Hôm nay,  

The Economist vs. Michael Pettis: Cá Độ Về Kinh Tế Trung Quốc

13/02/201400:00:00(Xem: 5263)
The Economist là tờ tuần báo kinh tế hàng đầu trên thế giới đã dự đoán rằng GDP Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 7.5% thường niên và qua mặt Hoa Kỳ vào năm 2018.

Tiến sĩ Michael Pettis hiện giảng dạy môn tài chánh tại Đại Học Bắc Kinh chuyên nghiên cứu về các nước đang phát triển đặc biệt đối với Hoa Lục. Ông tiên liệu rằng Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 3% trong những năm sắp tới nên không thể hơn Mỹ vào năm 2018, mà còn có thể rơi vào nhiều thập niên trì trệ (lost decade) – tương tự trường hợp của Nhật Bản từ 1990 cho đến nay.

Hai bên đã thách thức nhau và nhận lời cá độ vào tháng 03-2012 [1]. Nếu báo The Economist thua thì họ sẽ mời ban nhạc do giáo sư Michael Pettis bảo trợ trình diễn trong buổi họp hàng năm sau đó!

Kinh tế Trung Quốc rơi từ con số tăng trưởng ngoạn mục 10.7% vào năm 2010 xuống hiện chỉ hơn 7.5% năm 2013 do xuất cảng sang u-Mỹ-Nhật giảm sút mạnh trong lúc gánh nặng nợ xấu bị phanh phui ra ngày càng nhiều. Tuy vậy báo The Economist và nhiều nhà nghiên cứu đánh giá rằng chính sách cải tổ của Tập Cận Bình sẽ ngăn chận các lãng phí để phát huy tiềm năng của khu vực tư nhân, nhờ vậy nền kinh tế sẽ tiếp tục phát triển không dưới mức 7%. Vài cơ quan nghiên cứu khác của Hoa Kỳ cũng kết luận tương tự nhưng dự trù GDP của Hoa Lục sẽ qua mặt Mỹ vào đầu thập niên 2020 thay vì năm 2018.

Michael Pettis trái lại rất bi quan về tương lai của Trung Quốc. Ông phê bình phe lạc quan rằng họ chỉ đoán mò dựa trên quá khứ Hoa Lục đã vượt qua nhiều thử thách (1989, 1998, 2001, 2007, 2011) để kết luận rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai mà không đưa ra được dẫn chứng cụ thể nào. Hơn nửa Michael Pettis nhận xét trong quá khứ giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng chẳng tài giỏi thần thánh gì mà chỉ nhờ vào quyền hạn tuyệt đối để huy động năng lực quốc gia nhằm mua thời gian đẩy lùi các khó khăn – trong khi tránh né không giải quyết rốt ráo tận gốc rể. Cho đến nay mâu thuẩn đã chồng chất phải đến ngày phải tính sổ, trường hợp này chẳng khác gì kinh nghiệm của nhiều quốc gia đã từng phát triển nhảy vọt khác như Mỹ trước cuộc Đại Khủng Hoảng 1929, Liên Xô trong thập niên 50, Nhật trong thập niên 70, v.v…

Cơ sở của Michael Pettis dựa trên số liệu về sức tiêu thụ nội địa tại Trung Quốc từ một con số thấp (55% của GDP năm 1985) rơi xuống mức cực kỳ thấp (35% của GDP năm 2012) vốn chưa hề có trong lịch sử các nền kinh tế lớn [2]. Trong khi đó toàn bộ nền kinh tế lại nhảy vọt trung bình 10% trong suốt hai thập niên. Thông thường kinh tế tăng trưởng thì dân chúng khá giả nên ăn xài rộng rải hơn khiến trường hợp của Trung Quốc trở thành một nghịch lý. Giải thích của Michael Pettis là giới lãnh đạo đã bóc lột dân chúng (lời người viết: nếu nhìn theo của Karl Max tức hệ thống cầm quyền tước đoạt giá trị lao động của dân chúng) để hổ trợ nhà nước và doanh nghiệp đầu tư ồ ạt vào hạ tầng và xí nghiệp. Chính sách này dẫn đến ba hậu quả tức là (1) Trung Quốc trở nên lệ thuộc vào xuất khẩu (2) nhà nước đầu tư lãng phí vào nhiều công trình công cộng khiến bơm lên bong bóng địa ốc (3) hố sâu giàu nghèo ngày càng tăng trong đó các nhóm lợi ích nắm cả đặc quyền về kinh tế lẩn chính trị.


