Hôm nay,  

Sóng Gió Biển Đông

31/05/201400:00:00(Xem: 4680)
Giàn khoan gây hấn

Giữa trời quang mây tạnh, Trung Quốc đột nhiên kéo giàn khoan dầu vĩ đại từ ngoài khơi Hồng Kông đem đến trước thềm lục địa Việt Nam. Bắc Kinh nói là để thăm dò dầu khí trong vùng biển "lưỡi bò." Dù rõ ràng là ở trong lãnh hải Việt Nam, nhưng đại cường Trung Hoa nói là vùng biển của họ. Khởi đầu như sau. Ngày 2 tháng 5: Trung Quốc loan báo giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương Thạch Du) đến hoạt động phía Nam quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) trong 3 tháng từ 2 tháng 5 tới 15 tháng 8, 2014. Trung Quốc lập luận giàn khoan cách đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, 17 hải lý; cách Hải Nam 180 hải lý về phía Nam; thuộc vùng biển của Trung Quốc.

Việt Nam khẳng định giàn khoan đặt cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 120 hải lý về phía Đông, hoàn toàn nằm trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa Việt Nam. Vị trí này thuộc trong lô dầu khí đã được Việt Nam đánh số 143, nơi biển sâu khoảng hơn 1,000 mét, chưa thăm dò và khai thác, nhưng đánh giá là ít dầu khí. Mặc dầu Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Công Hòa từ 1974 nhưng Việt Nam không từ bỏ chủ quyền ở quần đảo này.

Người Tàu nói đi nói lại đây là chuyện bình thường. Không có gì quan trọng mà Việt Nam, vốn là nước tình nghĩa anh em, không nên hoảng hốt mà làm hỏng mối duyên hữu nghị muôn đời.

Từ tin tức thời sự này, trên báo, trên đài radio và TV từ trong nước ra hải ngoại bàn tán xôn xao. Tiếp theo là các cuộc biểu tình nổ ra khắp mọi nơi. Cuộc biểu dương bất bạo động trong nước biến thành nổi loạn đập phá tan tành các xí nghiệp của Trung Quốc trong đó lại có quá nhiều cơ sở của Đài Loan và Đại Hàn. Từ đấu tranh chính trị trở thành vấn nạn kinh tế và mất sự ổn định về việc phát triển công kỹ nghệ. Thủ tướng Việt Cộng ra lệnh từ nay chỉ được phép biểu tình hợp lệ. Các cuộc biểu tình chống Tầu do nhà nước kiểm soát với các khẩu hiệu ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam.

Khi biến cố xẩy ra, cả 2 phe Trung Quốc và Việt Nam đều ngó qua các nước Đông Nam Á. Phần lớn mần thinh. Ngó qua Âu Châu, không hề động tĩnh. Chờ Hoa Kỳ tuyên bố. Phản ứng rất yếu. Trung Hoa yên tâm, đem cả trăm chiến hạm và tàu bè đủ loại ra bảo vệ giàn khoan. Trên thực tế giàn khoan này thực sự chẳng thấy hoạt động như một công tác tìm dầu thực sự.

Hồ sơ dầu khí Việt Nam và quốc tế đều nói rằng chỗ giàn khoan Hải Dương 981 bỏ neo chẳng phải là nơi có mỏ dầu. Đây chỉ là âm mưu Đại Hán diễu võ dương oai. Không phải tìm dầu mà thực ra chỉ thử gân đàn em Việt Nam. Trung Hoa không thăm dò dầu khí. Họ thăm dò lòng người. Teo hết.

Như ảo như thực

Giữa lúc phong ba nổi sóng biển Đông, những con tầu nhỏ bé của cảnh sát duyên hải Việt Nam liều lĩnh chạy quanh hạm đội Trung Quốc đang bảo vệ giàn khoan. Biết bao nhiêu tin tức bình luận tràn ngập mạng lưới điện toán toàn cầu. Những tin tức như ảo như thực làm cho người Việt hải ngoại nếu quan tâm phải tinh tế mới nhận được đâu là sự thực. Và dù rằng ý kiến khác biệt, hành động khác biệt, sự quan tâm theo dõi, chia xẻ những vui buồn cay đắng của người dân trong nước cũng đã là những điều hết sức khích lệ. Một nữ phật tự đã tự thiêu tại Sài Gòn để bầy tỏ sự phẫn uất. Ngọn lửa đấu trong liền bị chính quyền dập tắt.

