Hôm nay,  

Lại Giáng Sinh!

11/23/201400:16:00(View: 4040)

LI  GIÁNG  SINH!

letamanh


Giáng Sinh thứ 40 lại về với những người con của mẹ Việt Nam đang lưu lạc trên khắp thế giới. Với một thời gian dài bốn mươi năm, đủ để cho người ta nhìn lại một quá khứ đầy gian truân, đầy mơ ước, đầy nghiệt ngã... Và nhìn về tương lai đầy hứa hẹn cho bản thân, gia đình và cho dân tộc Việt Nam! Tại sao ta lại nói đến một quá khứ đầy những đau thương trắc trở và nghịch lý để rồi nhìn vào tương lai đang có hướng phấn khởi mà không đề cập đến hiện tại?

Hiện tại, người Việt Nam lưu lạc trên khắp địa cầu, sau bốn mươi năm đã có một cuộc sống ổn định, con cháu thế hệ thứ hai, thứ ba đang dần dần vào giòng chính, nơi đang sinh sống. Có thể nói, Dân Tộc Việt Nam đi đến đâu đều thích hợp và hòa đồng với các quốc gia cưu mang, đã và đang trưởng thành từng bước về tất cả mọi lãnh vực, ngang bằng hay vượt trội người bản xứ! Nói như thế không có nghĩa là ta "mèo khen mèo dài đuôi", nhưng sự thật là như vậy.

Còn quá khứ, chúng ta thử thoáng nhìn lại, để có một ý niệm về thời gian, để tự nói với mình rằng: Không ngờ đã có thể vượt qua được một giai đoạn đầy gian truân ghê gớm, vì đã nhìn thấy bạn bè mình nằm xuống trong các trại tù tập trung như thế nào... Và không thể ngờ rằng mình vẫn còn hơi thở đến ngày nay trên một đất nước tự do, mà nơi đó lại không phải là quê hương chôn nhau cắt rốn của mình(?)

Tôi còn nhớ một kỷ niệm về Giáng Sinh và năm mới 1977, tại miền Bắc XHCN Việt Nam. Hồi ấy chúng tôi đang ở trong một thung lũng, bốn phía là núi cao. Chúng tôi đặt tên cho nơi nầy là: Tuyệt Tình Cốc! Nghe cái tên Tuyệt Tình Cốc, có lẽ quí vị độc giả có thể hình dung tâm trạng của những người đang ở trong đó. Đường vào Cốc là độc đạo, theo một con suối nhỏ chứ không có đường thật sự. chỉ đi theo dòng nước chảy, vượt qua các ghềnh đá mà đi. Khi vào Cốc thì bốn phía là vách núi làm trường thành bao bọc. Chim "Bắt cô trói cột" ngày đêm kêu những tiếng kêu mà người trong cuộc lúc ấy nghe như tim gan phèo phổi bị người ta đè ra tùng xẽo! Hôm đầu tiên đã có mấy tên uống thuốc tự tử...

Cái lạnh cắt da của Hoàng Liên Sơn buốt và không tài nào ngủ được với tiếng chim ngày đêm đòi "bắt và trói". Ở trại chúng tôi ở có ba con trâu tù. Gọi là trâu tù vì chúng sống với tù, làm việc dưới cây roi do tù chăn dắt "vắt, giật". Ở trong Nam người ta điều khiển trâu, cày khi qua phải qua trái bằng khẩu lệnh "thá, dí" khác với khẩu lệnh miền Bắc như trên. Không biết ba con trâu nầy ở đây từ hồi nào với tù hình sự, khi nó được bàn giao cho tù chính trị thì trông chúng đã quá thảm não, tiều tụy lắm rồi. Có lẽ chúng đói triền miên vì làm việc với tù mà không được tù dắt cho đi ăn. Làm việc theo kẻng gõ, tù nghe tiếng kẻng là bỏ trâu, mặc xác mầy trong chuồng đầy phân dơ bẩn, tao cũng đói như mầy!

Ba con trâu không biết ai đã đặt tên, khi chúng tôi được bàn giao thì tên của chúng là Nixson, Johnson, Kennedy! Khi ta gọi không đúng tên nó là nó không nghe lời, nhất định không kéo cày. Con Johnson gầy nhất và già nhất, có thể nói nó là một con vật nửa chết nửa sống đang cử động. Thân hình nó ốm tong teo. Tuy thế, nó vẫn phải làm việc hàng ngày là kéo cày!