Nhiều người sẽ phản bác cho rằng đời sống tại Hoa Lục đang cải thiện nhanh chóng trong vòng 30 trở lại. Nhưng con số cho thấy khi GDP tăng 10% thì mức thu nhập của dân chúng chỉ lên 7%, tức là mỗi năm người dân bị cướp mất 3% lợi tức (chưa tính thuế khoá). Con số này tích tụ trong 30 năm trở thành khối lượng khổng lồ. Nhà cầm quyền tước đoạt tài sản dân chúng qua nhiều cách:

Kềm giữ giá trị đồng Nhân Dân Tệ thấp hơn 15-20% giá trị đích thực: chính sách này chẳng những khiến Trung Quốc lệ thuộc nặng nề vào xuất cảng mà còn làm tiêu thụ giảm vì dân chúng phải trả giá mắc mỏ cho xăng dầu điện nước và hàng hóa nhập cảng.

Lãi xuất ngân hàng rất thấp nhưng số đông dân chúng không có chọn lựa nào khác vì đầu tư vào chứng khoán tại Trung Quốc cũng giống như đánh bạc do thị trường bị thao túng bởi các nhóm lợi ích

Chính sách hộ khẩu khiến công nhân di chuyển từ nông thôn không thể gia nhập vào nghiệp đoàn để đòi tăng lương

Chính sách hộ khẩu cũng khiến công nhân từ nông thôn phải dành dụm tiền học cho con cái do không được học trường công.

Mạng lưới an sinh rất kém nên dân chúng phải để dành tiền phòng khi thất nghiệp, bệnh hoạn hay cho lúc già yếu.

Nhà cầm quyền làm ngơ để các cơ xưởng phá hoại môi trường là một loại thuế đánh lên dân chúng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, vì sau này toàn xã hội thế nào cũng phải trả giá đắt cho bệnh hoạn hay làm sạch môi trường.

Do các chính sách hổ trợ đầu tư nói trên nên sức tiêu thụ nội địa sụt giảm xuống con số kinh hoàng là 35% của GDP. Nay nhà nước muốn đổi mô hình kinh tế đặt nặng vào tiêu thụ nội địa thì phải nâng sức mua lên 50% của GDP trong vòng 10 năm. Giả sử kinh tế tiếp tục tăng trưởng 7% thì sức tiêu thụ phải vọt nhanh hơn ở mức 10% trong 10 năm tới, một con số khó đạt đến trong hoàn cảnh toàn cầu không thể tiếp tục chấp nhận cán cân mậu dịch chênh lệch với Trung Quốc lâu hơn nửa. Còn nếu chỉ giữ mức thu nhập tăng 7% mỗi năm như hiện thời thì GDP bắt buộc phải chỉ còn 3% tức là kết luận của tiến sĩ Michael Pettis.

Cuộc cá độ giữa báo The Economist với Michael Pettis xảy ra hồi tháng 3-2012 nhưng người viết mới biết khi đọc quyển Avoiding The Fall của tác giả. Điều thú vị là người viết cũng có một cá độ trong cùng một đề tài về nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2011 tức là 1 năm trước đó – nhưng thắng thua là bàn tiệc và màn karaoke thay vì chương trình văn nghệ như đã nhắc đến phần trên.

Độc giả nào muốn theo dõi các bài viết thú vị của tiến sĩ Michael Pettis về tình hình kinh tế Trung Quốc có thể theo dõi trên blog http://blog.mpettis.com

***

[1] http://www.economist.com/blogs/freeexchange/2012/03/china-will-overtake-america-within-decade-want-bet

[2] Sức tiêu thụ nội địa của các nền kinh tế lớn trung bình chiếm khoảng 60-65%; riêng tại Hoa Kỳ lên đến 70-75% tức là dân Mỹ tiêu xài quá độ!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nghĩa trang quân đội Biên Hòa là một chứng tích lịch sử của quân lực VNCH còn sót lại sau cuộc chiến tranh Việt Nam
Kể từ năm 2003, giá dầu thô trên thế giới bắt đầu tăng dần từ khoảng 25 Mỹ kim/thùng đến 70 Mỹ kim/thùng vào tháng 6, 2006. Hiện tại giá dầu đang giao động khoảng 60 Mỹ kim
Chỉ một việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân công du Âu châu sẽ đến Vatican gặp đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng trật lên trật xuống. Vào khoảng ngày 10/1 Hà Nội thông báo
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó
Là nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ do thực dân Pháp đô hộ và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột. Các tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ đó là cách tốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.