Hôm nay,  

Góc Nhìn: Phía Sau Nghị Quyết 412- Của Thượng Viện Mỹ

15/07/201400:50:00(Xem: 7482)

GÓC NHÌN:

PHÍA SAU NGHỊ QUYẾT 412- CỦA THƯỢNG VIỆN MỸ

Đào Như

blank . Thượng viện Hoa Kỳ hôm 10/7 vừa thông qua Nghị quyết-412, cực lực lên án Trung Quốc đã sử dụng các hành vi khiêu khích gây hấn hầu thay đổi hiện trạng Châu Á Thái Bình Dương và yêu cầu Chính quyền Bắc Kinh rút giàn khoan Hải dương-981-GKHD-981-ra khỏi vị trí hiện tại. Nghị quyết này vừa được báo giới và các hãng thông tấn Hoa kỳ tung ra, liền được cộng đồng VN, trong nước cũng như hải ngoại, vô cùng phấn khởi đón nhận. Thông Tấn Xã Việt Nam nhắc lại lời người phát ngôn của bộ Ngoại giao VN, Lê Hải Bình: “VN hoan nghênh việc nghị quyết 412 của Thương Viện Hoa Kỳ yêu cầu TQ rút GKHD-981 và các lực lượng hộ tống ra khỏi vị trí hiện tại và chấm dứt các hoạt động trái với qui tắc quốc tế phòng ngừa đâm va trên biển, lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa và sử dụng vũ lực hầu thay đổi hiện trạng gây bất ổn ở khu vực châu Á Thái Bình Dương…”.

Song song với buổi họp của Thượng viện Hoa Kỳ là buổi Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Washington do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế-CSIS- bảo trợ. Tại buổi hội thảo này, hôm 10-7 Mike Roger, Chủ tịch ủy ban Tình Báo Hạ viện Mỹ, cùng với những chuyên gia tham dự buổi hội thảo đồng loạt lên tiếng cảnh báo Chính phủ Mỹ không nên quá nhũn nhặn với TQ tại Biển Đông, trái lại phải tỏ ra cứng rắn hơn, phải phô trương thực lực của nước Mỹ…

Vào thời điểm đó, buổi họp thường niên Đối thoại Song phương Chiến lươc Kinh tê giữ Mỹ và TQ cũng đang xảy ra tại Bắc Kinh trong hai ngày 9-10/7/2014. Hôm 7/7 trước thềm buổi họp thường niên, Tập Cận Bình nói với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry: “Sự hợp tác giữa hai nước mang ý nghĩa sống còn, và Tập Cận Bình kêu gọi Washington đối xử bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như tôn trọng đường hướng phát triển của nhau...Thái Bình Dương còn đủ rộng lớn bao la không thiếu chỗ cho hai quốc gia vĩ đại của chúng ta…Một cuộc đối đầu giữa hai nước HK và TQ chắc chắn sẽ là thảm, họa cho cả hai nước và cả thế giới…”. Ngôn từ phát biểu của Tập Cận Bình xem chừng chỉ là khoa trương thuật ngữ, che đậy bản chất tự cao tự đại, phủ kín chủ đề quan trọng của buổi Đối Thoại Song Phương Chiến Lược Kinh Tế giữa Mỹ và TQ lần này tại Bắc kinh.

Trong thực tế, sự tranh chấp giữa TQ và HK về Biển Đông không xảy ra bên cạnh những giàn khoan-Oilrigs-cũng không vì nguồn tài nguyên, dầu hỏa, khí đốt tại Biển Đông. Sự tranh chấp giữa TQ và HK cũng không hề xảy ra trên diện rộng của TBD, trái lại nó chỉ xảy ra trên những hải trình trong vùng biển thu hẹp như Biển Đông, biển Hoa Đông, và có thể nó sẽ xẩy ra một cách quyết liệt tại các eo biển: Hải trình Đài loan-Taiwan Straight-ở Đông Bắc, hải trình Malacca-Malacca Straight-ở Nam TBD. Đó là lý do tại sao Nghị quyết S.Res.412 được khai sanh vào thời điểm này. Như vậy thực chất của cuộc tranh chấp giữa Mỹ và TQ trên vấn đề Biển Đông là vấn đề gì?

Để trả lời câu hỏi này, xin trở lại với trang mạng VoatiengViet.com hôm 12-7 có ghi nhận như sau: “TNS Robert Menendez người đề xuất Nghị quyết S.Res.412 có mục đích tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải và việc sử dụng không phận, hải phận ở khu vực châu Á-TBD theo đúng pháp luật quốc tế.”. Việc khẳng định này của Robert Menendez là chỉ dấu cho thấy rằng thực chất của tranh chấp giữa Mỹ, TQ, VN và ASEAN về Biển Đông không phải là nguồn tài nguyên, năng lượng, khí đốt, cá mấm, đang tiềm ẩn trong lòng Biển Đông. Vì các nguồn tài nguyên trong lòng Biển Đông chưa có gì chứng minh xác thực, tất cả vẫn còn trong giai đoan giả thiết, tiềm kiếm, khám phá.

