Hôm nay,  

Thế Hệ Cái Tôi

30/08/201400:00:00(Xem: 6663)
Đúng ra phải nói thế hệ "Selfie". Nhưng "Selfie" không gì khác hơn là tự tôi giới thiệu chính tôi, hay chính tôi đưa người tôi ra cho mọi người bìết dung nhan, hay dung nhan trong một trường hợp đặc biệt hậu ý làm cho tôi nổi hẳn lên, mọi người phải để ý tới.

"Selfie" hàm ý "tự long trọng hóa con người của chính mình", "chăm sóc thái quá con người của mình để được mọi người quan tâm đến".

Ngày nay, đức tính khiêm tốn, biết lui lại một bước trước mọi người, đã thật tình không còn nữa. "Selfie" hay " Cái Tôi " từ hơn năm nay, như một thứ bịnh dịch, đang xâm chiếm nhiều người và đang lây lan qua nhiều người khác nữa. Từ giới trẻ, các bà, các cô, tới giới chánh khách, nhứt là chánh khách pháp, tới giới thể thao, nghệ sĩ và truyền thông,...

Nhưng "Selfie" có nghĩa là gì? Và "Thế hệ selfie"?

Selfie

Các từ điển Oxford chọn "Selfie" là "tiếng của năm" nay. Điều thú vị cho người pháp hay người ở Pháp là, xưa nay, từ điển Oxford là sách qui chiếu cho ngôn ngữ pháp để gọi tên những hiện tượng xã hội.

Mỗi năm, từ điển Oxford bình chọn một từ ngữ làm tiếng biểu tượng của năm. GIF (3 mẫu tự đầu của 3 danh từ khoa học: Graphics Interchange Format) là tiềng được Oxford bình chọn cho năm 2012. Cho năm nay, danh sách với mấy tiếng sau đây được đưa ra để bình chọn: bitcoin, twert, binge-watch và sau cùng là "Selfie".

Nhưng "Selfie" có nghĩa gì chớ?

Từ "Selfie" xuất xứ từ tiếng anh với bộ phậu đầu "self" có nghĩa là "tự mình, tự động". Tương đương với "Selfie", trong tiếng pháp, có thể là "égographie ". Tiếp đầu ngữ "égo" có nghĩa là "chình mình" và " graphie " là " hình ảnh". Nhưng “Égographie” vừa lượm thượm về hình thức, vừa nghe không thoáng, không đập vào tai, đánh vào giác quan người nghe hay đọc từ ngữ đó. Pháp phải mượn tiếng anh là đúng. Như trong internet, Pháp có những tiếng “courriel”, “fenêtre” nhưng người pháp vẫn quen nói “email”, windows …

Vậy "selfie" hay "égographie" là tấm hình của mình do chính mình tự chụp lấy, bằng máy hình hay bằng điện thoại cầm tay, để phổ biến liền lên mạng xã hội cho mọi người xem cho biết.

Từ điển Oxford, hằng tháng, phân tách 150 triệu từ ăng-lê trên internet, từ "selfie" được xử dụng tăng 17 000 lần so với năm trước. Từ "selfie" xuất hiện lần đầu tiên năm 2002 trên một site ở Úc, rồi cứ thế được phổ biến lan rộng dần cho tới năm nay 2014 bùng nổ.

Thế hệ "selfie"

Một phụ nữ pháp trẻ đẹp, độ ba mươi tuổi, tự chụp lấy 196 tấm hình của chính mình, đủ kiểu, và phổ biến lên Facebook. Dĩ nhiên có ngay nhiều người gởi lại lời phê bình "Em vẫn trẻ đẹp như hồi nào".

Nhưng đề cao "Cái tôi" đôi khi cũng làm cho "thằng tôi" lâm nạn. Ở Anh, môt thanh niên tự chụp hình chính mình, với nhiều kiểu khác nhau, có một kiểu phải chụp với một tư thế đặc biệt đến cách nào không biết, mà đã làm cho cậu ta ngã té, phải đưa vào bịnh viện. Một cô khác mất suốt mười giờ liên tục trong ngày để tìm cho mình bằng được tấm hình của chính mình toàn hảo. Sau cùng, cô nàng thất vọng vì không thấy có tấm hình nào vừa ý. Không có tầm hình nào biểu hiện được chân dung của mình đúng như ý của mình muốn. Suốt mưòi giờ chỉ chụp toàn những tấm hình phản bội dung nhan lý tưởng của mình. Làm sao cô nàng có thể chịu nổi sư thất vọng thảm hại đó được? Thế là cô nàng bèn tự tử. Nhờ cứu cấp kịp nên thoát chết.

