềnh như sương khói. Và em cũng thế, lâng lâng những gót hài. Mùa thu chắc còn dài. Sương như bụi thu mờ. Mơ phai.    .
​SB. 11.2015​
Sean Bảo
  
   


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.