Cuối tháng 12 năm ấy trời lạnh như cắt da, tù người mà còn muốn chết chì tù trâu vừa đói vừa không có áo quần, làm sao chịu nổi! Cho nên con Johnson chết khuya 23 tháng 12 năm 1977. Cái tin con Johnson chết làm nhiều anh em tù xúc động. Không phải xúc động vì thương nó mà là mừng rỡ quá! Có thể nói, với số tù xấp xỉ 500 mà thịt một con trâu già, Tổng Thống nước mỹ thời đó sao không vui?. Người ta đặt tên cho con trâu cày của tù bằng tên Tổng Thống nước Mỹ, mỗi khi bắt nó cày bừa, sai khiến nó , người ta đều phải gọi tên nó, ra roi vào đít nó, cằn nhằn với nó, chửi rủa nó, nếu nó không nghe lời... Ôi! Nếu các ngài Tổng Thống Hoa Kỳ thời đó mà biết mình bị ví thành con vật để hành hạ. đay nghiến, mắng mỏ nhỉ!

Thế là chúng tôi được một bữa có chất protéin. Nhưng khốn nạn cho chúng tôi là thịt của con Johnson không nuốt vào cổ họng được. Nó dai nhách, cứ nhai hoài, hít hết chất nước ngọt và mặn rồi nhai tiếp như nhai kẹo cao su. Mấy anh nhà bếp làm biếng chặt to hơn bình thường tính từng người, mỗi người một cục thịt. Tôi ngồi ăn chung với anh L. (qua Mỹ năm 1993 định cư tại Nam Cali, chết năm 2002 bệnh viêm gan). Khi tôi nhai hoài cục thịt Johnson mà không nuốt được, bèn nhả ra bỏ. Anh L. thấy thế cầm lên, bỏ vô miệng nuốt... nghẹn gần trợn trắng con mắt. May mà sau đó cục thịt cũng trôi xuống dạ dày...Đó là một kỷ niệm không thể nào quên phải không?

Noel trong tù, những ngày cùng tận ấy! Chúng tôi vẫn gõ soong muỗng, đàn hát những bài hát về Giáng sinh. Mặc dù bị cấm đoán và hăm dọa, nhưng số đông cùng đồng ca và lì ra thì chẳng có thằng "bò vàng" nào làm gì trong đêm ấy. Có chăng là những ngày sau đó chúng "mời" từng người lên "làm việc".

Mới đó mà đã bao nhiêu Giáng Sinh về. Bài hát Giáng sinh được hát đi hát lại nhiều lần cho một chu kỳ 365 ngày... Thế mà tôi lại không quên được đêm Giáng sinh ở trại Hồng Ca, Yên Bái. Giọng hát tha thiết của Trần Ngọc Phong (đang ở San Jose) với bài hát anh sáng tác. Đại khái là Chúa đã bỏ loài người, Chúa sao không đến thăm, người tù bị hành hạ đói rách như thế này... Bài ca trách móc than vãn kêu gào cả Chúa, Phật, các đấng... đã quên người tù, đã quên loài người!

Giáng Sinh 2014 và năm mới 2015 đã cận kề. Quê hương bên kia trời còn bao trăn trở. Thế kỷ 21 đã chào chúng ta đến năm thứ 15 rồi đó. Hồi chưa qua năm 2000, người ta cứ tin rằng đến năm 2000 là tận thế. Y2k với nhiều tranh cãi cũng đã qua đi, con người vẫn hiện diện và vẫn đấm đá nhau trên "từng cây số" về đủ các lãnh vực!

Thôi thì, chúng ta hãy nhìn nhau cho thật gần xem nhau có còn như ngày nào của quá khứ! Hay đã trở cờ đón gió, hay đã "có đó quên đăng, có lê quên lưu có trăng quên đèn..." Như lời thơ Nguyễn Đình Chiểu! Một năm nữa trôi qua, một năm mới "tiếp quản".

Hãy xin cho nhau những trân quí của tình quê hương, tình bạn bè và xin bỏ con dao găm đang cầm bên tay kia xuống đất!