Dù vậy, ở khắp chân trời, người Việt vẫn theo dõi tin tức. Từ sự quan tâm đó, chúng ta suy diễn xem trong nước có thể làm được điều gì và bên ngoài, người Việt lưu vong có thể hành động cụ thể ra sao.

Vai trò lãnh đạo tại Việt Nam. Dù là cộng sản độc tài, trách nhiệm hiện nay vẫn là 4 tay lãnh đạo chính của Việt Nam. Sắp xếp theo thứ tự quyền lực và chức vụ như sau:.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Trước biến cố giàn khoan Hải Dương của Trung Quốc chắc hẳn 4 tay lãnh đạo đã phải họp bàn và quyết định. Thường ra, theo nguyên tắc, chỉ đạo chính phải nằm trong tay tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam. Đây là vai trò của Stalin thời Nga sô Viết và của Mao trạch Đông thời đại cách mạng văn hóa bên Tầu. Thời kỳ 60/86 ở Việt Nam là quyền lực thu gọn vào một tay tổng bí thư Lê Duẩn. Thực sự cầm quyền 26 năm cho đến khi qua đời, người cộng sản chuyên chế nhất của Việt Nam sinh quán Quảng Trị với bản án 10 năm Côn Đảo mới thực sự là đối thủ của Trung Cộng.

Trong bối cảnh hiện tại, tổng bí thư của đảng cộng sản Trung Hoa Tập cận Bình, ngôi sao mới toàn quyền của Tầu đã thừa biết khả năng và tâm tư của tam đầu chế Việt Nam ngày nay. Đặc biệt là sự hèn nhát của tổng bí thư.

Giữa lúc Hoa Kỳ và thế giới Tây phương còn vướng mắc biết bao nhiêu vấn nạn quốc tế và quốc nội, Trung Hoa ngang ngược bá quyền bèn đi thêm nước cờ trên con đường thôn tính biển Đông, vùng biển quan trọng nhất của Thái Bình Dương.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện là những tay độc tài nửa mùa. Không đủ bản lãnh cai trị và phát triển đất nước trong thời bình. Cũng không đủ khả năng vận động quần chúng trong thời chiến. Suốt 2 thập niên qua đám này đã chịu ảnh hưởng Trung Hoa hoàn toàn về chính trị, kinh tế và thương mại.

Cho đến nay, Việt Nam chịu nhục nhã thần phục Trung Hoa trên đất và trên biển không phải vì không được Đông Nam Á và Tây phương hậu thuẫn. Cũng không phải vì khả năng quốc phòng Việt Nam không chống đỡ nổi với Trung Quốc.

Yếu tố số 1 là Trung Quốc thấy rõ Việt Nam không có nhân vật nào có khả năng lãnh đạo.

Trong suốt quá trình mở nước và giữ nước của Việt Nam, tiền nhân của ta chưa bao giờ trông cậy vào ngoại bang để chống Tầu. Cũng chưa bao giờ tiềm lực của nước ta vượt qua được Trung Hoa về nhân sự và tiếp vận.

Thực sự từ thời lập quốc cho đến cuối thế kỷ 19. Việt Nam tồn tại bên cạnh bá quyền Trung Quốc chỉ nhờ ở các nhà lãnh đạo. Từ 2 Bà Trưng, nhà Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần và cho đến sau này là nhà Nguyễn Tây Sơn với Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ. Nước Việt Nam hiện nay ở thế yếu so với Trung Hoa nhưng đâu có yếu bằng đời nhà Trần đương đầu với nhà Nguyên bách chiến bách thắng từ phương Bắc tràn xuống.

Vua nhà Trần biết thế nước lòng dân đã đặt câu hỏi tại hội nghị Diên Hồng. “ Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh”. Câu hỏi đã được các nhà lãnh đạo triều Trần trả lời bằng hai chữ hy sinh. Ngày nay lãnh đạo Việt Nam không có đủ khả năng đặt lại câu hỏi lịch sử. Tại sao. Vì đám này hoàn toàn thiếu khả năng lãnh đạo.