Ngày nay gần như mọi người đều bị cuốn vào trào lưu “Selfie” hay" Cái Tôi " này. Trong những ngày nghỉ hè, người ta phơi bày " Cái Tôi " hai mảnh, “Cái tôi” chỉ với cặp chân, có khi “Cái tôi” nguyên vẹn, đơn giản của thuở ban sơ. Tức ảnh của chính mình lên Twitter, rộ thêm trên Facebook, khiêu khích trên Instagram.

Nói theo Descartes, triết gia của Pháp, nổi tiếng với câu nói "Je pense, donc je suis" (Tôi suy nghĩ, tức tôi đang ở đây này), nhưng phong trào " Cái Tôi " sẽ nói "Tôi yêu chính tôi, tức tôi đang hiện diện đây".

blank
Biểu tình trước Tòa Đại Sứ TQ ở Hà Nội. Hình không rõ nguồn, cũng không rõ hư thật.

Sau trận banh Đức thắng, cầu thủ Patrice Evra, suốt buổi họp báo, thường nói với khán thính giả và các ký giả "Tôi lúc nào cũng thương tôi".

Tinh thần tự chăm sóc bản thân, tự đề cao chình mình, về đặc tính riêng hay về cả con người, về dung nhan cá nhơn, ngày nay không còn giử nét kín đáo nữa, mà trở thành như một thứ hiện tượng xã hội thời thượng. Tài tử điện ảnh pháp, Alain Delon, năm 2011, đã không ngần ngại tự đề cao chính mình là " một trong những huyền thoại hiếm hoi còn sống sót của thế kỳ XXI ". Nhận xét của nhà tâm lý học Michael Stora “Chúng ta đi từ xã hội nề nếp, mọi sanh hoạt giử tế nhị, mọi người quan sát nhau kín đáo, qua xã hội nặng trình diển, khoe khoang, phơi bày đập mạnh vào mắt”.

Từ ngữ điển hình đầu tiên xuất hiện trên mạng thông tin xã hội là “Selfie”. Đúng vậy. Từ khi “Selfie” đi vào từ điển Oxford cuối năm 2013, người ta có thể bắt gặp, nhìn ngắm người thân quen hay xa lạ trên mạng xã hội, hay lấy cất vào album riêng. Việc làm này nhờ những thực hiện khoa tin học mà trước đây, chơi ảnh hay có được ảnh của mình chỉ dành cho một lớp ưu tú xã hội mà thôi. Nói cách khác “Selfie» trở thành một hiện tượng xã hội được dân chủ hóa cực mạnh và cực nhanh.

“Selfie” thời chưa có Internet ở Việt nam

“Xâm mình” (Tatouage) có thể nói là tiền thân xa xưa của “Selfie” ngày nay. Ở Việt nam, giới giang hồ, anh chị mới xâm mình. Họ xâm những hình vẽ thú vật biểu lộ sức mạnh, nhanh nhẹn như cọp, báo, rắn, rồng…, chân dung người yêu quí hoặc những châm ngôn, lời thề, … Xâm mình còn xác định ranh giới xã hội, là căn cước riêng của giới anh chị, gìang hồ.

Bảy Viển lúc bị bắt, cảnh sát bảo cởi quần áo để khám xét. Cảnh sát đã giựt mình khi trông thấy chạy trên lưng, ngang bả vai, câu “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Cảnh sát biết họ đang gặp phải tay anh chị thứ bự. Thứ lãnh đạo chánh hiệu đây. Ngoài câu châm ngôn còn xâm hình con rồng, đầu ở cổ, mình quấn thân mình vậm vở của Bảy Viển, đuôi rồng chấm đúng đầu “Bảy Viển con”. Cách xâm như vậy đủ nói lên tính gan dạ của anh chị đàn anh.

Cũng trong hàng ngũ anh chị nhưng chưa đủ thâm hậu, một anh chàng bị cảnh sát bắt, chuẩn bị hỏi cung. Viên cảnh sát thấy trước ngực thanh niên có xâm hàng chữ “Thà chết, không nói”, bèn bảo với vẻ thách thức “Ngon à. Để chút nữa chú mấy có “không nói”, “không khai” hay không nghen. Thanh niên vội cởi bỏ áo ra, quay lưng lại phía viên cảnh sát với câu xâm “Nhưng đừng đánh đau”!

