Hôm nay,  

Thuật Sống Vui

11/01/201400:00:00(Xem: 6637)
- Hôm nay chúng ta cùng bàn luận về vấn đề “Cái Gì Cần Vất Bỏ & Cái Nào Cần Giữ Chặt” nhé!

- Tất cả chúng em đồng ý với chị Tâm đề tài này... Cúc, Kim, Hương, Mai nhao nhao lên đồng loạt trả lời…

- Kim có đọc một câu chuyện đã lâu lắm rồi trên internet, nay hợp với đề tài chúng mình thảo luận nên cố nhớ để chia sẻ với các chị, có gì cần góp ý thêm xin các chị bổ túc nhé: …Có anh nghe danh tiếng một vị đạo sĩ trên núi nên băng rừng lội suối tìm đến nhà đạo sĩ để tìm hiểu. Trong nhà đạo sĩ chỉ có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cuốn sách. Anh ta ngạc nhiêu hỏi: “Sao nhà đạo sĩ trống trơn, không có gì quý giá bày biện hết ?!” Ô. đạo sĩ hỏi lại người đàn ông và được biết anh ta đi du lịch nên cũng chỉ mang theo một ít hành trang tối thiểu cần dùng hàng ngày với lý do sức người có hạn không thể mang nhiều. Ông đạo sĩ mỉm cười cho biết ông cũng là một người du lịch qua cuộc đời, nên không mang đồ đạc gì nhiều…

- Thật là một câu chuyện chứa đựng nhiều triết lý ở đời! Nếu chúng ta mãi chạy theo vật chất hàng ngày, chuốc lấy bao điều khổ lụy vào thân, không được nghỉ ngơi với luôn suy tính là làm sao có thật nhiều tiền!Rồi với lòng tham vô đáy, đứng núi này trông núi nọ, không sao vừa lòng vơ´i của mình trước mắt…Có cái nhà này lại muốn tậu nhà to lớn với tiện nghi hào nhoáng hơn. Đổi xe mới xe đẹp như thay áo. Đàn bà thì chất chứa quần áo, ví bóp giày dép, vòng vàng, nữ trang. Đàn ông thì máy móc, xe hơi, ti vi, máy điện tử…

- Chúng ta thường quên mất mình chỉ là khách du lịch qua cuộc đời này, lầm tưởng mình sẽ ở mãi nơi đây, nên tham lam, ôm đồm, tích trữ quá nhiều đồ vật, tài sản… Khi ta ra đi vĩnh viễn có mang được gì đâu? Ngày xưa có một ông vua khi sống thì tham tàn bạo ngược, tích lũy nhiều của cải vật chất đầy kho, không bố thí… Sau đó vua bị bạo bệnh, đã cho mời bao danh y thuốc thang và tiền bạc ra chạy chữa, nhưng không sao thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Trước phút lâm chung, vua mới ngộ ra và trăn trối với ước nguyện để ông trong quan tài với manh áo phong phanh, không vàng bạc châu báu, lụa là gấm vóc... và bỏ 2 tay trần trụi ra ngoài quan tài diễn hành qua đường phố với ngụ ý giáo dục người đời: "chết đi có mang được gì đâu? " Để thần dân suy nghĩ bài học “ Có có không không- cát bụi lại trở về với cát bụi! ".

- Người đời có khi tậu nhà cửa thật to để khoe khoang, thỏa mãn tự ái với bạn bè … Nhưng rõ khổ, đi cày hai ba jobs, đâu được hưởng nhà cao cửa rộng, vui vầy bên gia đình con cái! To thuyền thì to sóng, công nợ chồng chất phải tính toán ngược xuôi cho mướn phòng, sống chung đụng có thể sinh ra đổ vỡ gia đình, con cái không ai chăm sóc đi đến hư hỏng không có tương lai...Tri túc tiện túc là điều tốt nhất ở đời!

- Hạnh phúc đâu phải là nhà lầu, xe hơi, tiền tài, quyền thế... Khi người ta chưa có thì muốn, có người làm đủ mọi cách để cho có, bất chấp mọi thủ đoạn dù xấu xa hèn hạ, trái với luân thường đạo lý… có rồi thì sợ mất lo lắng ngày đêm để bảo toàn. Nhưng chính những hạnh phúc vô giá có trong tầm tay thì xem thường, khi mất đi thì mới cảm thấy hối tiếc!
ninh-thuan-vz-3
Nguyễn Ninh Thuận

"Có mới nới cũ” là điều cũng thường xảy ra trong cuộc đời ô trọc này. Vì thế buồn phiền, bất mãn, khổ sở... mãi đeo đẳng con người trên thế gian.

- Người biết tu thì không ham muốn thái quá, đôi khi "không có" là một hạnh phúc. Không có ở đây là do trí tuệ quán chiếu thấy mọi sự phiền toái đều do ham muốn mà ra. Bởi thế người tu không muốn có, nếu đã có rồi thì tập hạnh xả ly. Vì những thứ "có" trên thế gian này đều là ràng buộc ta trong cõi tạm.

