Hôm nay,  

Trần Lãng Minh, Nga Mi: Tìm Hồn Nhạc Trong Sử Việt

12/3/201300:00:00(View: 7697)
Mỗi chuyến đi là một góc trời khám phá mới -- và cuộc đời của cặp vợ chồng nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi là những chuyến đi không ngừng nghỉ.

Cặp tình nhân nghệ sĩ họ Trần này nhiều năm nay nổi tiếng tới với các chương trình nghệ thuật Phong Châu Mở Hội, và các hoạt động bảo tồn và phát triển âm nhạc truyền thông qua tổ chức bất vụ lợi có tên là Trung Tâm Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam. Từ các chuyến đi thu thập tài liệu và âm điệu dân gian đang trên đường bị quên lãng, hai người đã bước qua kiêm nhiệm thêm lĩnh vực mới: quay phim về văn hóa cổ Việt.

Trong chuyến đi 4 tháng vừa qua tại Việt Nam, trong khi đi tìm hiểu về các điệu nhạc cổ miền núi rừng Tây Bắc, những nơi xuất phát tộc người Việt cổ, hai nghệ sĩ Trần Lãng Minh và Nga Mi đã có cơ duyên gặp nhiều nguồn tài liệu mới.

Tiếp chuyện tại nhà riêng ở Santa Ana, nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi đã đứng trải dài tấm tranh Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ (tranh vẽ Trúc Lâm Đại Sĩ xuất núi), một ấn bản mà anh chị thỉnh được qua sự giới thiệu của Trần Quang Đức -- một chuyên gia Hán Nôm ở Hà Nội, và là tác giả cuốn sách nghiên cứu “Áo Mũ Ngàn Năm.” Tấm tranh trải dài cả gần 10 mét, vẽ từ đời nhà Trần, là họa phẩm tranh thủy mặc kết hợp với thư pháp, tả cảnh Trúc Lâm đại sĩ (tức Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du. Bức trang gốc đã đấu giá ở Hồng Kông, bán tới 1,8 triệu Mỹ Kim.
tran-lang-minh-1-resized
Cặp vợ chồng nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi trải tấm trang dài gần 10 mét để phóng viên chụp ảnh. (Photo PTH)

Có một chi tiết rất ít người biết, mà trong giao tình nhiều thập niên tôi đã có cơ duyên biết được: Nhạc sĩ Trần Lãng Minh là hậu duệ hoàng tộc nhà Trần. Nhưng chuyến đi này, không thuần túy đi tìm sử liệu nhà Trần; hai người đã được tiếp cận với, không chỉ về âm nhạc truyền thống mà cả những nét văn hóa cổ. Như chiếc áo của người quyền chức cổ trên vùng Cao Bằng. Hay một tấm mộc bản xưa cổ nhiều thế kỷ. Và đặc biệt, một lá cờ theo mô hình lập quốc của Nùng Trí Cao (1025-1055), người được thờ ở Cao Bằng và đã từng tổ chức một cuộc nổi dậy ở vùng biên cương giữa Đại Việt và nhà Tống giữa thế kỷ 11, thời vua Lý Thái Tông và Tống Nhân Tông.

Nhạc sĩ Trần Lãng Minh chỉ vào hai chữ Hán trên lá cờ và nói, đó là hai chữ “Đại Nam” do chuyên gia cổ học Trần Quang Đức viết lên cho anh chị, làm lưu niệm về lá cờ; đó là cờ khởi nghĩa của Nùng Trí Cao khi xưng vương, lập quốc là Đạị Nam. Bên Trung Quốc gọi họ Nùng là phiến loạn của người TQ, vì Nùng đã đưa quân đánh Trung Quốc và chiếm được 8 châu của TQ. Bên Việt Nam gọi Nùng là phiến loạn của Việt Nam vì đất Cao Bằng là của Việt Nam.

Trần Lãng Minh nói, hiển nhiên họ Nùng là người Việt mình, vì lấy tên quốc gia là “Đại Nam,” là phân biệt hẳn với phương Bắc. Thêm nữa, nhạc sĩ nói, họ Nùng từng được một cựu tướng nhà Trần hướng dẫn về nghi lễ phép tắc, và nhà vua Việt Nam lúc đó đã gả một công chúa cho họ Nùng.

Nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi dự định đầu năm tới sẽ có một chuyến đi sưu khaỏ nữa, nhưng không chỉ riêng về vùng Cao Bằng mà sẽ tới tận Yên Tử, nơi các vua nhà Trần sau khi rời ngôi vua là lên núi ẩn tu.
tran-lang-minh-2-py-resized
Hàng trên, Trần Lãng Minh và tấm mộc bản cổ, và tấm đaị kỳ khởi nghĩa của Nùng Trí cao; Hàng dưới: áo danh gia vọng tộc của người Nùng. Thư pháp do Trần Lãng Minh tự vẽ. (Photo PTH)

Anh nói, tất cả hình ảnh sẽ quay phim lại, để làm tài liệu, và khi ra hải ngoại, có thể sẽ soạn lại thành một kịch bản mới về nhân vật Nùng Trí Cao, cũng như về một số sự kiện thời nhà Lý, nhà Trần.

Nhạc sĩ Trần Lãng Minh nói, tìm được các ca khúc cổ, các điệu nhạc cổ là điều cực kỳ hứng thú. Nhưng để gắn tất cả các ca khúc cổ này vào một bối cảnh cổ, sẽ cần tới thể loại khác, như phim, hay nhạc kịch... mới nêu lên sức mạnh của âm nhạc được. Vì âm nhạc không chia cách với đời sống; nói là hồn người, là cái gắn bó không rời với ngôn ngữ và ước mơ của nhân loaị.

Có vẻ như Phong Châu Mở Hội sẽ bị vượt qua rất là xa, nếu ước mơ của cặp tình nhân Trần Lãng Minh-Nga Mi thực hiện được.

Khi tôi đứng lên và nói lời chúc lành, cặp nghệ sĩ Trần Lãng Minh và Nga Mi đã nhờ tôi cầm một chi phiếu 1,000 đôla để nhờ Việt Báo chuyển giùm cho cứu trợ bão lụt Philippines và lũ lụt Miền Trung VN.

