Hôm nay,  

Bắc Kinh Khởi Động Chống Giáng Sinh

12/30/201400:00:00(View: 6638)

DienDanCTM

Trong thời đại ngày nay, mùa Giáng Sinh không còn là dịp lễ riêng cho người Thiên Chúa giáo nữa mà hầu như đã trở thành mùa vui mừng cuối năm cho cả nhân loại. Mỗi năm, ngày Chúa giáng sinh đánh động lại trong lòng mọi người thuộc mọi tôn giáo lòng nhân bản và hy vọng dù nhiều nơi trên thế giới vẫn còn bệnh dịch, chiến tranh, khủng bố. Đặc biệt vào thời Thế Chiến 1, vào ngày Giáng Sinh, quân đội 2 bên chiến hào tại Âu Châu bước ra bắt tay nhau và cùng "chơi bóng đá". Từ đó đến nay, rất nhiều cuộc xung đột đình chiến vài ngày để tìm lại những giờ phút an lành cho tâm hồn người lính ở ngoài tiền tuyến và dân chúng hậu phương tạm quên đi bom đạn trong ngày Giáng Sinh.

Chính vì thế mà một tin tức rất nhỏ lại tạo nhiều chú ý trong mấy ngày qua. Đó là một nhóm sinh viên chừng vài chục ngưòi ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc biểu tình hô hào tẩy chay lễ Giáng Sinh. Theo họ thì người Trung quốc không cần phải ăn mừng một ngày lễ của "ngoại bang". Ngày 24/12/2014, nhóm sinh viên này ăn bận quần áo cổ truyền của người Hán, đi tuần hành khắp các đường phố và đứng trước cửa hàng bán quà Noel để lớn tiếng phản đối. Nếu sự kiện chỉ dừng ở đó thì đã có nhiều người trên khắp thế giới, dù không đồng ý với nội dung biểu tình, vẫn có thể vui mừng về sự tiến bộ của quyền tự do ngôn luận qua sự việc này.

Tuy nhiên, khi nhìn kỹ thì hóa ra nhóm sinh viên này chỉ làm theo chỉ thị của lãnh đạo đảng tại Hồ Nam. Thật vậy, trong không khí căng thẳng toàn quốc vì tỉnh nào cũng đang có chiến dịch "đập hổ diệt ruồi" theo lệnh của Chủ tịch Tập Cận Bình, dù chỉ 3 người tụ lại ngoài đường không xin phép là đã đủ lý cớ để công an bắt giữ. Do đó, không thể có loại "sinh viên tự phát" nào dám không chỉ tụ tập tới mấy chục người mà còn hò hét phản đối rồi kêu gọi dân chúng tẩy chay Giáng Sinh. Và không chỉ công an tỉnh Hồ Nam "làm ngơ" cho nhóm biểu tình mà cả làng báo đài công cụ trên toàn quốc đồng loạt loan tin "biểu tình" này mà không thêm những câu phê phán như thường làm với các bản tin về các cuộc biểu tình của Pháp Luân Công, Tây Tạng, hay Ngô Duy Nhĩ.

Một số nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục còn cho giới ký giả ngoại quốc biết cụ thể rằng nhóm sinh viên đòi bãi bỏ ngày lễ Giáng Sinh nêu trên thuộc ban lãnh đạo Đoàn Thanh Niên Cộng sản tỉnh Hồ Nam. Đây là thí điểm biểu tình đầu tiên trước khi các kêu gọi này được cho lan ra cả nước trước mùa Giáng Sinh 2015. Đây cũng là một trong nhiều loại nỗ lực của ông Tập Cận Bình nhằm kích động tinh thần ái quốc, tinh thần dân tộc để dân chúng Trung Quốc tập trung sự ủng hộ vào ông và định hướng có tên Giấc Mộng Trung Quốc do ông đề xướng.


Để phụ hoạ với Hồ Nam, tờ Hoa Thương, báo phát hành ở tỉnh Xiểm Tây, loan tin trường Đại học Tây Bắc ở thị xã Tây An đã ra lịnh cấm sinh viên không được tổ chức tiệc mừng lễ Giáng sinh vào đêm 24 tháng 12 năm nay. Thay vào đó, nhà trường tổ chức buổi chiếu phim liên quan đến truyền thống văn hóa Trung quốc và bắt tất cả sinh viên của trường phải đến xem như một nghĩa vụ. Sinh viên nào không đến sẽ bị phạt nặng.Trong khuôn viên trường đại học này còn cho giăng các biểu ngữ đấu tranh chống lại sự bành trướng của văn hóa Âu Mỹ.

Một sự kiện khác cũng được báo đài công cụ tường thuật: Ủy ban Giáo dục thị xã Ôn Châu thuộc tỉnh Triết Giang đã gởi chỉ thị đến các trường thuộc địa bàn thị xã với nội dung cấm không cho tổ chức mừng ngày Giáng Sinh dưới mọi hình thức.

Cùng lúc, công an trên cả nước năm nay được lịnh lùng bắt các thánh lễ được cử hành lén lút để mừng Chúa giáng sinh. Báo đài Trung quốc cho biết "năm nay số người tụ tập không xin phép bị bắt tăng gấp ba so với năm ngoái".

Một hiện tượng đáng quan tâm khác là sự cho phép phục hoạt của Nhà nước đối với một số thành phần trí thức thuộc nhóm Nghĩa Hòa Đoàn -- một tổ chức bài trừ văn hóa Ki-tô giáo ở thế kỷ 20 có trụ sở trung ương ở Bắc Kinh. Nhóm này đang kêu gọi bài trừ văn hóa nước ngoài và chỉ độc tôn văn hóa Trung Hoa. Văn hóa truyền thống của người Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ, … cũng không được kể là văn hóa Trung Hoa và phải bị xóa sạch.

Và để góp phần át ngày Giáng Sinh 25/12 thêm nữa, ông Tập Cận Bình bắt đầu cho tổ chức thật lớn ngày sinh nhật của ông Mao Trạch Đông vào 26/12. Đây là một sự chuyển hướng đáng kể vì từ thời Đặng Tiểu Bình đến Hồ Cẩm Đào, nhà cầm quyền Trung Quốc cố gắng giảm bớt việc ca tụng ông Mao vì không còn có thể chối cãi con số gần 100 triệu người chết dưới tay ông. Chỉ riêng cuộc Cách mạng Văn hóa đã giết đến 30 triệu người và kế sách Bước Đại Nhảy Vọt giết đến 45 triệu người khác. Đó là chưa kể các chiến dịch cải cách ruộng đất, chống chủ nghĩa xét lại, v.v...

Các cảnh báo của giới phân tích tình hình Trung Quốc trên khắp thế giới và tại nội địa nước này đang nổi lên dồn dập: Trung Hoa đang từng bước trở lại những năm tháng hãi hùng dưới thời Mao Trạch Đông. Nhiều chỉ dấu cho thấy họ Tập đang ôm giấc mộng "Vĩ Đại Hơn Cả Mao Chủ Tịch".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.