Hôm nay,  

Tầm Quan Trọng Chính Trị Của Các Cộng Đồng Hải Ngoại

26/08/202200:00:00(Xem: 4849)

diaspora_pic
Hình ảnh Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại tham gia diễn hành Ngày Văn Hóa Quốc Tế do LHQ tổ chức tại New York vào ngày 18 tháng 6, 2016

 

Giới thiệu: Tầm quan trọng của diaspora hay cộng đồng người gốc Việt sống ngoài Việt Nam càng ngày càng gia tăng. Để có một cái nhìn tổng quát, có tính cách học thuật và khách quan hơn về tình hình chung của diaspora Việt cũng như các diaspora trên thế giới, tôi xin giới thiệu và dịch bài viết năm 2005 sau đây của Steven Vertovec, một giáo sư đại học Đức chuyên về Xã hội học và Dân tộc học. Các điểm liên quan tới Việt Nam sẽ được người dịch ghi chú, bàn luận thêm trong phần chú thích ở cuối bài. (HVH)
 
*
 
Trong 25 năm qua, các diaspora (hay cộng đồng hải ngoại các nước) ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chính trường quốc tế (1).
 
Ví dụ về các diaspora hoạt động chính trị như vậy là các hiệp hội người Mỹ gốc Do Thái, Hy Lạp, Cuba và Armenia là những nhóm hoạt động hành lang (lobbies) mạnh nhất ở Washington, DC. Các nhóm và cá nhân trong diaspora người Iraq đã đóng những vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Iraq năm 2003.
 
Nhiều nước, chẳng hạn như Israel và Armenia, coi cộng đồng người nước ngoài của họ là những lợi thế chính trị có tầm quan trọng sinh tử về mặt chiến lược, trong khi những quốc gia khác, chẳng hạn như Ấn Độ, Philippines và các nước khác gởi di dân ra ngoài, đã công nhận những đóng góp khổng lồ của cộng đồng người nước ngoài của họ thông qua kiều hối (remittances) (2).
 
Có nhiều lý do giải thích tại sao trong vài thập kỷ qua, những người ở hải ngoại như vậy đã trở nên nổi bật hơn trên sân khấu thế giới. Các công nghệ (kỹ thuật) truyền thông mới đã cải thiện khả năng huy động và các chính sách đa văn hóa ở các nước tiếp nhận đã làm sống lại lòng tự hào và tính tự khẳng định sắc tộc (ethnic pride and assertiveness).
 
Một điều quan trọng nữa là sự tăng trưởng của các nguồn lực kinh tế do số lượng di dân ngày càng tăng và những thay đổi sâu xa trong bản thân hệ thống chính trị thế giới khi các quốc gia-dân tộc (nation-state) dân chủ hơn xuất hiện sau khi các chế độ cộng sản sụp đổ.
 
Trong một loạt lĩnh vực chính sách ngày nay – bao gồm đối ngoại, phát triển kinh tế và di cư quốc tế – vị trí của các diaspora ngày càng cần được xem xét.
 
Các định nghĩa được tranh luận
 
"Diaspora" là một từ ngữ có nguồn gốc Hy Lạp có nghĩa là "gieo rắc hoặc rải rác, tản mác". Cho đến gần đây, kinh nghiệm lịch sử của người Do Thái là “stereotype” (nguyên mẫu): bị cưỡng bức trục xuất và phân tán, bị bức hại, cảm giác mất mát và viễn cảnh của ngày trở về (3).
 
Tuy nhiên, trong hơn một thập kỷ qua, "diaspora" đã trở thành một thuật ngữ dùng để tự mô tả bởi nhiều nhóm khác nhau gồm những người từng di cư hoặc những hậu duệ của những người di cư từ một nơi này đến một nơi khác hoặc đến nhiều nơi khác.
 
Có thể quan sát được trong vô số các trang web (một tìm kiếm trên Google cho gần bốn triệu lượt truy cập cho "diaspora"), hầu hết những nhóm tự nhận mình là “diaspora” không nhấn mạnh đến các khía cạnh buồn thảm đã từ lâu được gắn liền với các diaspora Do Thái, Châu Phi hoặc Armenia. Thay vào đó, họ lại tán dương một ý nghĩa sáng tạo về mặt văn hóa, năng động về mặt xã hội và lắm khi lãng mạn (4).
 
