Hôm nay,  

Mùa Thu Gặp Gỡ Tại New Mexico

13/11/201400:00:00(Xem: 3715)

Sự kiện : Hội nghị Thường niên của Khu vực Miền Tây tổ chức Ân Xá Quốc Tế Hoa Kỳ (Western Regional Conference Amnesty International USA = AIUSA)

- Thời gian : Ba ngày 7, 8, 9 tháng 11 năm 2014

- Điạ điểm : Thành phố Albuquerque, tiểu bang New Mexico USA.

Tôi vừa trở lại California sau chuyến đi tham dự Hội nghị Thường niên năm 2014 của Khu vực Miền Tây Amnesty International USA được tổ chức tại Albuquerque New Mexico vào ba ngày đầu tháng 11. Xin tường thuật một số điều tai nghe mắt thấy trong chuyến đi ngắn ngày này.

I – Mùa Thu thật mát dịu nơi thành phố lớn nhất của New Mexico.

Albuquerque ở độ cao nên không khí thật mát mẻ dễ chịu trong những ngày chớm thu – nhiệt độ ban ngày chỉ vào khỏang 15 – 20 độ C, dù trời vẫn nắng. Chữ Albuquerque là lối đọc trại của chữ apricot là trái mận (plum). Con sông lịch sử Rio Grande chảy qua thành phố làm tăng thêm vẻ sinh động của cảnh quan. Thành phố này được thành lập từ năm 1706, nên mới đây đã tổ chức kỷ niệm 300 năm thật là long trọng (tricentennial 1706 – 2006).

Dân số hiện nay vào khỏang trên 550,000 người, thành phố nằm ở vị trí trung tâm tiểu bang New Mexico với nhiều thắng cảnh lạ mắt khiến lôi cuốn được nhiều khách từ phương xa tới du ngọan. Một trong những lễ hội đày màu sắc quyến rũ nhất ở đây là Balloon Fiesta có tầm vóc quốc tế được tổ chức trong một tuần lễ vào đầu tháng 10 mỗi năm - với các cuộc thi đua lái các bóng bay thật lớn với đủ thứ hình dạng va các màu xanh trắng đỏ tím vàng...

Đặc biệt là còn rất nhiều những dấu tích đặc trưng của các sắc dân bản địa (native Indians) mà cha ông của họ đã từng lập nghiệp sinh sống lâu đời tại khu vực đồi núi quanh đây. Vì công việc chính yếu của tôi là tham dự cuộc họp của Amnesty, nên đã không có đủ thời gian rảnh rỗi để mà đi thăm viếng các nơi xung quanh thành phố rộng bát ngát - với đồi núi chập chùng và sa mạc khô cằn chỉ có sỏi đá và cát ở đây.

Mà hầu hết sự hiểu biết của tôi có được về thành phố Albuquerque và vùng phụ cận, thì đều do các bạn người địa phương sở tại cùng tham dự phiên họp nói cho tôi biết đại khái là như vậy.Vì thế, tôi sẽ có dịp tìm hiểu thêm về khía cạnh lịch sử văn hóa độc đáo tại New Mexico và trình bày thêm chi tiết với quý bạn đọc trong một bài viết khác vậy.

II – Những phiên họp của Amnesty International Hoa kỳ.

Amnesty USA (AIUSA) có chừng 300,000 đoàn viên – tức là chiếm tỷ lệ 10% so với tổng số đòan viên trên tòan thế giới là vào khỏang gần 3 triệu người. Sinh họat của các đòan viên có thể được mô tả đại lược như sau.

A - Tại hạ tầng cơ sở, AI được tổ chức thành các đơn vị địa phương hoặc đơn vị riêng của các sinh viên (Local groups, Student groups). Các đơn vị này được ghi tên bằng một con số kèm theo với tên địa phương.

Cụ thể như tôi vẫn sinh họat với Group 178 Irvine tại Nam California từ nhiều năm nay – và họp định kỳ mỗi tháng một lần vào buổi chiều tối ngày thứ năm cuối tháng. Nhóm chúng tôi có chừng trên 20 người, nhưng thường chỉ có độ 10 – 12 người đi họp mà thôi. Phiên họp kéo dài chừng 1giờ30 phút mà luôn có việc ký các thư can thiệp cho các tù nhân chính trị ở các nước trên thế giới. Ngòai ra thì là việc thảo luận về các vấn đề cụ thể riêng biệt của địa phương.

