Hôm nay,  

Lại Giáng Sinh!

11/23/201400:16:00(View: 4056)

LI  GIÁNG  SINH!

letamanh


Giáng Sinh thứ 40 lại về với những người con của mẹ Việt Nam đang lưu lạc trên khắp thế giới. Với một thời gian dài bốn mươi năm, đủ để cho người ta nhìn lại một quá khứ đầy gian truân, đầy mơ ước, đầy nghiệt ngã... Và nhìn về tương lai đầy hứa hẹn cho bản thân, gia đình và cho dân tộc Việt Nam! Tại sao ta lại nói đến một quá khứ đầy những đau thương trắc trở và nghịch lý để rồi nhìn vào tương lai đang có hướng phấn khởi mà không đề cập đến hiện tại?

Hiện tại, người Việt Nam lưu lạc trên khắp địa cầu, sau bốn mươi năm đã có một cuộc sống ổn định, con cháu thế hệ thứ hai, thứ ba đang dần dần vào giòng chính, nơi đang sinh sống. Có thể nói, Dân Tộc Việt Nam đi đến đâu đều thích hợp và hòa đồng với các quốc gia cưu mang, đã và đang trưởng thành từng bước về tất cả mọi lãnh vực, ngang bằng hay vượt trội người bản xứ! Nói như thế không có nghĩa là ta "mèo khen mèo dài đuôi", nhưng sự thật là như vậy.

Còn quá khứ, chúng ta thử thoáng nhìn lại, để có một ý niệm về thời gian, để tự nói với mình rằng: Không ngờ đã có thể vượt qua được một giai đoạn đầy gian truân ghê gớm, vì đã nhìn thấy bạn bè mình nằm xuống trong các trại tù tập trung như thế nào... Và không thể ngờ rằng mình vẫn còn hơi thở đến ngày nay trên một đất nước tự do, mà nơi đó lại không phải là quê hương chôn nhau cắt rốn của mình(?)

Tôi còn nhớ một kỷ niệm về Giáng Sinh và năm mới 1977, tại miền Bắc XHCN Việt Nam. Hồi ấy chúng tôi đang ở trong một thung lũng, bốn phía là núi cao. Chúng tôi đặt tên cho nơi nầy là: Tuyệt Tình Cốc! Nghe cái tên Tuyệt Tình Cốc, có lẽ quí vị độc giả có thể hình dung tâm trạng của những người đang ở trong đó. Đường vào Cốc là độc đạo, theo một con suối nhỏ chứ không có đường thật sự. chỉ đi theo dòng nước chảy, vượt qua các ghềnh đá mà đi. Khi vào Cốc thì bốn phía là vách núi làm trường thành bao bọc. Chim "Bắt cô trói cột" ngày đêm kêu những tiếng kêu mà người trong cuộc lúc ấy nghe như tim gan phèo phổi bị người ta đè ra tùng xẽo! Hôm đầu tiên đã có mấy tên uống thuốc tự tử...

Cái lạnh cắt da của Hoàng Liên Sơn buốt và không tài nào ngủ được với tiếng chim ngày đêm đòi "bắt và trói". Ở trại chúng tôi ở có ba con trâu tù. Gọi là trâu tù vì chúng sống với tù, làm việc dưới cây roi do tù chăn dắt "vắt, giật". Ở trong Nam người ta điều khiển trâu, cày khi qua phải qua trái bằng khẩu lệnh "thá, dí" khác với khẩu lệnh miền Bắc như trên. Không biết ba con trâu nầy ở đây từ hồi nào với tù hình sự, khi nó được bàn giao cho tù chính trị thì trông chúng đã quá thảm não, tiều tụy lắm rồi. Có lẽ chúng đói triền miên vì làm việc với tù mà không được tù dắt cho đi ăn. Làm việc theo kẻng gõ, tù nghe tiếng kẻng là bỏ trâu, mặc xác mầy trong chuồng đầy phân dơ bẩn, tao cũng đói như mầy!

Ba con trâu không biết ai đã đặt tên, khi chúng tôi được bàn giao thì tên của chúng là Nixson, Johnson, Kennedy! Khi ta gọi không đúng tên nó là nó không nghe lời, nhất định không kéo cày. Con Johnson gầy nhất và già nhất, có thể nói nó là một con vật nửa chết nửa sống đang cử động. Thân hình nó ốm tong teo. Tuy thế, nó vẫn phải làm việc hàng ngày là kéo cày!