Ví dụ: một trang web của cộng đồng người Ấn Độ hải ngoại tuyên bố: "Diaspora rất đặc biệt đối với Ấn Độ. Sống ở những vùng đất xa xôi, các thành viên của tổ chức này đã thành công ngoạn mục trong ngành nghề mà họ đã chọn nhờ sự cống hiến hết mình và làm việc chăm chỉ. Hơn thế nữa, họ vẫn giữ được mối liên kết tình cảm, văn hóa và tâm linh của họ với đất nước cội nguồn. Điều này tạo nên một rung động hỗ tương trong trái tim của người dân ở Ấn Độ. "
 
Ngoài ra, người ta giảm thiểu tầm quan trọng của bất kỳ mong ước hồi hương vào lúc này để thay vào đó đề cao việc xác định ý thức hệ hoặc các thực hành xuyên quốc gia có thể giúp liên kết cộng đồng đang sống lưu lạc với quê hương. Ngày nay, những tập thể tự gọi mình là diaspora có xu hướng tìm thấy lòng tự trọng, và một loại “hợp quần gây sức mạnh” thông qua việc sử dụng thuật ngữ này.
 
Sự thay đổi này trong việc chấp nhận ý nghĩa của từ diaspora chắc chắn đã gây ra một số nhầm lẫn và kích thích tranh luận. Trong một nền văn học đang phát triển mạnh mẽ, các học giả trong ngành khoa học xã hội và nhân văn thường không đồng ý về các định nghĩa đương đại về diaspora, các điểm quy chiếu điển hình, các tính năng đặc trưng, giới hạn và động lực xã hội của nó.
 
Những người chỉ trích thuật ngữ diaspora phản đối việc nó có thể gợi ý là có sự đồng nhất và bản sắc cố định về mặt lịch sử, cũng như các giá trị và thực tiễn trong một nhóm dân cư phân tán. Và ai là người quyết định ai thuộc về diaspora, và theo tiêu chí nào? Nó có thường dựa trên quốc gia-dân tộc, tôn giáo, khu vực, dân tộc thiểu số hoặc các tiêu chí thành viên khác không? Nguồn gốc phả hệ có phải là điều kiện xác định duy nhất của tư cách thành viên, và tư cách thành viên kéo dài bao nhiêu thế hệ sau khi di cư? (5).
 
Để có ý nghĩa thực sự, các đòi hỏi và tiêu chí đưa ra về các giới hạn và tư cách thành viên nên được đương sự tự gán lấy cho mình (6). Việc người khác quyết định xem một người nào đó là một phần của diaspora hay không có vẻ là điều không chánh đáng nếu bản thân người ấy không coi mình là một phần của một nhóm đó.
 
Sự thuộc về một diaspora đòi hỏi ý thức về, hoặc tình cảm gắn bó với những nguồn gốc thường được giả định và các thuộc tính văn hóa gắn liền với chúng. Những nguồn gốc và thuộc tính như vậy có thể nhấn mạnh các đặc điểm ngôn ngữ sắc tộc (ethno-linguistic), vùng miền, tôn giáo, quốc gia hoặc các đặc điểm khác. Mối quan tâm đối với những gì xảy ra ở quê nhà và hoàn cảnh những thành viên khác của diaspora ở các nơi khác trên thế giới bắt nguồn từ ý thức và tình cảm gắn bó này.
 
Định nghĩa như vậy cắt ngang qua các câu hỏi xoay quanh số thế hệ đã qua, mức độ năng lực ngôn ngữ, mức độ quan hệ xã hội đồng tộc, số lễ hội được tổ chức, số bữa ăn dân tộc được nấu hoặc phong cách ăn mặc. Nghĩa là, chuyện một người nào đó có ít hay nhiều đặc tính sắc tộc không ảnh hưởng đến việc anh hay chị ta có thể cảm thấy mình là một phần của diaspora hay không và ở mức độ nào.
 
