Hôm nay,  

Hào Quang của Vladimir Putin

02/11/201300:00:00(Xem: 7555)
Nhờ Obama, leo lên ngai ảo. Được bao lâu?

Khi niềm tin vào Barack Obama sụt tới mức thấp nhất thì cũng là lúc Vladimir Putin lên ngôi là người quyền thế nhất địa cầu. Chuyện hấp dẫn cho truyền thông, mà thật sự là vô vị!

Hôm Thứ Tư 30 vừa qua, tạp chí kinh doanh Forbes công bố đưa ra danh sách 72 nhân vật được coi là có ảnh hưởng nhất năm cho một nhân loại có bảy tỷ hai trăm triệu người. Về phương pháp, tờ tạp chí mời các biên tập viên của mình trên toàn thế giới chấm điểm theo bốn tiêu chuẩn: 1) nhân vật đó điều động được bao nhiêu người, 2) với ngân sách bao nhiêu tiền, 3) có ảnh hưởng toả rộng ra nhiều lãnh vực khác hay không, và 4) vận dụng ảnh hưởng như thế nào để thay đổi thế giới? Nói vắn tắt thì tờ báo chú ý đến dân số, tiền bạc, lãnh vực và ý chí tác động.

Cứ theo tiêu chuẩn đó thì nhờ dân số Mỹ đứng hạng ba, kinh tế và quân sự hạng nhất, với ảnh hưởng toàn cầu cùng công việc toàn thời và đa diện của một người lãnh đạo, Tổng thống Hoa Kỳ dễ chiếm bảng vàng hàng năm. Quả nhiên là Obama đứng đầu danh trạng trong mấy năm làm Tổng thống. Ngoại lệ là năm 2010, khi nhường hào quang cho Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc vì Hoa Kỳ bị chấn động tài chánh vào năm 2009.

Năm nay, 2013, Obama mất vị trí quyền lực số một. để Tổng thống Putin của Nga leo lên ngai.

Đáng chú ý là lời giải thích của tờ báo: "Putin đã củng cố việc kiểm soát nước Nga khi Obama lại quá sớm gặp cảnh "vịt què" của một Tổng thống hai nhiệm kỳ - thí dụ mới nhất là sự tèm lem của vụ chính quyền bị đóng cửa. Bất cứ ai nhìn vào cuộc cờ Syria hay vụ tiết lộ tin tức của cơ quan (tình báo điện tử) NSA đều thấy rõ động lượng của sự chuyển dịch quyền lực". (Hết trích dẫn)

Ngay sau đó, cuộc khảo sát hỗn hợp của hệ thống truyền hình NBC và tờ Wall Street Journal cho biết tỷ lệ tín nhiệm Obama đã sụt tới mức thấp nhất, chỉ còn 42% so với số thất vọng là 51%. Thấp nhất của sự nghiệp Tổng thống tính đến ngày 28 vừa qua. Trong thời gian tới, khi dân Mỹ khám phá thêm hậu quả của "quả lừa vĩ đại" - mượn chữ năm xưa của Lê Tất Điều – là đạo luật cải tổ chế độ bảo dưỡng y tế ACA, mức tín nhiệm vào Obama và toàn ban sẽ còn sụt nữa. Tờ Forbes chưa đếm chuyện ấy.

Trở lại hào quang của Putin. Ông ta hiểu ra quy luật "sai lầm của đối thủ là cơ hội của mình".

Sau khi uốn éo rồi tuột tay về chuyện Syria – có vượt lằn ranh không, do ai vẽ ra mà lại chối, tưng bừng phát pháo rồi âm thầm tháo chạy – Obama cho Putin cơ hội chứng minh cùng lúc mấy chuyện.

Thứ nhất, Hoa Kỳ không mạnh mà cũng thiếu khả tín, chẳng đáng sợ mà cũng không đáng tin. Thứ hai, Liên bang Nga mới có thực lực, từ vùng ngoại vi truyền thống là Trung Âu, mở rộng đến tận Trung Đông - các nước mơ tưởng chuyện chống Nga như Ba Lan hay Turkey hãy cảnh giác! Thứ ba, sau chuyện WikiLeaks, việc Edward Snowden trong tay Putin tiếp tục tiết lộ tin tức về NSA cho truyền thông sốt sắng loan tải càng gây bất mãn cho các đồng minh của Hoa Kỳ, từ Âu Châu đến Nam Mỹ. Từ Pháp, Đức, Tây Ban Nha tới Brazil – và sau này nữa....

Là bậc kỳ thủ trước một tay mơ, Putin còn xác định tư thế của Liên bang Nga qua bài xã luận Tháng Chín trên tờ New York Times. Hoa Kỳ chẳng có gì là siêu hạng và nên khoanh tay học bài. Nga mới là cường quốc có khả năng dàn xếp thiên hạ sự....