 

 

lêanhdũng
 

  

 


.
,

Reader's Comment
11/24/201402:27:20
Guest
Tựa đề của tác giả mang ý nghĩa thiếu tôn trọng.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thử tìm hiểu «chủ nghĩa poutine» hay «poutinisme». Phải chăng đó là một thứ chủ nghĩa độc tài được kín đáo che giấu dưới những dàn dựng dân chủ, như có bầu cử qua phổ thông đầu phiếu, có Quốc hội làm luật, có tòa án, có vài tờ báo tự do buổi đầu, v.v… nhưng tiếp nối dòng lịch sử Nga, hoặc « chủ nghĩa poutine » không gì khác hơn là một hệ thống những nhà tài phiệt và những người thấm nhuần ảnh hưởng của KGB trong cách suy nghĩ và hành động. Chế độ chỉ tồn tại nhờ dựa vào một người mạnh...
Trong chiến tranh vừa qua ở Việt Nam (1954-1975), quân đội cộng sản Bắc Việt Nam tấn công mạnh mẽ khắp nơi vào đầu năm 1975, tiến chiếm Vùng I Chiến thuật, rồi vùng II Chiến thuật của Việt Nam Cộng Hòa, và xua quân đe dọa thủ đô Sài Gòn. (Điều nầy đã được viết nhiều, xin không trình bầy lại ở đây.) Tình hình quân sự đang dồn dập ngoài mặt trận, thì một cuộc vận động ngoại giao quốc tế âm thầm diễn ra, nhằm tránh sự sụp đổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam. Tích cực trong việc nầy là hai chính phủ Pháp và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa..
Đôi khi ta tự hỏi: Nếu không có ngày 30/4/1975 thì đất nước và con người Việt Nam bây giờ ra sao? Không ai có thể trả lời được, nhưng có một điều rõ ràng: Ngày ấy, tuy đất nước thống nhất nhưng lòng người Nam-Bắc vẫn xa nhau vời vợi...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí Bách Khoa, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà quý vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu.
✱ BNG: Mỹ chi hơn 3,4 tỷ đô la kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh tàn bạo, vô cớ chống lại Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Mỹ chuyển hướng, viện trợ vũ khí tấn công thay vì vũ khí phòng thủ sau 55 ngày chiến tranh ✱ AFP: Ngũ Giác Đài có kế hoạch chi tiêu 3,5 tỷ USD sản xuất vũ khí (bao gồm tên lửa Stinger và Javelin), bởi một đạo luật chi tiêu được quốc hội thông qua vào giữa tháng Ba ✼ Tân Hoa Xã: Trung quốc coi Mỹ là bên tham chiến trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine ✱ Morningsta ( tổ hợp tài chính): “Cuộc chiến ở Ukraine đã làm thay đổi trật tự địa chính trị, theo cách chưa từng được chứng kiến trong 30 năm qua...
Việt Nam vốn không có Bộ Ngoại Giao mà chỉ có Đảng Ngoại Giao thôi. Gần đây, chính sách đối ngoại của Đảng còn phải lệ thuộc vào một cái Đảng (khác) nữa cơ. Rắc rối như vậy nên mới có chuyện kiêng/kỵ lôi thôi như thế!...
Hai vị dũng tướng, Marcel Bigeard của quân đội Viễn Chinh Pháp và tướng Ngô Quang Trưởng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cùng bại trận trong hai cuộc chiến mà lần nào cũng làm thay đổi vận mệnh của Việt Nam. Hai ông cùng có ý nguyện cuối cùng là sau khi qua đời, tro của mình sẽ được đem về rải tại chiến trường xưa.
Theo một nghiên cứu của Goldman Sachs, một công ty đầu tư và dịch vụ tài chánh đa quốc gia, kinh tế Nga sẽ giảm 10% trong năm 2022. Reuters trích dẫn một tin từ chính phủ Nga cho thấy kinh tế có thể co cụm 15%. Đây là một suy thoái lớn nhất kể từ thời kỳ đen tối vào đầu thập niên 1990, lúc Liên Xô mới xụp đổ. Trước khi có chiến tranh xâm lăng, kinh tế Nga tiên đoán phát triển 2%. Mức lạm phát ở Nga sẽ tăng lên đến 20% - 24% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, những cư dân ở Moscow cho biết giá đã tăng 20% - 30%. Xuất khẩu và nhập cảng sẽ giảm 10% và 20%.
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác : khi họ chết không ai nhắm mắt!
Việt Nam đã tự “trát muối vào mặt” trước thế giới trong 3 cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga. Xấu hổ nhất là Việt Nam đã “bỏ phiếu chống” trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 7/4/2022 vì các cuộc tàn sát vô nhân đạo của quân Nga trong cuộc xâm lăng Ukraine...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.