Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tỉnh Đắk Nông

06/02/201400:00:00(Xem: 4486)
TỈNH ĐẮK NÔNG

Tỉnh Đắk Nông, diện tích là: 6.515 km vuông. Dân số năm 2011 là 516.390 người, mật độ 79 người/ km vuông. Sắc dân: Kinh, Ê Đê, M’ Nông, Nùng, Tày, Thái, Dao. Gồm có: Thị xã Gia Nghĩa, và 7 huyện: Đắk Mil, Tuy Đức, Đắk R’Lấp, Đắk Song, Đắk Júk, Krông Nô, Đắk Glong. Tỉnh lỵ ở thị xã Gia Nghĩa.

Tỉnh Đắk Nông phía bắc giáp Đắk Lắk, phía đông và đông nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Bình Phước và nước Cao Miên. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 độ C.

Lịch sử tỉnh Đắk Nông: Tỉnh Đắk Nông được thành lập từ ngày 1-1-2004, lấy tỉnh Đắk Lắk (cũ) chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông, Đắk Lắk mới là phần đất phía bắc và tỉnh Đắc Nông ở phần đất phía nam của tỉnh Đắk Lắk cũ.

Những sông chính của Đắk Nông: Sông Ba, sông Serepôk (có các nhánh Krông Ana, Krông Bông, Krông Pắk, Krông Nô...) và một số sông nhỏ khác, nhiều thác nước hùng vĩ.

Tỉnh Đắk Nông có các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời: Bộ chiêng đá đã phát hiện tại huyện Đắk R’lấp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T’rưng, đàn K’lông Put, đàn nước, kèn, sáo... họ tổ chức những lễ hội độc đáo còn giữ bản sắc xa xưa của dân tộc.

Thác Dray Sáp, theo tiếng Ê Đê, Dray Sáp nghĩa là thác khói. Vì thác nước đổ xuống thung lũng ào ào, nước tung toé bay như hơi khói, thác Dray Sáp được kết hợp bởi hai sông: Sông Krông Knô và sông Krông Ana, trông rất ngoạn mục.

Thác Diệu Thanh ở huyện Đắk R’Lấp là nơi rừng núi còn hoang sơ, nước từ độ cao 30m đổ xuống ào ào như giải lụa trắng lơ lửng rơi, trông rất đẹp. Thác Ba Tầng, gọi 3 tầng vì nước thác đổ xuống qua 3 tầng đá với độ cao 40m, nước tuôn liên tục ào ào, xung quanh thác là rừng cây cổ thụ, bên thác có bãi đất bằng phẳng rộng rãi, rất thuận lợi cho việc cắm trại hay picnic.


Đắk Nông có đất đai màu mỡ, chất đất bazan, thuận lợi trồng cây công nghiệp: Cà phê, cao su, hạt tiêu...

Đất ở Đắk Nông giàu trữ lượng khoáng sản, đặc biệt là quặng Bô xít (bauxite) dùng để sản xuất Aluminium (Nhôm). Nhưng việc khai thác bauxite rất nguy hại đến môi trường sống của đồng bào tại tỉnh Đắk Nông nói riêng và cả nước Việt nói chung. Vì chất thải bùn đỏ rất nguy hiểm đến đời sống nhân dân. Trong khi đó công ty khai thác lại là Tàu cộng (kẻ xâm lăng, kẻ thù truyền kiếp) đưa người đến ở Tây nguyên VN (cái sườn của VN) là mảnh đất VN coi như “gửi trứng cho ác!”.

Nên nhiều nhà trí thức yêu nước đã can ngăn. Nhưng vào ngày 26-4-2009, tin từ BBC đã loan tải: Bộ Chính trị đảng CSVN đã xác định lời tuyên bố của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Bộ Chính trị, cơ quan cao nhất của đảng CSVN, vừa ra thông báo kết luận về việc khai thác bauxite, trong đó khẳng định đây là chủ trương nhất quán của đảng”?!!!

Đắk Nông khoáng sản dồi dào
Cho Tàu khai thác, nghẹn ngào toàn dân

Cảm tác: Non Nước Đắk Nông

Đắk Nông, đông giáp tỉnh Lâm Đồng
Rừng núi bao la, rậm rạp trông
Tây giáp Cao Miên, nhìn tít tắp
Bắc ranh Đắk Lắk, thấy mênh mông
.
Đắk Nông nhạc cụ rất lâu đời
Nhộn nhịp cồng chiêng giữa đất trời
Nhạc điệu âm vang nơi núi thẳm
Nhịp nhàng rộn rã khắp muôn nơi
.
Thác Đray Sáp, nước đổ từ nguồn
Tung toé như hoa, vung vãi luôn
Hoà hợp hai sông, lờ lững chảy
Bập bềnh một thác, ạt ào tuôn
.
Đắk Nông rộng rãi đất đai nhiều
Ruộng rẫy thênh thang, cảnh mỹ miều
Chất đất bazan, màu mỡ tốt
Cà phê mướt mượt, gỗ cây nhiều!
.
Thiên nhiên ưu đãi ở nơi đây
Bô xít, quặng nhôm dưới đất này
Buồn bã cho Tàu vào khai thác!
Buôn làng tơi tả, kể từ nay?!!!


Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.