Song song với Nghị Quyết-412 của Robert Menendez, một Nhà báo của trang mạng Nationalinterest.org cũng vừa lên tiếng cảnh cáo chính phủ Mỹ chớ xao nhãn việc bảo vê tự do hàng hải trên Biển Đông. Biển Đông tuy nhỏ, nhưng lộ trình hàng hải trên Biển Đông đóng vai trò rất lớn trong mậu dịch tòan cầu. Hải trình của Biển Đông là Động Mạch Chủ của nền mậu dịch Châu Á Thái Bình Dương. Hàng năm có một khối lượng hàng hóa trị giá hơn 5 ngàn 300 tỷ us dollars trong đó có khối lượng hàng hóa của Mỹ trị giá hơn 2 ngàn tỷ us dollars, được chuyên chở, vận tải xuyên qua hải trình Biển Đông. Biển Đông là vùng biển hiện đang có tranh chấp gây gắt giữa TQ, và các nuớc ASEAN, nhất là giữa TQ với VN. Và tác giả bài báo trên, Harry J. Kasianis, đưa ra lời cảnh cáo, hiện nay TQ đang có tham vọng chiếm đoạt vùng biển này, là người có chủ quyền kiểm soát hải trình trên Biển Đông.

Thật vậy, dự mưu này của TQ được minh chứng qua nhiều giai đoạn trong nhhững năm gần đây:

- Năm 1974 TQ đánh chiếm quần đảo Hòang Sa của VN,

- Năm 1988 TQ đánh chiếm một số đảo của VN trong quần đảo Trường sa.

- Sau đó TQ dàng dựng lên Bản Đồ Lưỡi Bò với Đường Gẫy 9 Khúc- chiếm đoạt hơn 80% diện tích Biển Đông.

- Năm 2013 TQ lại sáng lập Không phận Nhận Diện Phòng Không-ADIZ-tại biển Hoa Đông chồng lấn lên không phận của Nhật bản, Đài Loan và Nam Triều Tiên. Trung Quốc đã tự thúc đẩy tham vọng của họ đi quá đà đã gây ra nhiều quan ngại cho toàn thế giới, nhất là Mỹ.

- Ngày 1 tháng 5-2014 TQ đã hạ đặt trái phép GKHD-981 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN với sự yểm trợ hơn 120 tàu chiến đủ các loại, Tàu kiểm ngư, Tàu cảnh sát biển…và nhiều máy chiến đấu, trực thăng, tham dự. Việc TQ hạ đặt trái phép GKHD-981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế của VN, ai cũng biết, không phải là một dự án đầu tư kinh tế, thuần túy thăm dò dầu khí. Đó là một chiến thuật trong chiến lược lớn của TQ xâm chiếm Biển Đông, để nắm lấy chủ quyền kiểm tra hải trình trên Biển Đông, kiểm soát mọi tàu bè đi lại trên Biển Đông. Do vậy, Thượng viện Mỹ khai sinh ra Nghị quyết S.Res.412 hôm 10-7-2014, nhất quyết yêu cầu chính phủ Bắc kinh phải di dời GKHD-981 ra khỏi vị trí hiện tại và trở lại nguyên trạng của Biển Dông trước ngày 1-5-2014. Có phải chăng chính phủ Mỹ bắt đầu nhạy cảm về việc TQ hạ đặt GKHD-981 trái phép, một biểu tương cho tham vọng của TQ, làm chủ hải trình trên Biển Đông, tước đoạt lợi ích cốt lõi của Mỹ tại Biển Đông và Châu Á Thái Bình Dương. Trong quá khứ, tại các Thưởng Đỉnh ASEAN mở rộng, tại Hà Nội cũng như tại Phnom Penh, nguyên ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã từng nhiều lần xác nhận trước mặt Ngoại trưởng TQ, Dương Khiết Trì, tự do hàng hải tại Biển Đông và tại châu Á Thái Bình Dượng là lợi ích cốt lõi quốc gia của Mỹ.

