Hôm nay,  

Góp Ý Học Khu Garden Grove Về Dạy Việt Ngữ Song Hành

07/12/201300:00:00(Xem: 3388)
GARDEN GROVE -- Chiều tối thứ ba, Hội Đồng Giáo Dục có phiên họp định kỳ và trong nghị trình có phần tường trình về: giáo dục sinh ngữ song hành. Phụ huynh học sinh và cư dân được mời đóng góp ý kiến.

Sinh Ngữ Song Hành được định nghĩa là thêm vào Anh Ngữ là một sinh ngữ như Việt Ngữ, Hoa Ngữ, Hàn Ngữ, Nhật Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ...

Một công ty chuyên môn đã nghiên cứu sự khả hữu, trình bày kết quả cùng nêu ra tiến trình thực hiện của các Học Khu khác trong tiểu bang California.

Trong phần đóng góp ý kiến một nhà giáo chuyên môn nêu ý kiến bao gồm trong năm chữ PACTS (Thoả Ước):

P: Parents: Phụ Huynh: sự đóng góp của phụ huynh là mấu chốt của thành công.

A: Administration: Thẩm Quyền hành chánh xúc tiến mạnh mẽ.

C: Community: Cộng Đồng tích cực ủng hộ, phụ giúp.

T: Teachers: Giáo Chức hết lòng làm việc trong việc giảng huấn, tu nghiệp.

S: Students: Học Sinh hăng say học tập để đạt được kết quả.
resized-hoc-khu-garden-grove-2314
Giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh thuyết trình tại phiên họp của Hội Đồng Giáo Dục Garden Grove về Sinh Ngữ Song Hành chiều Thứ Ba 3-12-2013.

Một phụ huynh nêu ra những khó khăn của bản thân khi phải lên University of Wiconsin tại Madison để trau dồi khả năng Việt Ngữ cần thiết cho việc soạn luận án của bà.

Một cô giáo cho biết các học sinh tiểu học sẽ dễ dàng biết thêm sinh ngữ khi được dạy song hành ngay từ bậc tiểu học.

Một giáo sư cho biết theo các nghiên cứu thì sự thông thạo thêm sinh ngữ giúp cho sự phán đoán vì giúp cho sự phân tích và tổng hợp, giúp cho làm chậm đi sự hao mòn trí nhớ giảm khi cao tuổi.

Giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh, nguyên uỷ viên dân cử giáo dục, giám đốc Nghiên Cứu và Huấn Luyện Cao Cấp thuộc Nha Ngoại Ngữ và Giáo Dục Quốc Tế, Bộ Giáo Dục Quốc Gia thuyết trình về nhu cầu khẩn thiết cần có các chuyên viên mọi ngành nghề với khả năng ngoại ngữ của các bộ Ngoại Giao, Lao Động, Y Tế, Giáo Dục... các định chế tài chánh, văn hoá.... các công ty quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, phát triển mọi nơi và tình hình an ninh trên thế giới liên hệ đến an ninh quốc gia. Một thí dụ điển hình là cách đây vài ngày một nữ sinh viên đang theo học School of Foreign Services trong đại học Georgetown University tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã tới gặp bà và bày tỏ sự khó khăn vì không thông thạo Việt Ngữ ở mức độ đòi hỏi tại đại học vì không được học đày đủ khi còn ở bậc tiểu học và trung học.

Với sự góp sức làm việc của mọi người, chúng ta hy vọng là Học Khu Garden Grove sớm thực hiện chương trình sinh ngữ song hành trong đó có Việt Ngữ để các thế hệ kế tiếp sau này gìn giữ được tiếng mẹ đẻ với những phong tục tập quán quê hương, trong khi trau dồi kiến thức, bồi dưỡng khả năng chuẩn bị thích ứng cho công việc của tương lai.