Gọi hồn Lê Duẩn.Trong hàng ngũ cộng sản Việt Nam trước đây, tổng bí thư Lê Duẩn là 1 hiện tượng đặc biệt. Người dân Việt trong nước thời bao cấp hẳn vẫn còn oán hờn bàn tay độc tài sắt đá của anh Ba Duẩn. Dân Việt tỵ nạn hải ngoại nhiều người đã từng thù oán tay cộng sản số 1 kéo đất nước lùi lại cả 2 thập niên sau chiến thắng miền Nam năm 1975. Nhưng chính Lê Duẩn là nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam dám đương đầu với Trung Quốc. Ta hãy xem qua thành tích độc tài nổi tiếng của Ba Duẩn:

Tác giả bản “Đề cương Cách mạng miền Nam” (1956). Từ đây đẻ ra Cục “R” và “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, Mở chiến dịch “Đường 9 Khe Sanh” (1968). Trận biển người nướng quân các sư đoàn tổng cộng 40.000 bộ đội hy sinh. Trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968) Ra lệnh hủy bỏ Hiệp định Hòa bình Paris (1973). Đẩy mạnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. Nối tiếp các Chiến dịch Mùa Xuân 1975. Chiến dịch Cải tạo công thương nghiệp miền Nam Việt Nam (1975). Mật danh là Chiến dịch X2. Tiến hành bất ngờ đợt một vào nửa đêm 9/9/1975, đợt hai từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 12, 1975. Rất nhiều doanh nhân miền Nam tự tử. Hoa Kiều chịu ảnh hưởng rất nặng. Chiến dịch nối tiếp là Kinh Tế Mới, di dân thành phố về miền rừng núi. Chiến dịch tận diệt tư thương miền Nam kéo dài đến cuộc đổi tiền Tuyên chiến & xâm lăng Campuchia (1978). Bao gồm 17 Sư đoàn bộ binh, không quân, thiết giáp, pháo binh, công binh, đặc công, hải quân đánh bộ, tiến chiếm Nam Vang và giữ quân trên đất Chùa Tháp cho đến 1989 mới rút quân ra khỏi Campuchia. Chống đỡ cuộc chiến “giáo trừng” phía Bắc (1979). Đây là một “cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Cộng và Việt Cộng. Sáu tỉnh cực Bắc bị san bằng, nhiều cột mốc biên giới bị dời vào phía trong lãnh thổ Việt Nam. Chiến dịch Z30, tịch thu gia sản của nhân dân từ Nghệ An ra Hà Nội (1978 Chiến dịch Cải cách Giá-Lương-Tiền (1985). Đổi tiền lần thứ nhì.


Tóm lại, thành tích sắt máu của Lê Duẩn là người tiên phong lãnh đạo cộng sản miền Nam từ thập niên 50. Khi Genève chia đôi đất nước 1954, Lê Duẩn tình nguyện ở lại để lãnh đạo phong trào Giải phóng miền Nam.. Trận Mậu Thân 1968 Lê Duẩn ra lệnh tổng nổi dậy tại các thành phố miền Nam. Dù năm 68, cộng sản thất bại tại miền Nam nhưng lại đạt được thắng lợi trên dư luận thế giới. Tiếp theo cũng chính Lê Duẩn chủ trương tổng tấn công mùa hè 72 và tiếp theo là người ra lệnh cho trận cuối cùng 1975.

Sau khi thôn tính miền Nam, một lần nữa gần như đơn phương quyết định, Lê Duẩn cho lệnh đánh qua Cam Bốt để Việt Nam phải đương đầu với 2 trận tấn công trả thù của Trung Cộng qua biên giới Bắc Việt. Nếu lãnh đạo cộng sản Việt Nam cỡ Lê Duẩn còn sống thì sắt máu như Mao trạch Đông cũng chưa dám ra tay đánh Việt Nam.

Trận đánh biên giới thời kỳ 80 thực sự là cuộc đương đầu giữa tay hào kiệt Đặng tiểu Bình với tay máu lạnh Lê Duẩn. Kết quả là Trung Cộng không hề nghĩ đến việc sẽ dạy cho Việt Nam một bài học nào khác cho đến khi Lê Duẩn qua đời.

Thời sự ngày nay cho tin tức là tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khi thấy dàn khoan Hải Dương lù lù trước mắt vội vàng xin gặp Tập Cận Bình nhưng bị từ chối.