Cuối tháng 12 năm ấy trời lạnh như cắt da, tù người mà còn muốn chết chì tù trâu vừa đói vừa không có áo quần, làm sao chịu nổi! Cho nên con Johnson chết khuya 23 tháng 12 năm 1977. Cái tin con Johnson chết làm nhiều anh em tù xúc động. Không phải xúc động vì thương nó mà là mừng rỡ quá! Có thể nói, với số tù xấp xỉ 500 mà thịt một con trâu già, Tổng Thống nước mỹ thời đó sao không vui?. Người ta đặt tên cho con trâu cày của tù bằng tên Tổng Thống nước Mỹ, mỗi khi bắt nó cày bừa, sai khiến nó , người ta đều phải gọi tên nó, ra roi vào đít nó, cằn nhằn với nó, chửi rủa nó, nếu nó không nghe lời... Ôi! Nếu các ngài Tổng Thống Hoa Kỳ thời đó mà biết mình bị ví thành con vật để hành hạ. đay nghiến, mắng mỏ nhỉ!

Thế là chúng tôi được một bữa có chất protéin. Nhưng khốn nạn cho chúng tôi là thịt của con Johnson không nuốt vào cổ họng được. Nó dai nhách, cứ nhai hoài, hít hết chất nước ngọt và mặn rồi nhai tiếp như nhai kẹo cao su. Mấy anh nhà bếp làm biếng chặt to hơn bình thường tính từng người, mỗi người một cục thịt. Tôi ngồi ăn chung với anh L. (qua Mỹ năm 1993 định cư tại Nam Cali, chết năm 2002 bệnh viêm gan). Khi tôi nhai hoài cục thịt Johnson mà không nuốt được, bèn nhả ra bỏ. Anh L. thấy thế cầm lên, bỏ vô miệng nuốt... nghẹn gần trợn trắng con mắt. May mà sau đó cục thịt cũng trôi xuống dạ dày...Đó là một kỷ niệm không thể nào quên phải không?

Noel trong tù, những ngày cùng tận ấy! Chúng tôi vẫn gõ soong muỗng, đàn hát những bài hát về Giáng sinh. Mặc dù bị cấm đoán và hăm dọa, nhưng số đông cùng đồng ca và lì ra thì chẳng có thằng "bò vàng" nào làm gì trong đêm ấy. Có chăng là những ngày sau đó chúng "mời" từng người lên "làm việc".

Mới đó mà đã bao nhiêu Giáng Sinh về. Bài hát Giáng sinh được hát đi hát lại nhiều lần cho một chu kỳ 365 ngày... Thế mà tôi lại không quên được đêm Giáng sinh ở trại Hồng Ca, Yên Bái. Giọng hát tha thiết của Trần Ngọc Phong (đang ở San Jose) với bài hát anh sáng tác. Đại khái là Chúa đã bỏ loài người, Chúa sao không đến thăm, người tù bị hành hạ đói rách như thế này... Bài ca trách móc than vãn kêu gào cả Chúa, Phật, các đấng... đã quên người tù, đã quên loài người!

Giáng Sinh 2014 và năm mới 2015 đã cận kề. Quê hương bên kia trời còn bao trăn trở. Thế kỷ 21 đã chào chúng ta đến năm thứ 15 rồi đó. Hồi chưa qua năm 2000, người ta cứ tin rằng đến năm 2000 là tận thế. Y2k với nhiều tranh cãi cũng đã qua đi, con người vẫn hiện diện và vẫn đấm đá nhau trên "từng cây số" về đủ các lãnh vực!

Thôi thì, chúng ta hãy nhìn nhau cho thật gần xem nhau có còn như ngày nào của quá khứ! Hay đã trở cờ đón gió, hay đã "có đó quên đăng, có lê quên lưu có trăng quên đèn..." Như lời thơ Nguyễn Đình Chiểu! Một năm nữa trôi qua, một năm mới "tiếp quản".

Hãy xin cho nhau những trân quí của tình quê hương, tình bạn bè và xin bỏ con dao găm đang cầm bên tay kia xuống đất!

 

 

lêanhdũng
 

  

 


