Hôm nay,  

Trần Lãng Minh, Nga Mi: Tìm Hồn Nhạc Trong Sử Việt

12/3/201300:00:00(View: 7600)
Mỗi chuyến đi là một góc trời khám phá mới -- và cuộc đời của cặp vợ chồng nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi là những chuyến đi không ngừng nghỉ.

Cặp tình nhân nghệ sĩ họ Trần này nhiều năm nay nổi tiếng tới với các chương trình nghệ thuật Phong Châu Mở Hội, và các hoạt động bảo tồn và phát triển âm nhạc truyền thông qua tổ chức bất vụ lợi có tên là Trung Tâm Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam. Từ các chuyến đi thu thập tài liệu và âm điệu dân gian đang trên đường bị quên lãng, hai người đã bước qua kiêm nhiệm thêm lĩnh vực mới: quay phim về văn hóa cổ Việt.

Trong chuyến đi 4 tháng vừa qua tại Việt Nam, trong khi đi tìm hiểu về các điệu nhạc cổ miền núi rừng Tây Bắc, những nơi xuất phát tộc người Việt cổ, hai nghệ sĩ Trần Lãng Minh và Nga Mi đã có cơ duyên gặp nhiều nguồn tài liệu mới.

Tiếp chuyện tại nhà riêng ở Santa Ana, nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi đã đứng trải dài tấm tranh Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ (tranh vẽ Trúc Lâm Đại Sĩ xuất núi), một ấn bản mà anh chị thỉnh được qua sự giới thiệu của Trần Quang Đức -- một chuyên gia Hán Nôm ở Hà Nội, và là tác giả cuốn sách nghiên cứu “Áo Mũ Ngàn Năm.” Tấm tranh trải dài cả gần 10 mét, vẽ từ đời nhà Trần, là họa phẩm tranh thủy mặc kết hợp với thư pháp, tả cảnh Trúc Lâm đại sĩ (tức Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du. Bức trang gốc đã đấu giá ở Hồng Kông, bán tới 1,8 triệu Mỹ Kim.
tran-lang-minh-1-resized
Cặp vợ chồng nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi trải tấm trang dài gần 10 mét để phóng viên chụp ảnh. (Photo PTH)

Có một chi tiết rất ít người biết, mà trong giao tình nhiều thập niên tôi đã có cơ duyên biết được: Nhạc sĩ Trần Lãng Minh là hậu duệ hoàng tộc nhà Trần. Nhưng chuyến đi này, không thuần túy đi tìm sử liệu nhà Trần; hai người đã được tiếp cận với, không chỉ về âm nhạc truyền thống mà cả những nét văn hóa cổ. Như chiếc áo của người quyền chức cổ trên vùng Cao Bằng. Hay một tấm mộc bản xưa cổ nhiều thế kỷ. Và đặc biệt, một lá cờ theo mô hình lập quốc của Nùng Trí Cao (1025-1055), người được thờ ở Cao Bằng và đã từng tổ chức một cuộc nổi dậy ở vùng biên cương giữa Đại Việt và nhà Tống giữa thế kỷ 11, thời vua Lý Thái Tông và Tống Nhân Tông.

Nhạc sĩ Trần Lãng Minh chỉ vào hai chữ Hán trên lá cờ và nói, đó là hai chữ “Đại Nam” do chuyên gia cổ học Trần Quang Đức viết lên cho anh chị, làm lưu niệm về lá cờ; đó là cờ khởi nghĩa của Nùng Trí Cao khi xưng vương, lập quốc là Đạị Nam. Bên Trung Quốc gọi họ Nùng là phiến loạn của người TQ, vì Nùng đã đưa quân đánh Trung Quốc và chiếm được 8 châu của TQ. Bên Việt Nam gọi Nùng là phiến loạn của Việt Nam vì đất Cao Bằng là của Việt Nam.

Trần Lãng Minh nói, hiển nhiên họ Nùng là người Việt mình, vì lấy tên quốc gia là “Đại Nam,” là phân biệt hẳn với phương Bắc. Thêm nữa, nhạc sĩ nói, họ Nùng từng được một cựu tướng nhà Trần hướng dẫn về nghi lễ phép tắc, và nhà vua Việt Nam lúc đó đã gả một công chúa cho họ Nùng.

Nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi dự định đầu năm tới sẽ có một chuyến đi sưu khaỏ nữa, nhưng không chỉ riêng về vùng Cao Bằng mà sẽ tới tận Yên Tử, nơi các vua nhà Trần sau khi rời ngôi vua là lên núi ẩn tu.
tran-lang-minh-2-py-resized
Hàng trên, Trần Lãng Minh và tấm mộc bản cổ, và tấm đaị kỳ khởi nghĩa của Nùng Trí cao; Hàng dưới: áo danh gia vọng tộc của người Nùng. Thư pháp do Trần Lãng Minh tự vẽ. (Photo PTH)

Anh nói, tất cả hình ảnh sẽ quay phim lại, để làm tài liệu, và khi ra hải ngoại, có thể sẽ soạn lại thành một kịch bản mới về nhân vật Nùng Trí Cao, cũng như về một số sự kiện thời nhà Lý, nhà Trần.

Nhạc sĩ Trần Lãng Minh nói, tìm được các ca khúc cổ, các điệu nhạc cổ là điều cực kỳ hứng thú. Nhưng để gắn tất cả các ca khúc cổ này vào một bối cảnh cổ, sẽ cần tới thể loại khác, như phim, hay nhạc kịch... mới nêu lên sức mạnh của âm nhạc được. Vì âm nhạc không chia cách với đời sống; nói là hồn người, là cái gắn bó không rời với ngôn ngữ và ước mơ của nhân loaị.