Tài liệu cũ về chuyện nội bộ ghi rằng khi Mao trạch Đông dọa dẫm chiếm đóng Đông Nam Á, chính Lê Duẩn đã trả lời trực tiếp là Việt Nam sẽ chiến đấu chống Tầu để giữ nước. Ba Duẩn nhắc lại với họ Mao là ngày xưa ông cha Việt Nam đã từng chiến tranh với người Tầu.

Thủ tướng Chu Ân Lai qua thăm Hà Nội, sau khi thảo luận có nhiều điều bất đồng. Lê Duẩn đã không tiễn quốc khách ra đến cửa phi cơ như thông lệ. Hành động như thế, ngay cả Hồ Chí Minh cũng không dám làm.

Vì vậy yếu tố lãnh đạo hết sức quan trọng. Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam ngày nay có được dũng khí thì ngay khi không có đồng minh yểm trợ và ngay như thế nước yếu, lãnh đạo Trung Quốc cũng không dám bắt nạt.

Hải ngoại làm gì

Chắc hẳn trong 1 bài báo thời sự không thể viết ra hết những điều người Việt hải ngoại có thể làm để giúp xây dựng và bảo toàn quê hương trong quá trình dài hạn và trong biến cố mới nhất về thời sự biển Đông. Tuy nhiên ghi nhận tóm lược thì hiện nay khối người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại trên 2 triệu dân. Có thể ghi nhận thêm vào khoảng 1 triệu xuất xứ du học và lao động, vốn không phải tỵ nạn nhưng đã trở thành công dân của các quốc gia bản địa. Cùng với dân tỵ nạn họ trở thành khối người Việt tại hải ngoại chịu ảnh hưởng của nền văn minh tự do dân chủ.

Khối người Việt hải ngoại này đang lớn dần với khả năng trí tuệ, tài chánh, kỹ thuật và tư tưởng dân chủ tự do sẽ là khối đối lập thường trực với tình trạng độc tài độc đảng tại quê nhà.

Đây chính là tiếng nói thay cho khối dân thầm lặng tại Việt Nam. Hải ngoại dù đôi khi có khác biệt, đối chọi nhưng tựu trung vẫn là một lực lượng đối trọng với chính quyền cộng sản Việt Nam.

Đặc biệt khi quê hương nổi sóng tại biển Đông là cơ hội thức tỉnh để mọi người lưu tâm đến tình hình cố quốc.

Chuyện thứ hai là mối bang giao Việt Nam và Trung Hoa là một vấn nạn thường trực đã kéo dài cả ngàn năm lịch sử vì thực tế địa lý và sự ràng buộc về ảnh hưởng văn hóa sắc tộc. Dù Việt Nam đã từng bị Tàu đô hộ cả ngàn năm mà vẫn còn tồn tại là nhờ bản sắc huyết thống và nhờ ở địa thế của đất nước hết sức quý giá nằm ở hành lang trông ra Thái bình Dương. Giải đất Việt Nam không hề bị thế giới bỏ quên vì xa xôi khuất nẻo như Tây Tạng, Mông Cổ. Mọi biến chuyển nhất cử nhất động đều được thế giới lưu tâm.

Tiền đồ và tương lai của dân tộc hiện nay nằm trong 3 điểm chính. Địa thế đất nước, bản sắc dân tộc và thêm vào đó hàng triệu người Việt hải ngoại trở thành các chiến sĩ tiền phong của Việt Nam có mặt trên quốc tế.

Hiện nay chúng ta chưa có ngay 1 giai cấp lãnh đạo xứng đáng thực thi tự do dân chủ cho Việt Nam. Không có được các vị anh hùng dân tộc đủ bản lãnh chứng tỏ cho Bắc phương quản ngại. Vậy thì chúng ta chỉ còn có thể nhận định xem hải ngoại có thể làm được những gì.

Kinh nghiệm lập quốc của Do Thái và Palestin

Lịch sử lập quốc của 2 sắc dân Do Thái và Palestine là 1 bài học quý giá cho người Việt hải ngoại.