- Biết thế, nhưng trong xã hội hiện tại việc xả bỏ là một chuyện thật hiếm có!

- Đức Phật khi còn là thái tử đã có vợ con, đầy đủ vật chất vàng bạc mà trong lòng vẫn nặng trĩu âu lo cho kiếp nhân sinh với sinh, lão, bệnh, tử, nghèo đói, khổ sở..., khi đối diện với cuộc sống được phơi bày trước mắt trong một dịp dạo chơi ngoài thành. Ngài đã bỏ lại tất cả để đi tìm chân lý, tìm hạnh phúc chân thật. Trong khi đó chúng ta, những người ngoài đời và ngay cả những người đi tu lại chạy theo vật chất, của cải, tài sản, danh lợi. Tại sao?

- Buông Xả giống như người đang mang gánh nặng chứa đủ mọi thứ bề bộn trên vai mà đi đường dài, càng đi gánh nặng càng đè trên vai. Đi một đoạn, vứt bỏ một vài món xa xỉ, nhưng đường cách trở leo đèo lội suối, quá mệt mỏi cứ vứt bỏ lần lần những món không cần thiết…Đến một lúc bỏ được gánh nặng không cần cho cuộc sống thì cảm thấy nhẹ nhàng sung sướng. Xả nhiều chừng nào thì nhẹ chừng nấy! Buông Xả không có nghĩa là phải vứt bỏ hết tài sản, của cải cần thiết cho cuộc sống đang có. Xả ly trước hết là xả bỏ sự ham muốn và buồn giận trong tâm, kế đến là xả bỏ sự bám víu vật chất quá nhiều bên ngoài. Tuy sống giữa tài sản, vật chất, nhưng tâm không quá lệ thuộc quan trọng vào nó, hãy chia sẻ cho người thiếu thốn và nếu vì hoàn cảnh mất nó thì hãy xem như của đi thay người không nên luyến tiếc khổ sở...

- Khi đói thì ta phải ăn, nhưng ăn khi cần, và ăn phải chọn lựa để sống khỏe, chứ không phải sống để ăn.... Khi khát thì uống, nhưng đừng uống quá độ nhất là những thứ độc hại để thiệt thân.

- Nói thì dễ nhưng thực hành được là điều rất khó! Thôi thì chúng mình nhắc nhở nhau từ nay trước hết là bớt đi khẩu nghiệp, dùng lời ái ngữ lịch thiệp đối xử với nhau, biết nhận lỗi về ta và tha thứ cho người, bỏ đi cái Tôi để ngày càng hướng thiện tốt hơn và để có một đời sống vui cho mình và cho người xung quanh mình…

- Thôi, chúng ta tạm dừng câu chuyện ở đây để đi mua sắm quà cho con cháu như đã hẹn nhân dịp Tết lễ và sẽ bàn tiếp vào kỳ sau nhé!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng cục Thống kê tại Việt Nam vừa cho biết là chỉ số giá tiêu dùng đã tăng gần 2,4% so với tháng 12. Và nếu so với tháng Giêng năm ngoái
Thụy Khuê là môt nhà nghiên cứu và phê bình văn học nổi tiếng. Bà sinh năm Giáp Thân, 1944, tại Hải Hậu, Nam Định
Tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân trong Giai phẩm Việt Báo Xuân Mậu Tý vừa xuất bản bỗng soi ra nhiều chuyện bất ngờ từ một cuốn phim đã bị lãng quên
Tại Saigon sau tháng Tư 1975, sách vở miền Nam bị đốt, nhà văn miền Nam bị cầm tù.  Riêng “Giải Khăn Sô Cho Huế” cuốn sách viết về Huế Mậu Thân
Bốn mươi năm đúng đã trôi qua, kể từ biến cố đau thương Tết Mậu Thân 1968. Quãng thời gian gần nửa thế kỷ, đủ dài cho mấy thế hệ dã lớn lên
Nhà thơ Vương Đức Lệ đã ra đi vào lúc 13:50 trưa  ngày  20 Tháng Giêng 2008 tại Virginia
Trước và sau Đại hội X đảng Cộng sản (CS), tin tức thật là ồn ào về vụ PMU 18 và chuyện các cô gái Việt trưng hàng tại Saigon hay được rao bán công khai
Mỗi khi năm hết Tết đến, ai cũng có cảm tưởng: Thời gian đi mau quá! Mới hôm nào đây còn nghe tiếng súng nổ vang trời trong dịp Tết Mậu Thân 1968
Biến cố tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn còn rỉ máu
Tang lễ của Cố Đại Tướng CaoVăn Viên được Cử hành vô cùng trang trọng theo lễ nghi quân cách trong ba ngày
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.