(Bài: Nguyễn Viết Kim; hình: Nguyễn Quốc Bảo)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm trước ngày kỷ niệm một năm chiến tranh Ukraine, Đại Hội Đồng LHQ lên tiếng kêu gọi Putin hảy rút hết quân đội Nga ra khỏi biên giới được quốc tế nhìn nhận của Ukraine, ngay lập tức, vô điều kiện (afp), để tái lập một nền hòa bình chánh đáng và bền vững...
Vài lời tâm huyết của Kỹ sư Nguyễn Đức Tiến, một chuyên gia kỳ cựu về Địa chất & Dầu khí, nhân đọc bài chuyên luận công phu “Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên một ĐBSCL đang chết dần” của nhà văn Ngô Thế Vinh. Việt Báo trân trọng giới thiệu…
Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng nhất trong trật tự thế giới hiện đại. Trong các phân tích về chính sách ngoại giao hiện nay, chủ đề Hoa Kỳ luôn gây nhiều thu hút cho công luận.Nhìn trong toàn cảnh, dường như Hoa Kỳ luôn bị dao động giữa hai thái cực của chủ thuyết quốc tế và cô lập. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Những lý thuyết hay truyền thống nào làm cho Hoa Kỳ phải lâm cảnh như vậy? Có những yếu tố nào khác đã gây ảnh hưởng không? Dĩ nhiên, đề tài này đã có vô số các sách vở bàn đến và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.Nói chung, câu trả lởi đơn giản nhất cho vấn đề là diễn biến tùy thuộc vào hai khía cạnh chủ yếu, một là tình trạng của hệ thống quốc tế luôn biến động và hai là Hoa Kỳ có còn là một tác nhân duy nhất tự quyền định đoạt không. Vấn đề lý thuyết trong mối bang giao quốc tế trở thành tâm điểm trong thế giới quan của người quan sát.
Chiến tranh đang tái định hình lại thế giới. Ngoài những tổn thất về sinh mạng và vật chất, chiến tranh còn làm thay đổi số phận của các xã hội và quốc gia; của các thị tộc, các nền văn hóa và các nhà lãnh đạo. Chiến tranh lập ra các đường tiếp cận mới đối với các nguồn lực và sức ảnh hưởng, xác định ai có gì – và ai không có gì. Nó cũng đặt ra tiền lệ về cách biện minh cho các cuộc xung đột khác trong tương lai và các cuộc chiến có thể sẽ sắp lại bàn cờ chính trị thế giới.
✱ RFI: Hersh cáo buộc các thợ lặn của Hải quân Hoa Kỳ đã đặt bom phá hủy đường ống Nord Stream dưới biển Baltic vào tháng 9 năm ngoái - Hersh, hiện đã 85 tuổi, đã từng bị buộc tội truyền bá thuyết âm mưu vô căn cứ. ✱ TASS: Liên Hợp Quốc không thể xác minh bài viết của một nhà báo Mỹ về việc Washington đứng sau các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ✱ Russia Today: Quốc hội Nga đã thông qua kiến nghị yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra về các vụ nổ vào tháng 9 năm ngoái tại các đường ống dẫn dầu ở biển Baltic mà các thành viên của hội đồng này đã đổ lỗi cho Mỹ gây ra...
An tâm/hoan hỉ xoa tay vì Phật sự đã có người tài đức đứng ra đảm nhiệm, và quay lưng trước cửa thiền (mặc cho quỷ lộng chùa hoang) e không phải là cách ứng xử hoàn toàn đúng đắn của một phật tử giữa mùa pháp Nạn, hay một công dân trong cơn quốc nạn...
Đảng Cộng sản đã ồn ào vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh để tô son điểm phấn cho kỷ niệm 80 năm ngày ra đời “Đề Cương văn hóa” tháng 2 năm 1943, nhưng quên rằng đảng đã đàn áp trí thức không nương tay. Bằng chứng đảng không coi trí thức và Văn nghệ sỹ ra gì đã xẩy ra trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm ở miền Bắc từ 1955 đến năm 1958...
“Chuyến thăm của tổng thống Biden tới Ukraine là một cú đấm trời giáng vào nhà lãnh đạo Nga. Biden vừa phá hủy hy vọng cuối cùng của Putin.”
Sau cuộc viếng thăm đầu tháng 11/2022 của Thái tử và Công nương Đan Mạch dẫn đầu hơn 30 doanh nghiệp đến Việt Nam với chủ đề “Chung tay kiến tạo tương lai xanh hơn’’, thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã nhanh chóng ghé thăm Hà Nội trên đường đi dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia, để nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Đức-Việt cũng như trình bày một kế hoạch hành động với các dự án chung quan trọng...
Vì vậy, sau 19 năm ra đời của Nghị quyết 36 (NQ-36) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, ban hành ngày 26/3/2004, mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vì vậy, Bộ Chính trị phải ra thêm Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 “về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.