Hiểu được như vậy, chúng ta có thể hiểu rõ hơn ý thức về diaspora có lúc có thể hoàn toàn tan biến, có lúc giảm và có lúc chảy mạnh, có thể nóng hoặc lạnh, bật cháy hoặc tắt, hoạt động hoặc im lìm. Mức độ gắn bó – và các vận động xung quanh nó – thường phụ thuộc vào các sự kiện đang ảnh hưởng đến quê hương giả định.
 
Thiên tai, xung đột và những thay đổi chính phủ có xu hướng làm nảy sinh những ràng buộc như vậy. Ví dụ, trận sóng thần châu Á vào tháng 12 năm 2004 đã huy động các nhóm người Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia đang ở nước ngoài (7).
 
Trao đổi các nguồn lực hoặc thông tin trong thực tế, hoặc hôn nhân hoặc thăm viếng diễn ra xuyên biên giới – giữa các thành viên của cộng đồng người hải ngoại hoặc với những người ở quê hương – là các hoạt động xuyên quốc gia. Xuyên quốc gia có nghĩa là thuộc về hai hoặc nhiều xã hội cùng một lúc. Vào thời điểm đó, diaspora hoạt động như một cộng đồng xuyên quốc gia.
 
Khi sự giao lưu đó không diễn ra (có khi qua nhiều thế hệ) mà người ta vẫn duy trì sự gắn bó về căn cước với quê hương và người đồng chủng tộc đang ở những nơi khác, thì chỉ có một diaspora mà thôi [chứ không có cộng đồng xuyên quốc gia]. Theo cách này, không phải tất cả các diaspora đều là cộng đồng xuyên quốc gia, nhưng cộng đồng xuyên quốc gia phát sinh từ trong các diaspora.
 
Ngày nay, công nghệ (kỹ thuật) giúp các nhóm hoạt động như một cộng đồng xuyên quốc gia dễ dàng hơn rất nhiều để duy trì căn cước và vận động chính trị. Đặc biệt, du lịch bằng máy bay giá rẻ và các cuộc gọi điện thoại, Internet và truyền hình vệ tinh đã khiến việc giữ liên lạc trở nên ít tốn kém. Thật vậy, sự gia tăng của các trang web liên quan đến các diaspora minh chứng cho sức mạnh của các lợi ích và bản sắc chung.
 
Diaspora có thể có nhiều danh xưng khác nhau, tùy thuộc vào tiêu chí được sử dụng. Cùng một cá nhân có thể coi mình là một phần của cộng đồng người theo đạo Hindu toàn cầu hoặc một cộng đồng phân tán của tín đồ Swaminarayanis (giáo phái, sect) (8), người Ấn Độ (quốc gia-dân tộc, nation state), người Gujaratis (tiểu bang hoặc ngôn ngữ), người Patidars hoặc Patels (9) (đẳng cấp và phụ cấp, cast or subcast), người Suratis (phương ngữ và khu vực), hoặc dân làng. Những điều này không loại trừ nhau. Hơn nữa, bất kỳ danh tính nào của một người có thể không hoạt động hoặc hoạt động xuyên quốc gia.
 
Cuối cùng, khi quan niệm về cộng đồng, chúng ta nên chống lại những giả định rằng quan điểm và trải nghiệm được chia sẻ trong một nhóm dân cư phân tán mặc dù chúng có danh xưng chung. Điều này đặc biệt xảy ra đối với cộng đồng những người di cư ở các thời điểm lịch sử khác nhau.
 
Những cuộc gặp gỡ ngượng ngùng khó xử hoặc xung đột nội bộ nghiêm trọng có khuynh hướng nảy sinh khi làn sóng di cư mới tiếp xúc với những người thuộc làn sóng trước, là những người còn gìn giữ truyền thống đã lỗi thời hoặc những người trước đó đã rời khỏi nước ra đi với quan điểm và hoàn cảnh chính trị khác nhau. Phản đối kịch liệt Castro, những người Cuba từng di cư trước năm 1962 có thể đụng độ với những người di cư Cuba là "con cái của Cách mạng" (10).
 