.
,

Reader's Comment
11/24/201402:27:20
Guest
Tựa đề của tác giả mang ý nghĩa thiếu tôn trọng.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau 35 năm Đổi mới (1986-2021), đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã thất bại trong hai công tác: “Xây dựng, chỉnh đốn đảng” và “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Theo tác giả Phạm Trần thì nguyên do cho sự thất bại ấy chính là đảng Cộng Sản Việt Nam, bởi vì “… dù chuyện lớn hay nhỏ ở Việt Nam đều do đảng đề xướng và thi hành, nên thất bại hay thành công cũng là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Nhưng nếu cứ thất bại mãi như công tác Xây dựng, Chỉnh đốn đảng đã chứng minh, hay chống tham nhũng mà quan tham mỗi ngày một nhiều thêm thì có phải cái gốc sinh ra những con người tha hóa không phải từ đảng thì ai vào đây?” Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Một bài khảo luận đặc sắc của tác giả Đỗ Kim Thêm về khái niệm Tự do - Dân chủ. Tác giả quy chiếu tiến trình phát triển của nền dân chủ tại các xã hội Tây phương như Anh, Mỹ từ thời Trung đại và nhìn vào thực tế đất nước Việt Nam ở thời hiện đại để nhận ra một thực trạng não lòng, và đành kết luận: “Cuối cùng, kết luận ở đây là bao lâu mà Hiến pháp mãi còn là bản sao Nghị quyết của Đảng và quyền tự do là một tặng phẩm của chính quyền, thì ánh sáng văn minh của thế kỷ XXI còn mờ mịt và bất hạnh này còn kéo dài”. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Tư tưởng Phật là thăng hoa, vượt lên thân phận cay đắng, nghiệt ngã của kiếp người và hành động của Phật là cứu độ, hòa bình và thân ái. Trong Phật có Nho nhưng trong Nho không có Phật. Trong Phật có Lão nhưng trong Lão không có Phật. Dù nói Tam Giáo Đồng Quy nhưng Phật siêu việt lên trên giống như đỉnh ngọn tháp.
Tôi mới chỉ có dịp được biết thêm về Trương Tửu qua những bài tiểu luận viết với công tâm của vài vị thức giả thôi (Thụy Khuê, Lê Hoài Nguyên, Đỗ Ngọc Thạch, Lại Nguyên Ân…) nhưng cũng đã có được một hình ảnh về một Trương Tửu khác. “Ai kiềm chế được quá khứ, kẻ đó kiểm soát được tương lai. Ai kiểm soát được hiện tại, kẻ đó kiềm chế được quá khứ. Who controls the past, controls the future; who controls the present, controls the past.” Khi viết dòng chữ trên, trong tác phẩm Nineteen Eighty Four, vào năm 1948, George Orwell đã có thể hình dung ra được tất cả những thủ đoạn ma mãnh (của những chế độ toàn trị) trong việc ngụy tạo lịch sử. Điều mà George Orwell không ngờ tới là kỹ thuật truyền thông tân tiến ngày nay đã đưa nhân loại bước vào Thời Đại Thông Tin. Ở thời đại này, mọi cố gắng đánh tráo dĩ vãng đều trở thành vô vọng, và chỉ tạo ra được những trò hề lố bịch mà thôi.
Nhân sự việc Hoa Kỳ không mời Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ tuần lễ vừa qua, tác giả Điệp Mỹ Linh đã có một bài chính luận đầy phẫn nộ về nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam. Kính mời bạn đọc theo dõi.
Sau khi Phật nhập diệt, ngài Đại Ca Diếp đã nhanh chóng kêu gọi huynh đệ kết tập lần đầu, lưu lại lời giáo huấn của Ân-Sư. Sau nhiều thập niên bị hoàn cảnh lịch sử gián đoạn, Trưởng-tử Như Lai và hàng tứ chúng khắp các châu lục cũng đang gọi nhau về, cùng góp tâm lực khởi công lần đầu kết tập phiên dịch Đại Tạng Kinh ra Việt ngữ, hầu tiếp nối hoài bão Chư Vị Minh Sư phải bỏ dở dang!
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Kết qủa của cuộc bầu cử vào ngày 26/9/2011 là ba đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Xanh (Grüne) và Dân chủ Tự do (FDP) chiếm được đa số tại Quốc hội. Để nắm quyền cai trị trong bốn năm tới, các đảng này phải thoả hiệp nhau để tìm ra một đường lối chung định hình cho một chính sách liên minh mới mà báo chí gọi tắt theo một biểu tượng là “đèn hiệu giao thông”, bao gồm ba màu đỏ, (đảng SPD) xanh lá cây (đảng Xanh) và vàng (đảng FDP). Nói chung, đảng Xanh quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đảng FDP phát huy tự do cho nền kinh tế thị trường trong khi đảng SPD ưu tiên bảo vệ công bình xã hội, quyền lợi công nhân và tôn trọng nhân quyền. Ngày 21/10, 22 nhóm chuyên gia của ba đảng bắt đầu các cuộc họp chuyên đề và đúc kết các dị biệt trong một văn bản chung quyết để thỏa thuận việc cầm quyền được gọi là Koalitionsvertrag (Hợp đồng Liên Minh), được mệnh danh là "Mehr Fortschritt wagen“ (Dám tạo ra nhiều tiến bộ). Kết quả này được trình bày trước công luận và báo chí vào ngày 26/1
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.