B – Trên nữa là cấp miền (Regional) gồm nhiều tiểu bang. AIUSA hiện phân chia thành 5 miền. Điển hình như miền Tây, thì gồm 8 tiểu bang – gọi cho ngắn gọn thì là Amnesty West – với một văn phòng điều hợp được đặt tại San Francisco. Hội nghị thường niên cấp miền thường được tổ chức vào tháng 11 mỗi năm luân phiên tại các thành phố khác nhau trong miền. Cụ thể là năm 2013, thì họp ở Angeles với 400 người tham dự. và năm 2014, thì họp tại Albuquerque này đây với số tham dự viên là trên 300 người.

C – Hội nghị thường niên cấp tòan quốc thì được gọi là Annual General Meeting (AGM) vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, mỗi năm - cụ thể như năm 2012 thì họp ở Denver, năm 2013 ở Washington DC, năm 2014 ở Chicago và năm 2015 thì sẽ họp ở Brooklyn, New York. AGM quy tụ rất đông các tham dự viên từ khắp các địa phương – thường là 7 – 800 người, có lúc lên đến cả ngàn người như ở Chicago hồi tháng 3 năm 2014 vừa đây.

Trước khi trình bày sơ lược về cuộc họp tại Albuquerque này, tôi xin ghi lại những trao đổi lý thú với một số bạn gặp trong 3 ngày sinh họat vừa mới đây.

III – Những trao đổi thân tình.

1 – Alan Watkins 68 tuổi, nhà giáo hồi hưu ngụ tại Las Vegas, New Mexico. Alan là người Anh có vợ là người Mỹ, nên định cư luôn tại Mỹ từ nhiều năm nay. Alan kể lại hồi đi dậy học ở Nam Phi, thì có lúc dậy cho con gái của Nelson Mandela hồi ông này còn bị giam giữ trong tù, vì thế mà quen biết cả với mấy chị em khác của cô học trò này. Và một người con gái khác tâm sự với ông là : “Cha tôi được mọi người xưng tụng là “người cha của cả dân tộc” (the father of the nation). Nhưng mà đối với chị em chúng tôi, thì Nelson Mandela chẳng hề chăm lo gì như là một người cha trong gia đình cả – bởi lẽ đơn giản là ông ở trong tù liên tục suốt bao nhiêu năm ròng rã thôi!” Alan tận tình tranh đấu cho dân trong một làng ở Palestine mà bị người định cư Do Thái lấn chiếm hà hiếp thật ngặt nghèo. Alan quen biết nhiều với vị Giám mục Desmond Tutu cũng rất nổi danh và cũng được giải thưởng Nobel Hòa bình như Nelson Mandela vậy.


Alan nói : Tôi không sống tại quê hương nơi mình sinh ra, nhưng tôi vẫn có thể thỏai mái trở về nước Anh để thăm viếng bà con, bạn hữu. Rõ ràng là tôi may mắn hơn anh, bởi lẽ anh thì không thể trở về Việt nam hiện do người cộng sản cai trị được!

2 – Chị Eliane ngòai 60 tuổi, cư ngụ tại Albuquerque. Eliane sinh trưởng ở Luxembourg và học theo chương trình Pháp tại đó suốt thời niên thiếu, chị còn học cả tiếng La tinh nữa. Qua vài câu trao đổi bằng tiếng Pháp với chị, tôi thấy rõ là Eliane nói tiếng Pháp khá trôi chảy lưu lóat. Eliane cho biết cha chị bị mật vụ Gestapo của Đức quốc xã bắt giam và tra tấn hồi thế chiến 2, do đó mà chị sớm có ý thức về chuyện tranh đấu nhân quyền và tham gia mật thiết với Amnesty từ nhiều năm nay.

Đặc biệt Eliane lại có người chồng thuộc sắc dân Navajo là sắc dân sinh sống lâu đời tại New Mexico. Vì thế mà Eliane luôn tham gia bênh vực cho các sắc dân bản địa trong khu vực địa phương (Natives). Chồng của Eliane còn để tóc dài búi lại, trông rõ ràng là dân bản địa - anh cũng có mặt tại khách sạn Marriott, nhưng không tham dự những buổi họp chung với chúng tôi.