Đôi khi, có ít giao tiếp và tương tác khi làn sóng người di cư đến sớm hơn thuộc một tầng lớp xã hội hoặc kinh tế khác với làn sóng đến muộn hơn. Ví dụ, một thế hệ trước của những người di cư có thể có rất ít giao tiếp hoặc hiểu biết về các sự kiện gần đây ở quê nhà mặc dù họ vẫn có niềm tự hào về dân tộc (11). Họ có thể có rất ít điểm chung với một làn sóng mới những người tị nạn hoặc những người lưu vong bị chính trị hóa cao, những người hoàn toàn bị cuốn hút với những thay đổi văn hóa và chính trị ở quê hương.
 
Ngược lại, trong sự bối rối hoặc hoảng hốt của những người di cư mới, các diaspora được thiết lập vững vàng ở quốc gia đến có thể thúc đẩy "chủ nghĩa dân tộc viễn liên" và tin vào một số hình thức độc quyền sắc tộc và chủ nghĩa yêu nước hữu khuynh và phản động nhất.
 
(Nguyên tác: The Political Importance of Diasporas)
 
– Steven Vertovec
(Hồ Văn Hiền dịch, 12/8/2022)
 
Steven Vertovec là Giám đốc tại Viện Max Planck về Nghiên cứu Đa dạng Tôn giáo và Dân tộc, Göttingen và Giáo sư danh dự về Xã hội học và Dân tộc học, Đại học Göttingen (Đức).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Tại Trường Valley High School, 1801 S. Greenville St, Santa Ana, CA 92704, sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng Tư năm 2024, Giám Sát Viên Quận Cam Vicente Sarmiento Địa hạt 2 và Phó Thị Trưởng Santa Ana cô Thái Việt Phan đã tổ chức Hội Chợ Y Tế và Thông Tin Quyền Lợi của Cộng đồng. Hội chợ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, quy tụ hàng trăm cư dân, đa số là người Mễ Tây Cơ, một số ít người Việt Nam và các sắc dân khác. Đúng 9 giờ 15, Giám Sát Viên Vicente Sarmiento, Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan và Dân Biểu Lou Correa cùng một số viên chức thành phố Santa Ana ra chào mừng mọi người. Giám Sát Viên Vicente Sarmiento nói, hôm nay tôi và Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan tổ chức Hội Chợ Y Tế và giới thiệu với Cộng đồng các dịch vụ giúp phục vụ mọi cư dân trong thành phố hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng chào mừng Dân biểu Lou Correa đã đến với chúng ta, chứng tỏ ông rất quan tâm đến đời sống cư dân chúng ta.
Tại Clara Studio 15138 Goldenwest Circle Thành Phố Westminster vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật, 14 tháng Tư năm 2024 Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng làm Hội trưởng đã tổ chức thành công Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 với chủ đề "QUÊ HƯƠNG và TÌNH MẸ." Điều hợp chương trình do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng và MC Hồng Vân. Mở đầu với nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ thực hiện.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Ngày 14 tháng 4, năm 2024, văn thi sĩ Y Thy Võ Phú có buổi ra mắt tập truyện ngắn "Xóm Chài" và tập thơ "Nhật Ký 6/8 2023" của anh tại Mason District Government Center. Với hơn 150 thân hữu và bạn hữu đã đến tham dự buổi ra mắt sách của văn thi sĩ trẻ trong vùng Hoa Thịnh Đốn.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Medi-Cal hiện nay đang chăm sóc y tế cho khoảng 1/3 dân số California, đang đi đầu trong cuộc cách mạng y tế toàn dân ở nước Mỹ.
Sky River Casino hào hứng giới thiệu một loạt những chương trình khuyến mãi vô cùng kích thích vào Tháng Tư này, hứa hẹn một Mùa Xuân ngập tràn cơ hội vui đùa, kích thích, và trúng lớn. Thêm vào đó, Sky River Casino thật là hãnh diễn và kích thích loan báo việc vừa mới kết hợp với Đội Bóng Đá Sacramento Republic FC. Việc kết hợp này không chỉ nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm giải trí cho quý vị khách cũng như 'fan' mà còn nhằm vinh danh và hỗ trợ di sản phong phú của Bộ tộc Wilton Rancheria và sự kết nối có từ thời tiên tổ của Bộ tộc với vùng Sacramento.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.