Nhìn ca sĩ Nga Mi ký tên vào chi phiếu, tôi suy nghĩ, Âm nhạc là bay bổng trên mây, là đôi cánh nâng cao nhân loại -- nhưng chính lòng từ bi, yêu thương và giúp đời, như hành động cứu trợ lặng lẽ này, mới là cội nguồn sâu thẳm cho âm nhạc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sáu nước thuộc khối ASEAN họp riêng tìm biện pháp đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. ✱ SCMP: Phó TT Philippines mô tả sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng biển Philippines là "mối đe dọa nghiêm trọng nhất" kể từ thế chiến thứ hai ✱ RFI: Ấn Độ cung cấp tên lửa cho Philippines để tăng cường khả năng phòng thủ, còn giúp New Delhi thực hiện một công đôi việc ✱ VOA: lực lượng dân quân biển của Việt Nam ở Biển Đông ... tổng số 3.000 người hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa, 10.000 người khác vận hành các tàu đánh cá có vũ trang ngoài khơi miền Nam Việt Nam ✱ RFA: BT Ngoại Giao Phi: Bắc Kinh hiện “không nhắc đến 'đường 9 đoạn” mà họ gọi là “Tứ Sa”, yêu sách này "thậm chí nguy hiểm hơn" yêu sách cũ ✱ Reuters: Bộ trưởng An ninh Indonesia tuyên bố công khai rằng Indonesia sẽ "không bao giờ đầu hàng Trung quốc dù một tấc nào" tại Biển Đông.
"... Liệu có ai còn khờ khạo tin rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử, to lớn hơn nữa, để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, hay đảng này đang tàn lụi dần vì đã quá già và chậm tiến?" -- Tác giả Phạm Trần tiếp tục nêu lên những thất bại của Đảng CSVN, đi ngược lại nguyện vọng của người dân, xa rời hiện thực trong việc cai trị, để tin tưởng rằng tương lai của đảng này không còn bao lâu nữa. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ Sau 45 năm tồn tại, ASEAN lần đầu tiên không ra được thông cáo chung vì Campuchia.✱ Tuyên bố của Philippines cho biết sự chia rẽ làm giảm sút mục tiêu của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp như một khối ✱ "Không còn Campuchia": Tiền Trung Quốc đang thay đổi Sihanoukville ✱ Campuchia phá hủy cơ sở do Mỹ xây dựng tại căn cứ hải quân Ream ✱ Mỹ kêu gọi Campuchia giải thích kế hoạch xây dựng căn cứ Hải quân Ream.
"Xa rời hiện thực cuộc sống, Nhân Dân tết Nhâm Dần 2022 là tờ báo nhạt nhẽo và rất vô chính trị. Càng vô chính trị nghiêm trọng khi báo Nhân Dân đưa lên trang báo tết Nhâm Dần 2022 như ghi nhận, như biểu dương một can phạm hàng đầu trong vụ gian dối cấp quốc gia lưu hành 'kit' giả Việt Á, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. -- Đó là nhận định của tác giả Phạm Đình Trọng -- nhà báo và cũng là nhà phản biện tiếng tăm trong nước -- về những cái loa của Đảng và nhà nước CSVN: VTV, Nhân Dân Nhật Báo... Việt Báo trân trọng mời đọc.
Những ngày đầu năm Nhâm Dần, truyền thông Việt ngữ và cộng đồng mạng đã chia sẻ lời chúc Tết năm mới của Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Marc E. Knapper. Đã từng sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như là tân đại sứ đến Việt Nam chỉ vài ngày trước Tết, Đại Sứ Knapper chúc Tết người dân Việt Nam là một nghi thức ngoại giao thông thường. Điều quan trọng hơn là cần tìm hiểu thêm về người thay mặt chính phủ Hoa Kỳ và đứng đầu cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam là ai, quan điểm như thế nào để từ đó có thể ít nhiều hiểu thêm về chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong thời gian tới ra sao.
Chưa bao giờ Tết nhất ở Việt Nam lại có nhiều tham nhũng cùng vui Tết với người dân như măm Nhân Dần 2022 khiến Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng phải than: “Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó?”
✱ AsiaWE Center: “6 nước họp vào tháng 2.2022 để thảo luận về tranh chấp ... Trung quốc là kẻ gây ra xáo trộn ở Biển Đông" ✱ Dept of State: “...nghiên cứu này là cơ sở rất quan trọng để từ đó bạn bè và đồng minh bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông” ✱ Hãng tin Anh Reuters: Việc Trung Quốc tiếp quản vùng đất rộng 20 cây số vuông khiến nhiều người Lào đã lo lắng bị đuổi khỏi nơi cư ngụ. ✱ Báo Pháp Courrier International: chúng tôi đã có rất nhiều bạn bè (TQ) ở đó. Chúng tôi có thể kiếm tiền ở đó và giúp làm cho Lào giống Trung Quốc hơn. ✱ Radio Pháp RFI: Đã có hiện tượng Lào bị « mất » chủ quyền tại một số « nhượng địa » cho Trung Quốc khai thác.
"Không ai muốn thấy chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng hoạt động của lực lượng dân quân biển đôi bên đang nhen nhúm ngòi thuốc nổ ở Biển Đông". Qua các nguồn thông tin từ nhiều phía khác nhau, tác giả Phạm Trần đưa ra nhận dịnh về một cuộc chiến có thể bùng nổ tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việt Báo trân trọng giới thiệu. Chuyện này có vẻ khó tin vì lãnh đạo hai nước vẫn tiếp tục cam kết bảo vệ mối giao hảo truyền thống giữa hai dân tộc được phía Việt Nam đề cao “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, sau 72 năm hai nước bang giao (18/01/1950 – 18/01/2022).
Với tình hình tại biên giới hai quốc gia Nga-Ukraine mỗi ngày mỗi khẩn trương, câu hỏi hiển nhiên nảy ra trong suy nghĩ mọi người là liệu thế chiến III sẽ xảy ra? Tác giả Đào Văn Bình đưa ra nhận định và bình luận trong bài viết súc tích sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✻ Ủy hội MRC: Sinh kế của hàng triệu con người phụ thuộc vào sông Mê Kông. ✻ Stimson.Org (Mỹ): Giám sát các đập của Trung Quốc trên sông Mê Kông. ✻ Global Times, TQ: Các đập của Trung Quốc không phải là nguyên nhân gây ra mực nước sông Mekong xuống thấp. ✻ Hãng tin Qatar, Al Jazeera: Phóng viên đến hiện trường khảo sát đã chứng minh ngược lại với lý lẽ nêu trên của Trung Quốc. ✻ Al Jazeera: Thế hệ của tôi, biết bơi trước khi biết đi... trước đây đã kiếm ăn từ những con sông này, nhưng giờ sông chết, lúa teo tóp. ✻ Ủy Hội Mekong kêu gọi hợp tác quản lý nước tốt hơn khi hạn hán vẫn tiếp diễn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.