Vì thế Putin mới đội hào quang của tờ Forbes. Lần lượt đứng sau là Obama, Tổng bí thư Tập Cận Bình, Đức Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Đức Angela Merkel rồi mới đến Bill Gates.... Nhờ hào quang sáng loé, Putin mong là thiên hạ khỏi thấy nhiều mảng tối ở sau lưng và dưới gối.

Không muốn theo đám đông hồn nhiên ngợi ca thế lực ảo thì ta nên soi vào khoảng tối đó.

Liên bang Nga chỉ là quốc gia thuộc loại "Đệ Tam Thế Giới", sống nhờ sản xuất và xuất cảng nguyên nhiên vật liệu. Với lợi tức đồng niên một đầu người là dưới 15 ngàn đô la, dân Nga chỉ có mức sống trung bình, mà cũng chẳng thíết sống nên dân số co cụm dần.

Dù kiếm bạc nhờ bán năng lượng, kinh tế Nga vẫn trì trệ, chỉ đạt tăng trưởng có 1,8% và tiếp tục suy trầm trong nhiều năm tới. Đà tăng trưởng 3-4% của những năm trước chỉ là vang bóng.

Đã vậy, sức bật nhờ dầu khí còn giảm dần vì cuộc cách mạng âm thầm về năng lượng. Công nghệ phát triển khí lỏng và gạn cát ra dầu và khí đốt là sức cạnh tranh mới, với vai trò của một đại gia là Hoa Kỳ, đã thay đổi cuộc cờ sinh tử của Nga. Tất nhiên, đòn "Khí công" của Mỹ không nhắm vào nồi cơm của Putin mà cũng chẳng là công lao của Obama.

Nhưng vì 50% ngân sách của Nga tùy thuộc vào dầu (80%) và khí đốt (20%), nếu giá dầu mà sụt dưới 90 đô la một thùng thì Putin hết múa! Người ta đã thấy chuyện ấy vào năm 2009 – mà đã quên.

Cũng như đã quên rằng từ năm 2010 trở về sau, Liên bang Nga đã gặp nhiều biến động xã hội, dội lên thượng tầng chính trị và thách đố quyền lực của Putin. Chuyện hãn hữu cho bậc cứu tinh đứng hàng đại bá có thể kiểm soát được truyền thông báo chí.

Đã vậy, người ta ít chú ý đến tình trạng nổi loạn chống di dân và người Hồi giáo, với phản ứng dội ngược là những vụ bạo động hay đánh bom của các nhóm dân quân Hồi giáo và di dân ở bên ngoài khu vực Caucasus cố hữu.

Khi tờ Forbes tiến hành khảo sát, có lẽ người ta quên rằng Volvograd bị đặt bom vào ngày 21 vừa qua khiến sáu người thiệt mạng, mấy chục người bị thương. Hung thủ đánh bom tự sát có thể là một phụ nữ Hồi giáo của xứ Dagestan đang đòi ly khai. Volvograd nằm không xa Sochi, thành phố ven biển Hắc Hải, nơi sẽ tổ chức Thế vận hội mùa Đông, vào năm tới.

Nếu nhìn lại cho kỹ thì ta có thể thấy ra mâu thuẫn trong/ngoài và gần/xa của nước Nga.

Sau 15 năm lãnh đạo - với ấn tín Thủ tướng (1999-2000), rồi Tổng thống hai nhiệm kỳ (2000-2008), rồi Thủ tướng (2008-2012) rồi lại Tổng thống từ Tháng Năm 2012, chuyện khá bi hài - Putin đã thấy hào quang lợt sắc trên một hệ thống chính trị tê liệt còm cõi. Nhìn về tương lai thì các phần tử ưu tú có thể tạo ra sự thay đổi cho khá hơn đều nản chí. Hoặc chỉ còn lo thu vén cho quyền lợi riêng. Bên dưới là nạn suy trầm kinh tế và phân hóa xã hội.

Vì hoàn cảnh đó, Liên bang Nga chỉ có cái thế đại cường là với thế giới, chứ thực lực bên trong thì đã tan loãng. Nhờ sự vụng dại của Obama, Putin có thể mượn hào quang bên ngoài để che phủ nhược điểm bên trong.

Cũng được một vài trống canh.

Sau đó, nếu có buồn vì sự đời nghiêng ngửa thì Putin có thể tìm vòng tay an ủi của Tập Cận Bình, người quyền thế số ba, cũng đang ngổn ngang chuyện kinh tế, năng lượng, động loạn xã hội và dân Hồi giáo đòi ly khai với đòn khủng bố, v.v....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.