Tranh chấp ở Biển Đông nói rõ ra là sự tranh chấp của 3 quốc gia chính yếu TQ, HK, và VN. Trong đó VN là quốc gia tranh chấp cam go nhất chống lại tham vọng của TQ. Nếu ASEAN và VN thất bại trong cuộc tranh chấp, VN sẽ là quốc gia sẽ bị thua thiệt nhiều nhất. Bản Đồ Lưỡi Bò với Đường Gẫy 9 Khúc của TQ chiếm đoạt hơn 80% diện tích Biển Đông, tước đoạt hơn 500,000 Km2 biển của VN. Nếu TQ làm chủ hải trình Biển Đông, TQ chắc sẽ gây khó cho VN, sự va chạm giữa TQ và VN trong tương lai chắc chắn không thể tránh được. Hải trình trên Biển Đông của VN có chiều dài hơn 2500 Km từ Vịnh Thái Lan đến tận Hải Ninh trên Vịnh Bắc Bộ. Công cuộc phát triển kinh tế của VN trong tương lai sẽ gặp khó khăn nếu TQ nắm trọn chủ quyền hải trình trên Biển Đông. Biểu hiện rõ ràng nhất, hôm 1-5 vừa rồi TQ hạ đặt GKHD-981 trái phép trên vùng biền đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN, chỉ trong 48 giờ sau, Thị trường chứng khoán tại sàn Hà Nội và TPHCM bị chao đảo, tuột giốc thê thảm, các nhà đầu tư ngoại quốc mất tin tưởng, lo sợ về nền an ninh, ổn định của nền kinh tế VN, khối lượng ngoại tệ đầu tư tuột giảm thấy rõ.

Buổi Đối Thoại Song Phương Mỹ-Trung về Chiến lược Kinh tế trong 2 ngày 9-10/7/2014 đã chấm dứt. Không một ai biết rõ nội dung của buổi đối thoại này trừ ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch TQ, Tập Cận Bình…Nghị quyết 412 của Robert Menendez, những khuyến cao của Mike Roger, Chủ tịch ủy ban Tình báo Hạ viên Mỹ, có chủ đích rõ ràng làm áp lực TQ tại bàn đối thoại: TQ không được xâm phạm quyền tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông và Châu Á Thái Bình Dương. Chắc chắn Bắc Kinh dễ dàng chấp nhận điều kiện này. Không phải vô tình mà Tập Cận Bình đã khẳng định trước thềm hôi nghị tại Bắc Kinh vừa rồi:”Thái Bình Dương còn đủ rộng lớn bao la không thiếu chỗ cho hai quốc gia vĩ đại của chúng cùng phát triển…Một cuộc đối đầu giữa TQ và HK chắc chắn sẽ là thảm họa của hai nước và cả thế giới…”. Thế thì quyền tự do hàng hải trên Biển Đông và tại châu Á-Thái Bình Dương của VN và các nước ASEAN thì sao? Liệu Mỹ có đủ khả năng và can đảm tranh đấu với TQ tại bàn hội nghị tại Bắc kinh vừa rồi, đòi hỏi TQ phải kính trong quyền tự do hàng hải của các quốc gia được xem là đồng minh, là thành viên Liên Minh Quân sự với Mỹ trong khối ASEAN?

Để trả lời câu hỏi này, là người Việt, chúng ta không thể quên việc TQ đã chiếm đoạt Hoàng sa của ta năm 1974 trước mũi Hạm Đội 7 của Mỹ, nếu không muốn nói là với sự đồng lõa của Mỹ, mặc dầu lúc đó Việt Nam Công Hòa là đồng minh xương tủy lâu đời của Mỹ. Không gì lớn hơn lợi ích của tổ quốc luôn luôn vẫn là cương lĩnh lãnh đạo quốc gia không những riêng cho Hoa Kỳ mà cho chung cho cả thế giới ./.

Đào Như

Thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park-

July 14th 2014

GHI CHÚ VỀ NGUỒN

Tất cả dữ kiện của bài viết trên dựa trên thong tin của những websites sau đây

1- AMERICA’S DANGEROUS $5 TRILLION DOLLAR BET IN THE SOUTH CHINA SEA

http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/america’s-dangerous-5-trillion-dollar-bet-the-south-china-10857

2- THƯỢNG VIỆN MỸ THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT YÊU CẦU TRUNG QUỐC RÚT GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG

http://www.voatiengviet.com/content/thuong-vien-my-thong-qua-nghi-quyet-keu-goi-trung-quoc-rut-gian-khoan-hai-duong/1955576.html


.
,

Ý kiến bạn đọc
15/07/201419:29:23
Khách
Bai phan tich rat hay. Cam on tac gia nhieu lam.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nghĩa trang quân đội Biên Hòa là một chứng tích lịch sử của quân lực VNCH còn sót lại sau cuộc chiến tranh Việt Nam
Kể từ năm 2003, giá dầu thô trên thế giới bắt đầu tăng dần từ khoảng 25 Mỹ kim/thùng đến 70 Mỹ kim/thùng vào tháng 6, 2006. Hiện tại giá dầu đang giao động khoảng 60 Mỹ kim
Chỉ một việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân công du Âu châu sẽ đến Vatican gặp đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng trật lên trật xuống. Vào khoảng ngày 10/1 Hà Nội thông báo
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó
Là nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ do thực dân Pháp đô hộ và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột. Các tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ đó là cách tốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.