Từ hơn 2 ngàn năm trước dân Do Thái bị mất quê hương đã phải lưu đày đi khắp thế giới. Do Thái trở thành sắc dân lang thang. Bị bách hại tại Nga, bị diệt chủng tại Đức và bị kỳ thị ngay tại Mỹ. Do Thái là 1 sắc dân kiệt xuất đã có hàng ngàn bác học, các chiến sĩ dũng cảm, có 1 tôn giáo hết sức chặt chẽ nhưng số mạng vẫn khốn nạn. Sau thế chiến thứ hai, trải qua bao nhiêu gian khổ không thể tưởng tượng nổi, Liên Hiệp Quốc cắt đất Palestine để chia cho Do Thái lập quốc. Những người Do Thái tại Hoa Kỳ, các chính khách tài phiệt, khoa học gia đã góp phần hết sức quan trọng để dân Do Thái trở thành người có quê hương. Những câu chuyện về việc Do Thái lập quốc và chiến đấu để tồn tại giữa kẻ thù truyền kiếp là khối Á Rập ở Trung Đông đã trở thành các thiên anh hùng ca vĩ đại.

Để thể hiện thành quả này người Do Thái tại Mỹ đã phải xây dựng cộng đồng của họ suốt 200 năm bên cạnh lịch sử lập quốc Hoa Kỳ. Chính cộng đồng Do Thái từ các chủ ngân hàng và các dân biểu tại Mỹ, các chủ báo đã tạo dựng nước Do thái ngày nay. Con đường của người Việt giúp cho quê hương Việt Nam sẽ phải đi theo lối đó.

Hiện nay để lên tiếng trong quốc hội Mỹ về biến cố biển Đông, chúng ta không có 1 dân biểu hay 1 thượng nghị sĩ gốc Việt dù đã định cư ở xứ này 40 năm. Rất đáng tiếc.

Bây giờ xem qua thí dụ Palestine cũng là một bài học đáng kể. Khi toàn thế giới yểm trợ Do Thái lập quốc. Người ta cắt đất Palestine giao cho Do Thái. Lại đến lượt dân Palestine mất nước, mất đất trở thành dân lang thang. Một số phải ở lại sống ngay trong vùng Do Thái cầm quyền.

Palestine là dân lạc hậu, nghèo khổ. Họ không có cơ hội tạo ảnh hưởng tại Hoa Kỳ hay Âu Châu. Không có phương tiện, không có vũ khí tối tân. Không có các nhà tài phiệt. Palestine lấy gì để chống lại Do Thái. Lấy sức mạnh nào để nói lên tiếng nói phẫn nộ. Họ cũng không thể sống mãi chờ đợi mòn mỏi tại các trại tỵ nạn. Palestine đã quyết định đi ngược luân thường đạo lý. Họ lấy thân xác chính họ để hy sinh và kéo theo thân xác của bất cứ sắc dân nào khác không phân biệt nam phụ lão ấu. Mục đích ra tay tàn bạo để cất lên tiếng nói đau thương uất hận của người dân mất nước.

Palestine mở đầu chiến dịch khủng bố. Lữ đoàn Thánh tử đạo thành lập và bom nổ khắp mọi nơi.

Toàn thể thế giới lên án, nhưng toàn thể thế giới cũng bắt buộc phải ngồi lại để thảo luận. Các đợt khủng bố tiếp diễn. Các hội nghị hòa bình mở ra. Máu xương vô tội chan hòa trên phi cơ, trên xe bus. Khủng bố dùng cả trẻ em để giết trẻ em. Dùng cả bà bầu để giết người giữa chợ. Các bàn tay hòa bình thế giới bắt tay nhau. Các thỏa ước ký kết rồi lại vi phạm. Do Thái kiên cường cũng phải hòa dịu. Hai bên phải sống cạnh nhau như 2 thùng thuốc súng. Bây giờ hai sắc dân lang thang cùng mỏi mệt nằm kề bên nhau.

Bây giờ hải ngoại chúng ta sẽ xây dựng trường kỳ khối người Việt trong 100 năm nữa như người Do Thái. Hay nộ khí xung thiên ngay lập tức như Palestine để bảo vệ quê hương.

Chuyện này sẽ bàn lại kỳ sau.

Đón đọc Kịch Bản Biển Đông của Giao Chỉ. Trong nước, phi cơ thần phong và tầu ngầm quyết tử đánh sập giàn khoan. Hải ngoại, bom nổ ở các tòa đại sứ Trung Cộng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.