Có vẻ như Phong Châu Mở Hội sẽ bị vượt qua rất là xa, nếu ước mơ của cặp tình nhân Trần Lãng Minh-Nga Mi thực hiện được.

Khi tôi đứng lên và nói lời chúc lành, cặp nghệ sĩ Trần Lãng Minh và Nga Mi đã nhờ tôi cầm một chi phiếu 1,000 đôla để nhờ Việt Báo chuyển giùm cho cứu trợ bão lụt Philippines và lũ lụt Miền Trung VN.

Nhìn ca sĩ Nga Mi ký tên vào chi phiếu, tôi suy nghĩ, Âm nhạc là bay bổng trên mây, là đôi cánh nâng cao nhân loại -- nhưng chính lòng từ bi, yêu thương và giúp đời, như hành động cứu trợ lặng lẽ này, mới là cội nguồn sâu thẳm cho âm nhạc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Giới yêu hội họa, hẳn nhiên, đều biết tác phẩm Em Thúy của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Bức danh họa này hoàn tất vào năm 1943, và “đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.” Tuy thế, không mấy ai để ý là có đến hai phụ nữ tên Nguyễn Thị Minh Thúy (và hai đều được dư luận nhắc đến như là nguyên mẫu của tác phẩm nổi tiếng trên) nhưng cuộc đời của họ lại hoàn toàn khác hẳn nhau.
Việt Nam muốn nâng cấp ngoại giao với Mỹ làm gì là câu hỏi được đặt ra, sau khi Tổng thống Joe Biden tiết lộ vào ngày 28/7/2023 rằng: "Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20. Ông ấy muốn nâng tầm để Mỹ thành đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc"...
Tôi nghe T.S Mạc Văn Trang than phiền mà không khỏi sinh lòng ái ngại: “Bớt ‘nổ’ đi, bớt ‘diễn’ đi, Trung ương ‘diễn’ một thì cơ sở ‘diễn’ mười, cái gì cũng ‘diễn’ thành lố bịch, ấu trĩ, dối trá, đạo đức giả. Những cái đó ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức toàn xã hội.” Nói thế e có (hơi) quá lời chăng? Khối vở “diễn” vui lắm chớ, tuy tình tiết thì “lố bịch” thật nhưng cũng chả gây “ảnh hưởng xấu xa” gì (mấy) nên vẫn được tái diễn hăng năm.
Chuyện thanh niên trong nước chán Mác và hết muốn nghe theo Bác, phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với Đảng là mối lo hàng đầu hiện nay của đảng CSVN. Vấn đề này không mới, nhưng lại được các cơ quan báo chí, truyền thông của đảng nhắc đi lặp lại mãi chứng tỏ tình hình mỗi ngày một nghiêm trọng, nhất là khi các chứng bệnh tham nhũng, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” lan rộng trong đảng viên, từ cơ sở lên trung ương...
Thử nghĩ xem: mỗi đồng chí lãnh đạo chỉ cần (độ) vài triệu dollar, cùng với năm ba cái biệt phủ hay biệt thự là… đã đủ rồi, đủ cho một cuộc sống ung dung (có thể kéo dài đến vài thế hệ) nếu đừng phung phá quá...
Ngày 18 tháng Bảy 2023, gia đình của bị cáo Phạm Trung Kiên, trong vụ án « chuyến bay giải cứu », đã tức tốc nộp thêm 8 tỷ đồng cho cơ quan chức năng sau khi bị đề nghị án tử hình. Trước đó, gia đình ông Kiên đã nộp hai lần để « khắc phục hậu quả » : lần đầu 12 tỷ đồng, lần sau 15 tỷ đồng. Báo chí chính quyền còn cho biết ông Phạm Trung Kiên đã hứa sẵn sàng nộp thêm tiền để hy vọng giảm án...
Hôm 25 tháng 5 năm 2016, Pearl Pinson (một nữ sinh 15 tuổi) bị bắt cóc khi đang trên đường đến trường và biệt tích luôn kể từ ngày đó. Tuy hơn 7 năm đã qua nhưng thân nhân của em vẫn cứ nuôi hy vọng là sẽ có ngày đoàn tụ, nhân viên điều tra vẫn không ngưng việc kiếm tìm, và báo giới (hàng năm) vẫn không ngừng nhắc nhớ đến câu chuyện buồn lòng này.*
Cứ mỗi lần cầm bút là Lê Anh Hùng nghĩ đến ba đứa con thơ. Người đàn ông 38 tuổi này đã hai lần vào tù, vì viết blog về nhân quyền và nạn hối lộ, hiện đang sống phấp phỏng trong căn nhà của ông ở Hà Nội. Tuy thế, ông nói, ‘Tôi biết điều mình lựa chọn là nguy hiểm nhưng tôi chấp nhận trận chiến này...
Thất bại trong phòng, chống tham nhũng của CSVN xem như đã vĩnh viễn, không còn cứu được nữa. Bằng chứng này dựa vào những tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các viên chức có trách nhiệm trong “quốc nạn” này...
Tôi “nhặt” được câu danh ngôn (thượng dẫn) trong Chuyện Kể Năm 2000, tập II, của Bùi Ngọc Tấn. Chỉ có điều đáng tiếc là tác giả quên ghi rõ là đồng chí TBT nào đã phát biểu một câu nói “đắt giá” tới cỡ đó. Mãi đến khi cùng cụng ly với tác giả ở California (ông chơi một ly sinh tố to đùng, ngó mà ớn chè đậu) tôi mới có dịp nêu thắc mắc, và nhận được câu trả lời hóm hỉnh : “Thì ông TBT nào mà chả nói thế.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.