Hôm nay,  

Phản Đối Trung Quốc Là Cổ Xúy Chiến Tranh?

5/10/201400:00:00(View: 4350)
Trong vài năm qua, và đặc biệt khi xảy ra việc Bắc Kinh kéo giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN đã cho lực lượng dư luận viên tung ra luận điểm cáo buộc rằng: những ai phản đối Trung Quốc là những người chỉ muốn chiến tranh, muốn đổ máu.

Có thể nói ngay rằng sau 2 cuộc chiến điêu linh trong thế kỷ 20 trên đất nước Việt Nam, không người Việt yêu nước nào còn muốn thấy chiến tranh trên đất nước mình. Nhưng sợ hãi chiến tranh đến độ làm ngơ việc từng phần đất nước bị xâm chiếm thì CHẮC CHẮN KHÔNG PHẢI là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nếu cha ông Việt suốt 5000 năm qua sống khiếp nhược như thế thì đã không còn đất nước và dân tộc Việt Nam trên trái đất này. Thế hệ hiện nay có trách nhiệm đối với xương máu của cha ông đã đổ ra suốt bao đời và trách nhiệm đối với các thế hệ tương lai.

Việc nhân danh hòa bình để tránh né trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của giới lãnh đạo đảng CSVN là một ngụy biện trắng trợn. Cứ tạm dùng các quan điểm của đảng CSVN để đặt câu hỏi: Tại sao Pháp và Mỹ xâm chiếm Việt Nam thì phải đánh bằng mọi giá, đòi đốt cả dãy Trường Sơn để đánh; còn Tàu xâm chiếm Việt Nam thì bỗng dưng lãnh đạo đảng lại nhất định "duy trì hòa bình" bằng mọi giá? Phải chăng đảng chỉ dùng việc chống ngoại xâm làm phương tiện để lên nắm độc quyền cai trị mà thôi? Còn khi kẻ xâm lược là chỗ dựa để tiếp tục nắm quyền thì mất một phần đất nước cũng chẳng sao?

Phản đối Trung Quốc lại càng không đương nhiên là phải có chiến tranh khi còn khá nhiều phương cách khác nữa để chận đứng bàn chân kẻ xâm lược, từ liên kết với các quốc gia Đông Nam Á để lập phòng tuyến chung chống chủ nghĩa bành trướng, đến vận động cường quốc lớn như Hoa Kỳ vào quân bình thế lực tại Biển Đông, đến kiện Bắc Kinh ra tòa quốc tế như Philippines đang làm, v.v.. Nhưng cho đến nay lãnh đạo CSVN từ khước tất cả các phương thức đó. Qua miệng của chính thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, nhà cầm quyền CSVN kiên quyết chỉ nói chuyện tay đôi với Bắc Kinh, tức làm đúng điều mà Bắc Kinh muốn: Việt Nam thương thuyết ở vị thế một đàn em yếu kém và lệ thuộc.

Nhưng dù đối phó bằng cách nào đi nữa, dù có chiến tranh hay không, thì nhà cầm quyền CSVN vẫn TRƯỚC HẾT phải làm những việc cơ bản sau đây nếu họ thực sự muốn bảo vệ đất nước:

Ngưng ngay việc cấm cản người dân Việt bày tỏ lòng yêu nước. Chính sách cấm đoán đó vô cùng nguy hại vì nó làm chết dần nền tảng yêu nước của toàn dân. Không một chính sách quốc phòng hiệu quả nào trong lịch sử Việt Nam mà không dựa vào lòng yêu nước của toàn dân.

Thả ngay và xin lỗi những người yêu nước đang bị giam cầm. Không ai có thể tin giới lãnh đạo CSVN thực sự muốn bảo vệ tổ quốc nếu họ cứ tiếp tục giam giữ những người yêu nước chỉ vì sợ những vị này dấy lên được lòng yêu nước rộng khắp trong dân chúng.

Công khai phủ nhận ngay bản công hàm Phạm Văn Đồng. Bản văn vô cùng tai hại này đang làm nền tảng pháp lý cơ bản cho Bắc Kinh lấn chiếm Biển Đông. Ngay cả giàn khoan 981 theo lý luận của Bắc Kinh vẫn nằm trong hải phận 12 hải lý tính từ Hoàng Sa, mà Hoàng Sa đã được công hàm Phạm Văn Đồng xác nhận thuộc lãnh hải lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc. Bản văn đó cũng đang ngăn cản việc Việt Nam kiện Bắc Kinh trước toà án quốc tế.

Và quan trọng hơn hết, ngưng ngay việc làm ngơ cho Trung Quốc lan lấn một cách vô cùng nguy hiểm trên khắp nước Việt Nam và trong guồng máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Hiện nay không còn ai biết Bắc Kinh đã và đang giấu những gì ở hàng trăm các khu biệt lập dọc theo biên giới, giữa các tỉnh thành, tại các vị trí chiến lược như Nóc Nhà Đông Dương và hầu hết các cao điểm biên giới. Các đường xa lộ có thể dùng để chuyển quân thẳng từ biên giới Việt Trung vào đến Hà Nội cũng đã xây xong. Và gần đây là các phát hiện về việc các hoạt động chuẩn bị cắt đôi nước Việt Nam ở nơi hẹp nhất khi cần thiết; v.v... Những âm mưu đó nguy hiểm không kém gì việc Bắc Kinh kéo giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam.

Nói tóm lại, phản đối Trung Quốc xâm lược không đương nhiên đồng nghĩa với chủ trương chiến tranh. Loại ngụy biện đó hoàn toàn chỉ là thủ thuật đánh lạc hướng dư luận của những kẻ vẫn còn ôm hy vọng "chỉ chống Trung Quốc vừa đủ để tiếp tục nắm quyền".

Điều bất hạnh cho đất nước là Bắc Kinh biết rất rõ và đã tận dụng những hy vọng đó của giới lãnh đạo CSVN trong suốt mấy thập kỷ qua.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
- Mình lúc này không muốn theo dõi tin tức nữa. Mệt lắm. - Mình cũng vậy, không đọc báo, chỉ xem phim hoặc nghe thuyết pháp, tránh nhức đầu. - Đời người ngắn ngủi, sao phải tốn thì giờ… - Ở tuổi này, chuyện gì không vui xin miễn, tội gì phải đọc tin tức rồi tự mình làm khổ mình. Trong những năm gần đây, những phát biểu đại loại như trên từ bạn bè khiến những người trong ngành chúng tôi đôi lúc không khỏi ngán ngẫm về công việc báo chí của mình, một việc làm nếu đã không được tưởng thưởng tài chánh tương xứng, thì phần thưởng tinh thần từ ý nghĩa tự nó cũng không đủ bù đắp. Đọc báo hay không đọc báo?
Hồi đầu thế kỷ, có bữa, tôi nhận được thư của Vũ Thư Hiên. Ông hớn hở cho hay “Anh Tấn sắp sang Pháp chơi với anh vài tuần”. Thuở ấy, hai ông còn khá trẻ trung (và còn sung lắm) nên chắc chắn là đôi bạn già sẽ đi lung tung khắp Âu Châu, chứ dễ gì mà chịu quanh quẩn ở Paris. Mãi cả chục năm sau, sau khi nhà văn Bùi Ngọc Tấn lâm trọng bệnh, tôi mới nghe ông nhắc đến chuyến du hành thú vị này (với ít nhiều tiếc nuối) trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC – vào hôm 14 tháng 11 năm 2014: “Sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm… Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”
Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư đảng CSVN, thay ông Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/07/2024, nhưng ông Tô Lâm chỉ dám hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ông Trọng đã đề ra...
Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi/đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.