Các dân tộc hải đảo hoặc duyên hải, sanh sống nghề biển, phần lớn xâm mình. Đó là tập quán lâu đời để cá lớn và dử như cá sấu, cá mập không gây nguy hiểm khi họ lặn xuống biển. Các loài cá này tưởng đây là đồng loại mà dử hơn. Những chiếc ghe nhỏ đi duyên hải hay sông lớn cũng vẽ cặp mắt đen ngòm và sáng quắc ở mủi ghe và sơn hai bên má đỏ chói. Dụng ý làm cho cá lớn trông thấy phải sợ, đi chổ khác.

“Xâm mình” là một tập tục đã có ở Việt nam và nhiều nơi khác từ nhiều ngàn năm qua. Ngày nay, xâm mình (Tatouage / Tatoo, Tatooing) trở thành một thứ thời trang thời thượng. Xâm mình không còn bị dư luận khen chê, công kích, bài trừ, …như trước đây. Ở khắp nơi, cửa hàng xâm mình trở thành một thứ dịch vụ hái ra tiền. Khách hàng thuộc đủ lứa tuổi, đủ thành phần xã hội. Phụ nữ nhiều nhứt. Xâm mình không còn mang ý nghĩa như thời xưa nữa.

Hinh mẫu xâm cũng khác. Chân dung thần tượng như cầu thủ đá banh, thể tháo gia, nghệ sĩ được ưa thích nhiều nhứt. Rất ít chân dung anh hùng lịch sử. Những câu xâm cũng không còn là châm ngôn, mà có khi những câu rất lố bịch. Như “Đừng yêu tôi”, “Tôi thất nghiệp muôn năm”, …Nơi xâm có khi ở những vùng kín đáo, cấm kỵ trên cơ thể. Mẫu xâm đẹp hơn, tinh xảo hơn thời xưa nhờ thực hiện bằng kỷ thuật cao.

Người da trắng xâm, mẫu hình nổi bật, màu sắc hiện rỏ. Nhưng người da đen xâm, dù mẫu hình màu, vẫn rất khó trông thấy, khó nhận ra. Một cô da đen, xâm hai bên đùi hình hai nghệ sĩ “rap” da đen nổi tiếng. Cô bảo với những thanh niên quen, anh nào nhận diện được hai nghệ sĩ “rap” này, cô sẽ hậu đải một chầu thân thể nảy lửa của cô. Không biết đã có ai hưởng được ân huệ hiếm có đó chưa?

Nhưng thanh niên đừng bao giờ xâm những câu thề tình yêu “Thề yêu em suốt đời” hay xâm hình và tên người yêu vì mai kia, yêu người khác, tất phải xóa những thứ này ngay. Mà xóa thì tốn tiền nhiều hơn lúc xâm. Mà xóa, không biết đủ can đảm chịu đau hay không?

Gần đây, có cô gái Việt nam, để ngực trần, xâm trên cánh tay “Sát cộng“, cầm bảng “Hoàng Sa, Trường sa của Việt nam” đứng biểu tình trước Tòa Đại sứ Bắc kinh ở Hà nội. “Selfie” trong trường hợp này mang nội dung vượt hẳn ý nghĩa thời trang. Cũng “Selfie” ở Hà nội, vào mùa sen nở, nhiều cô gài lội xuống hồ, tự chụp hinh mình hoặc mướn thợ ảnh nhà nghề chụp cho những tấm hình bốc lửa ví yếm đào rơi khỏi ngực. Để phổ biến trên mạng.

Nhưng, cho tới ngày nay, vẫn chưa có ai đề cao “Cái Tôi” hay thực hiện “Selfie” bằng người cộng sản, nhứt là cộng sản hà nội. Họ tự ca ngợi họ, tự bốc thơm họ trở thành một thứ “đảng sách”. Nào là “Cộng sản là đỉnh cao trí tuệ loài người”, “Chủ nghĩa lê-nin bách chiến, bách thắng”, “Đảng cộng sản quang vinh muôn năm”, …Họ đua nhau đề cao chính mình, cá nhơn và tập thể. Họ chưa xâm mình để xác định họ là cộng sản nhưng mọi người vẫn có thể nhận diện được ngay, cả khi họ ra nước ngoài, giửa chổ đông người, nhờ người cộng sản không giống người bình thường khác.

Đó là thứ “Selfie” xã hội chủ nghĩa hà nội.

Nguyễn thị Cỏ May

Ý kiến bạn đọc
30/08/201413:27:02
Khách
Tấm hình khỏa thân biểu tình minh họa này là hình ghép đã có chỉnh sửa. Nhìn kỹ sẽ thấy hai bàn tay cầm cờ màu sắc o đuọc tự nhiên. Và dân Hanoi ìma dám xâm Sát Cộng trên tay sao?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.