3 – Chị Carrol Pearson ngòai 70 tuổi cư ngụ tại Santa Fe là thủ phủ của tiểu bang New Mexico. Từ nhiều năm nay, Carrol giữ nhiệm vụ làm Area Coordinator cho AI tại New Mexico. Là người rất năng nổ, Carrol có mặt thường xuyên trong các AGM mà tôi cũng tham dự trong mấy năm gần đây. Lần này, trong phiên họp để biểu quyết về đề nghị thay đổi một số điều khỏan liên hệ đến sinh họat của AI, Carrol rỉ tai tôi là nên bác bỏ cái đề nghị cuối cùng về chuyện thay đổi giờ giấc sinh họat trong nghị trình – Carrol nói nguyên văn với tôi : “this is really silly, just vote against it”.

Lần nào, tôi cũng thấy Scott là phu quân cùng đi họp với chị – anh cũng rất tích cực đóng góp phát biểu trong các cuộc thảo luận theo từng nhóm nhỏ với đề tài chuyên biệt (workshop).

4 – Chị Ann Burroughs là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của AIUSA (Board Chair). Ann là người gốc tại Nam Phi, vào hồi còn rất trẻ cỡ 17 tuổi đã tham gia tranh đấu chống nạn kỳ thị chủng tộc apartheid, bị bắt giam – và được Amnesty tận tình tranh đấu để cứu thóat ra khỏi nhà tù. Vì thế, mà từ trên 30 năm nay, Ann đã hăng say họat động trong lãnh vực bảo vệ nhân quyền. Hiện nay Ann là Giám đốc Điều hành của Taproot Foundation có trụ sở tại Los Angeles. Ở tuổi 50, Ann có lối nói chuyện thật duyên dáng, lưu lóat mà thật dứt khóat đanh thép

Trong buổi khai mạc vào sáng Thứ Bảy 8/11, Ann Burroughs đã trịnh trọng giới thiệu tôi (Liêm Đòan) là người tù nhân lương tâm tại Việt Nam từ thập niên 1990 và gần đây vẫn thường xuyên tham gia sinh họat với Amnesty.

Rồi vào buổi sáng Chủ nhật 9/11, Ann lại đến tận bàn tôi đang uống cà phê với hai bạn người Pakistan để nói chuyện thêm. Ann mời tôi đến thăm văn phòng Taproot Foundation của chị ở Los Angeles, vì cơ sở này chuyên thực hiện các dịch vụ không lấy tiền (pro bono services) nhằm giúp đỡ các nạn nhân của bất công xã hội, của nạn kỳ thị v.v... Ann nói : “Anh là luật sư, chắc sẽ vui thích với mấy việc của chúng tôi lắm đấy”.

IV – Sơ lược về Amnesty West Conference 2014 tại Albuquerque.

Cũng theo đúng với đường lối do Đại hội AGM 2014 đề ra hồi tháng Ba năm nay tại Chicago, chủ đề chính yếu của Hội nghị này là “Đem Nhân Quyền về tại Điạ Phương Quê Nhà” (Bringing Human Rights Home). Như thường lệ. chương trình nghị sự trong 3 ngày dày đặc những tiết mục với ba phiên họp khóang đại (plenary sessions) và trên 20 workshops, caucuses. Đáng chú ý nhất là sự trình bày về nạn Bạo hành của Cảnh sát (Police Brutality) với điểm nóng nhất hiện nay là tại thành phố Ferguson, tiểu bang Missouri nơi mà cảnh sát bắn chết em Michael Brown người da màu.

Vì bài viết đến đây đã dài rồi, tôi xin phép sẽ tường thuật chi tiết đày đủ hơn về lọai sinh họat thường niên cấp miền cũng như cấp tòan quốc của Amnesty USA trong một dịp khác vậy.

*Nói chung, thì cuộc gặp gỡ trao đổi thân tình với các bạn trong đại gia đình Amnesty USA vào mùa thu năm 2014 tại Albuquerque New Mexico đã để lại trong tôi một ấn tượng thật dễ thương êm đềm. Kỷ niệm dịu dàng đó hiện vẫn còn đọng lại trong tôi lúc này ở California vậy. Tôi xin ghi lại một câu thơ thật ngắn như sau : “Và mùa thu thật mát dịu ở nơi nơi”

Costa Mesa California, 12 tháng 11 năm 2014

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.